Ông Behrouz Boochani vừa cử hành sinh nhật thứ 37 và nay ông được hoàn toàn tự do, sau khi nhận được tư cách tỵ nạn tại Tân Tây Lan.
Hồi năm rồi, ký giả người Iran gốc Kurd đã rời Papua Tân Ghinê để nói chuyện trước một đại hội văn bút tại Christchurch.
Ông bị giam giữ trên đảo Manus, đã nhận được hai giải thưởng văn chương trong đó có một giải với số tiền lớn nhất tại Úc, của Thủ Hiến Victoria trao tặng.
Ông là người Iran gốc Kurd với quyển sách đầu tay có tựa là ‘ No Friend But the Mountains: Writing from Manus Prison’ tạm dịch là ‘Không Có Bạn Mà Chỉ Có Núi Rừng: Viết Từ Trại Giam Manus’ ghi lại quãng đời bị giam giữ của ông.
Nay ông cho SBS News biết ông cảm thấy nhẹ nhõm, khi cuộc hành trình lâu dài cuối cùng đã kết thúc.
“Tôi cảm thấy như kết thúc một chương trong cuộc đời tôi và khởi đầu một chương mới”, Behrouz Boochani.
Ông nầy đã ở trong hệ thống giam giữ di trú của Úc ở hải ngoại trong nhiều năm.
Ông vẫn còn giận dữ vì bạn bè ông vẫn còn bị giữ trong trại giam di trú, vì họ vẫn đối diện với một tương lai vô định.
“Đó quả là một thảm kịch và cũng là lý do vì sao tôi không dám chắc. Chỉ cần nhìn lại chính tôi như một phần của cuộc tranh đấu nầy, thì chúng ta có rất nhiều. Tôi muốn nói đó là người tỵ nạn và những người tranh đấu chống lại hệ thống áp bức nầy và tôi là một trong số đó”, Behrouz Boochani.
"Tổ chức Amnesty đã tranh đấu mạnh mẽ để bảo đảm các cách thức thay thế nầy được thực hiện và đưa ông Behrouz đến Tân Tây Lan, đây là một thí dụ khác về các cách thức thay thế vẫn tồn tại”, Tim O'Connor.
Được biết nhóm tranh đấu cho nhân quyền là Ân Xá Quốc Tế đã ca ngợi Tân Tây Lan, vì đã cho nhà văn nầy việc bảo vệ thường trực.
Ông Tim O’Connor thuộc Ân Xá Quốc Tế nói rằng, tổ chức nầy vẫn tranh đấu cho những người bị kẹt tại Papua tân Ghinê và Nauru.
“Chắc chắn đây là dịp ăn mừng cho Behrouz, cũng như cho hệ thống tỵ nạn, thế nhưng vẫn còn những quan ngại lớn lao và mối nguy hiểm thực sự trong chính sách hiện nay của Úc, vốn vi phạm nhân quyền trong luật lệ quốc tế”, Tim O'Connor.
Tổ chức nầy kêu gọi chính phủ Úc hãy đưa hàng ngàn người tỵ nạn ở hải ngoại đến chỗ an toàn, để họ có thể tái lập cuộc sống.
Ông O'Connor cũng quan tâm đến những người bị kẹt trong hệ thống giam giữ nầy.
“Có những khó khăn lớn lao về tâm lý, những người tỵ nạn cần được đến chốn an toàn và có nhiều cách thức thay thế".
"Tổ chức Amnesty đã tranh đấu mạnh mẽ để bảo đảm các cách thức thay thế nầy được thực hiện và đưa ông Behrouz đến Tân Tây Lan, đây là một thí dụ khác về các cách thức thay thế vẫn tồn tại”, Tim O'Connor.
Trong khi đó, Trung tâm Tài nguyên Người tầm trú nói rằng, trường hợp của ông Boochani cho thấy có một cơ hội để định cư họ tại Tân Tây Lan.
Thượng nghị sĩ Đảng Xanh là ông Nick McKim nói rằng, quyết định của Tân Tây Lan cho thấy tình cảm nhân ái thực sự của một chính phủ.
Còn Bộ Di Trú Tân Tây Lan nói rằng, ông Boochani được nhìn nhận là một người tỵ nạn theo Công Ước năm 1951, liên quan đến tình trạng của người tỵ nạn và Hiệp Ước năm 1967.
SBS có liên lạc với Bộ Nội An Úc để bình luận về chuyện nầy.
Ông Boochani hiện làm việc với đại học Canterbury ở Tân Tây Lan và ông dự tính sẽ tiếp tục viết văn.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại