Các tiếp liệu về thuốc chủng cúm năm 2020, đã đến các dược phòng trên khắp nước Úc.
Dược sĩ Danielle Cummings, làm việc tại Terry White Chemmart ở Melbourne.
Bà cho biết, với loại coronavirus gây nhiều lo lắng về mặt y tế cho công chúng Úc, thì các nhân viên hiện chờ đợi các yêu cầu chưa từng có.
“Chúng ta chứng kiến sự gia tăng về các nhu cầu trong năm nay, bởi vì điều rất quan trọng là tự bảo vệ chính mình khỏi virus bệnh cúm và không tạo gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế, với các trường hợp đang chờ đợi về coronavirus".
"Chúng tôi thường khuyến khích bệnh nhân chủng ngừa cúm vào mùa thu, vốn sẽ bảo vệ cho họ vào lúc đỉnh điểm của mùa cúm, thường vào giữa tháng 6 và tháng 9”, Danielle Cummings.
Được biết hồi năm rồi, có 313 ngàn người Úc bị cúm và có 900 người chết.
Bác sĩ Danielle McMullen là Phó chủ tịch chi nhánh New South Wales của Hiệp hội Bác sĩ Úc gọi tắt là AMA, cho biết có thể có trường hợp một người nhiễm cả hai loại, cảm cúm thông thường và coronavirus cùng lúc.
“Hai ca nhiễm bệnh có các triệu chứng khá giống nhau và cả hai có thể nguy hiểm với người cao niên, các bé sơ sinh và những người có các bệnh khác. Vì vậy năm nay, xin hãy đi chủng ngừa cúm”, Danielle McMullen.
Bộ Y Tế trấn an mọi người khi cho biết, có một số lượng lớn lao về thuốc chủng vào mùa cúm.
Bộ đề nghị mọi người, từ 6 tháng tuổi trở lên, nên đi chủng ngừa cúm.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu y tế cho biết, có ít hơn phân nửa người dân Úc nghe theo lời khuyên đó.
Bà Holly Seale là giảng viên cao cấp tại ngành Y tế Công cộng và Y tế Cộng đồng thuộc đại học New South Wales, cho biết.
“Những gì chúng ta nhắm đến, là có khoảng 75 phần trăm những người chủng ngừa bệnh cúm, vì vậy chúng ta có thể làm tốt hơn nữa".
"Tại sao chúng ta không làm được như vậy? Bởi vì những người đó có thể là cha mẹ chúng ta, có thể là những chăm sóc cho các bậc cao niên, hay có thể là đồng nghiệp tại chỗ làm, vốn là người hiện trấn áp việc miễn nhiễm, họ không biết ai là người có thể lan truyền bệnh cúm".
"Là một cộng đồng, đó là lý do vì sao chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau về phương diện nầy”, Holy Seale.
Theo Chương trình Chủng Ngừa Quốc gia của chính phủ liên bang, có nhiều người Úc được miễn phí trong việc chủng ngừa cúm.
Những người nói trên bao gồm, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người 65 tuổi hay trên nữa, người Thổ dân và dân bán đảo Torres, cùng với những người mắc bệnh dai dẳng dẫn đến bị nguy cơ cao về biến chứng cảm cúm.
Còn những người khác, thì một liều chích ngừa cúm có sẵn tại tiệm thuốc tây và phòng mạch bác sĩ gia đình, với giá từ 10 đến 25 đô la.
Và trong khi cả thế giới chờ đợi thuốc chủng ngừa coronavirus, Bác sĩ Seale cho biết cách ngăn ngừa tốt nhất mà chẳng tốn hao chi cả.
“Hãy chắc chắn quí vị rửa tay, che miệng khi ho, đó là những chiến thuật để tự bảo vệ chống lại COVID hay loại virus nào mới vào lúc đó”, Holy Seale.
Trong khi đó, các công nhân công nhật casual hiện đối phó với tình trạng bất định về tài chính, do coronavirus mang tới.
Và trong lúc dịch bệnh tác động mạnh mẽ về mặt kinh tế lẫn sức khỏe của công nhân, có những lời kêu gọi nên bảo vệ tốt hơn cho những người bị nguy hiểm nhất.
Bà Ronnie Wang làm việc tại Hội Phụ nữ Á châu Nơi Làm Việc, một tổ chức có trụ sở tại Sydney hỗ trợ cho phụ nữ di dân có công việc trả lương thấp.
Bà cho biết đa số thành viên gồm 2 ngàn người đến từ Trung quốc và làm việc như những công nhân công nhật casual.
“Một số người mất việc chỉ vì coronavirus, bởi vì họ làm việc trong nhà hàng và hảng xưỡng với tư cách là casual và họ chẳng có quyền lợi nào cả”, Ronnie Wang.
“Nếu ngã bệnh, họ bị buộc cách ly hay họ bị bệnh với loại coronavirus, chuyện đó khiến họ không thể làm việc được. Họ không thể cuối cùng gặp bất lợi. chỉ vì chuyện như vậy”, Lori Anne Sharp.
Có đến 3,3 triệu người Úc làm việc với các công việc không ổn định, như casual, bán thời hay làm theo hợp đồng.
Điều nầy có nghĩa là, cứ 3 công nhân thì có một người không được hưởng các quyền lợi như nghỉ bệnh.
Trong lúc coronavirus hoành hành, mà mọi người lo lắng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Úc, việc nầy lại làm cho mọi chuyện càng tệ hại hơn cho những công nhân nầy.
Bà Sally McManus, Tổng Thư Ký Tổng Công Đoàn Úc châu ACTU nói rằng các ngành kỹ nghệ lệ thuộc nặng nề vào công nhân công nhật casual như du lịch, đại học và lữ hành đã bị ảnh hưởng rất nhiều.
“Cuộc khủng hoảng nầy mang lại sự tranh đấu từng ngày cho các công nhân công nhật, casual".
"Sự kiện là họ chẳng biết có bao nhiêu giờ có thể nghỉ phép và có thể bị cho nghỉ luôn bất cứ lúc nào, sự kiện là nhiều người phải làm việc tại nhà trong nhiều tuần lễ’ rồi cuối cùng chẳng được trả lương, trong khi họ chẳng có ngày phép nào cả”, Sally McManus
Tại Anh quốc, Thủ tướng Boris Johnson đưa ra luật lệ khẩn cấp, để bảo đảm bất cứ công nhân nào, bị buộc phải nghỉ vì coronavirus, sẽ không bị mất tiền nghỉ bệnh.
Bà Lori Anne Sharp là Tổng Thư Ký Liên đoàn Y Tá và Hộ Sinh Úc châu, kêu gọi nên có luật lệ tương tự cho các công nhân casual tại Úc, vốn ngày càng tiếp cận nhiều với virus.
“Nếu ngã bệnh, họ bị buộc cách ly hay họ bị bệnh với loại coronavirus, chuyện đó khiến họ không thể làm việc được. Họ không thể cuối cùng gặp bất lợi. chỉ vì chuyện như vậy”, Lori Anne Sharp.
Trong một thông cáo, Tổng trưởng về Quan hệ Kỹ nghệ Christian Porter cho biết, chính phủ sẽ cộng tác với nghiệp đoàn, hiệp hội chủ nhân và các thành phần liên quan, để bảo đảm trách nhiệm cũng như hiểu biết rằng, người dân Úc được bảo vệ chống lại coronavirus.
Tổng Công Đoàn Úc châu ACTU cho biết, lực lượng lao động trở nên quá phụ thuộc vào công nhân phù động và kêu gọi, nên có phương sách dài hạn cho vấn đề nầy.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại