Nhân viên chăm sóc cao niên lên tiếng về các quan ngại về việc sử dụng thuốc men

An elderly patient’s hands in Sydney

An elderly patient’s hands in Sydney Source: AAP

Một cuộc điều tra do SBS News thực hiện tìm thấy, có những quan ngại về việc sử dụng thuốc men trong các viện dưỡng lão trên toàn quốc. Các nhà nghiên cứu và nhân viên y tế cho biết, vấn đề còn đi xa hơn khi sử dụng loại thuốc chống rối loạn tâm thần cho các bệnh nhân và cần được giải quyết vấn đề một cách khẩn cấp.


Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Chăm sóc Cao niên bắt đầu hoạt động vào năm 2018.

Vị Tổng Trưởng phụ trách các vấn đề cao niên thời bấy giờ là ông Richard Colbeck cho biết, mục tiêu của Ủy ban là rất rõ ràng.

“Chúng tôi kêu gọi triệu tập Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Người Cao niên vì một lý do, chúng tôi muốn có một cuộc điều tra pháp y về tất cả các hệ thống chăm sóc cao niên, vốn là một lãnh vực chưa được thực hiện dưới hình thức một Ủy ban Hoàng gia trong nhiều thập niên qua, cũng như qua nhiều thế hệ", Richard Colbeck.

Những gì mà cuộc ‘khám nghiệm pháp y’ tìm thấy, là bằng chứng phổ biến về sự bỏ bê và lạm dụng trong lãnh vực chăm sóc cao niên, với thuốc men là một trong ba mối quan tâm hàng đầu.

Việc thực hành hạn chế hóa chất, đã thu hút nhiều tiêu đề thời điểm đó.

Tiến sĩ Pene Wood từ Trung tâm John Richards về Nghiên cứu Lão hóa Nông thôn, tại Đại học La Trobe cho biết, đây vẫn là một vấn đề đang tiếp tục.

“Vấn đề lớn lao đối với tôi là việc sử dụng thuốc men để trấn an bệnh nhân, chỉ nhằm giúp cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn".

"Việc nầy lẽ ra không diễn ra, thế nhưng vẫn tiếp diễn và tôi thấy chuyện nầy xảy ra luôn luôn”, Pene Wood .

Trong khi đó nhiều người khác nói rằng, vấn đề không chỉ là về loại thuốc được đưa ra, mà là cách nó được sử dụng.

Ông Paul Versteege từ Hiệp hội Hưu Bổng và Hưu Trí Kết Hợp nói với Ủy ban Hoàng gia vào năm 2019, đây là trường hợp các y tá có đăng ký xử lý vấn đề thuốc men.

Thế nhưng hiện nay nhân viên chăm sóc cá nhân, thường cung cấp thuốc cho người dân trong hộp thuốc được gọi là Webster.

Đó là một hộp nhỏ có các ngăn riêng biệt, nơi có thể bảo quản thuốc cho các ngày khác nhau trong tuần.

“Những loại thuốc cư dân cần dùng lẽ ra phải được y tá đưa cho họ, ít nhất là y tá đã đăng ký, trong một số trường hợp là y tá đã đăng ký".

"Nhưng khá thường xuyên và thực tế là nhân viên chăm sóc cá nhân đi xung quanh và xem xét, hôm nay là sáng thứ Ba nên bà Johnson lấy những viên thuốc trong cái hộp nhỏ đựng thuốc uống hàng ngày đó”, Paul Versteege.

Trong khi đó SBS News đã có thể xác minh rằng các hộp Webster, được biết đến như một cách thức hỗ trợ quản lý liều lượng thuốc men, được sử dụng khá phổ biến.

Thế nhưng Phụ tá giáo sư Maree Bernoth từ Đại học Charles Sturt nói rằng, hộp Webster và các cách thức hỗ trợ liều lượng khác, có thể rất có vấn đề.

Bà cho biết việc sử dụng chúng là vì mong muốn tiết kiệm tiền, chứ không phải để cải thiện cuộc sống cho cư dân.

“Tôi không thể nói tất cả, nhưng việc sử dụng gói webster là phổ biến, tôi có thể nói là phổ biến bởi vì sử dụng gói Webster có nghĩa là nhân viên chăm sóc hoặc nhân viên không có tay nghề có thể cho thuốc".

'Bởi vì tất cả những gì họ đang làm, là lấy thuốc ra khỏi gói và đưa nó cho người lớn tuổi lấy".

"Vì vậy, nó phải liên quan đến chi phí và với nhân viên, mà các y tá đã đăng ký sau đó đã được đưa ra khỏi vai trò đó”, Maree Bernoth.

Bà cho biết những người chăm sóc cá nhân, thường được biết là trợ giúp cho y tá hay trợ tá, ngày càng gia tăng trách nhiệm trong việc cho các loại thuốc phức tạp, cho các cư dân có thể gặp nguy cơ.

“Có tới 63% cư dân trong khu chăm sóc cao niên, dùng từ 9 loại thuốc trở lên mỗi ngày".

"Giờ đây, những loại thuốc đó có phản ứng khác nhau, chúng tương tác với nhau theo cách khác nhau và chúng ở trong cơ thể người già, vì vậy khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc phản ứng rất cao".

'Ngoài ra người cho thuốc cũng phải theo dõi những phản ứng có hại của thuốc, nhưng nhân viên chăm sóc của chúng tôi không có kỹ năng và kiến ​​thức để làm điều đó”, Maree Bernoth.

Trong khi đó, bà Sue Walton là một trong các nhân viên chăm sóc cá nhân như vậy tại New South Wales.

“Nhiều năm trước, khi cựu Thủ Tướng John Howard đã thay đổi đạo luật về Chăm sóc Cao niên và mọi luật lệ không còn nữa".

"Vì vậy trong một khoảng thời gian và tôi đã phục vụ trong cùng một viện dưỡng lão trong 18 năm, chúng tôi mất đi các y tá có đăng ký".

"Các y tá đã đăng ký được chứng thực đã mất khả năng làm công việc của họ".

"Chúng tôi mất nhân viên dọn dẹp, những người trong bếp và giặt giũ".

"Tất cả mọi chuyện đổ vào cho bạn”, Sue Walton.

Bà cho biết trong nhiều thập niên bà phục vụ với tư cách là một trợ tá, việc thiếu hụt nhân viên có nghĩa là một số thuốc men được giao quá trễ, trong khi các nhân viên không có kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai lầm.

“Không phải ai cũng biết cư dân của họ, vì vậy, bạn có thể đi vào và vội vàng".

"Mặc dù có bức ảnh của các cư dân ở đó, y tá vào và nói 'Bà Jones', và rồi đi. Rồi y tá sẽ cho họ thuốc, nhưng đó có thể không phải là bà Jones".

"Bạn đang ở trong một cơ sở mà mọi người đang bối rối".

"Điều đó xảy ra, lại xảy ra khá thường xuyên".

"Họ sẽ cho họ sai thuốc, hoặc họ sẽ đưa thuốc đến nhầm cư dân”, Sue Walton.

Thế nhưng những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cao niên ít thấy vấn đề, với việc sử dụng các thiết bị dùng thuốc.

Ông Paul Sadler đến từ Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và cộng đồng,một nhóm đại diện cho một loạt các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi quan trọng.

“Vấn đề hết sức phổ biến và việc sử dụng nhân viên chăm sóc cá nhân được đào tạo về thuốc men, để quản lý thuốc từ hệ thống Webster hoặc các hệ thống tương tự, là một thông lệ tốt đẹp".

"Có lẽ đã 15, 20 năm kể từ khi các y tá có đăng ký, thực hiện việc sử dụng thuốc trong dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và chúng tôi cần các y tá có đăng ký của chúng tôi, sẵn sàng để quản lý các phức tạp lâm sàng, không chỉ là phân phát thuốc cho những người bên giường bệnh, mà có thể được thực hiện một cách an toàn, bằng cách sử dụng các phương tiện hỗ trợ quản lý thuốc như hệ thống Webster”, Paul Sadler.
"Tôi muốn nêu lên một vấn đề với chuyện nầy và tại sao chuyện nầy không được giải quyết ?. Tôi không biết đó là việc của bác sĩ hay viện dưỡng lão”, Pene Wood.
Trong khi đó các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thống tổng thể về vấn đề trách nhiệm đối với nhu cầu chăm sóc của cư dân, đang được cải thiện.

Còn đối với bà Maree Bernoth, việc bảo đảm cho các cư dân có loại thuốc phù hợp với tình trạng của họ có thể là một vấn đề, nếu không có sự chăm sóc liên tục.

“Một ​​vị cao niên có thể được nhận vào cơ sở chăm sóc với các loại thuốc có thể phù hợp khi họ ở trong cộng đồng, nhưng họ không nhất thiết phải được xem xét khi họ đến cơ sở chăm sóc cao niên".

'Ngoài ra, họ có thể không thể sử dụng cùng một bác sĩ đa khoa mà họ đã có, có thể phải đổi sang bác sĩ đa khoa đến thăm cơ sở chăm sóc người cao tuổi".

"Hiện nay, do các bác sĩ đa khoa của chúng tôi rất bận, nên thường mất một khoảng thời gian trước khi bác sĩ có thể đến thăm, đánh giá và viết ra đơn thuốc cho người cao tuổi”, Maree Bernoth.

Còn Tiến sĩ Pene Wood cho biết nếu tình trạng một số người thay đổi, thì việc sử dụng hộp Webter khó có thể điều chỉnh được.

“Tôi đoán là không phải lúc nào cũng dễ dàng làm điều đó nhanh chóng".

"Thuốc phải được đóng gói lại bởi nhà thuốc".

"Một bác sĩ đến vào cuối ngày, thay đổi loại thuốc, nhưng hiệu thuốc lại không mở cửa”, Pene Wood.

Được biết chính phủ liên bang có nhiệm vụ giám sát các viện dưỡng lão trên toàn quốc Úc.

Thế nhưng bà Sue Walton nói rằng, nhiều cơ sở biết được khi nào một thanh ra đến nơi và họ chuẩn bị chu đáo.

Bà cho biết, đó là chuyện thông báo về việc thanh tra, chứ không chắn chắn rằng nhân viên có đủ tài nguyên cần đến, để chăm sóc cho các cư dân một cách thích hợp.

“Ngay cả khi các thanh tra không báo trước là họ đến, tôi không biết làm thế nào các nhà cung cấp dịch vụ biết trước, là họ sẽ gởi người đến hàng tuần lễ trước, để chắn chắn là mọi giấy tờ đều đúng thực".

"Họ bảo các nhân viên làm việc gấp đôi, để bảo đảm rằng khu vực được hoàn hảo".

"Mọi thứ trong tủ lạnh được dán nhãn, mọi chuyện đều hoàn tất".

'Vì vậy khi thanh tra đi vào, thì mọi thứ đều hoàn hảo”, Sue Walton.

Còn Tiến sĩ Wood nói rằng, có rất ít động lực cho các viện dưỡng lão, để bảo đảm việc cải tiến được thực hiện.

Bà nói rằng, việc xem xét thuốc men thường xuyên được tiến hành.

Thế nhưng theo kinh nghiệm riêng, bà cho biết không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, bất kỳ thay đổi thuốc men được đề nghị hoặc đặt hàng nào.

“Thật thú vị, tôi có thể thực hiện đánh giá 12 tháng một lần, và thường thì tôi sẽ đến sau 12 tháng và không có gì thay đổi".

"Tôi muốn nêu lên một vấn đề với chuyện nầy và tại sao chuyện nầy không được giải quyết ?".

'Tôi không biết đó là việc của bác sĩ hay viện dưỡng lão”, Pene Wood.

Được biết tính chất phức tạp của nhu cầu chăm sóc và thiếu trách nhiệm giải trình, là một trong những lý do tại sao nghiệp đoàn y tá cố gắng từ lâu, cho các tỷ lệ nhân viên phục vụ.

Tỷ lệ áp dụng cho các viện dưỡng lão do chính phủ quản lý ở nhiều tiểu bang của Úc, thế nhưng lại không áp dụng cho các cơ sở tư nhân.

Một tỷ lệ tối thiểu bắt buộc, có nghĩa là một y tá có đăng ký phải được bố trí cho mỗi ca, để phù hợp với số lượng cư dân ở đó.

Ông Paul Sadler nói rằng, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sẽ rất vu,i khi bổ sung thêm nhân viên và cung cấp cho các y tá đã đăng ký nhiều giờ cho bệnh nhân hơn, nếu họ được chính phủ tài trợ.

Được biết Chính phủ liên bang đã được liên hệ, để đưa ra bình luận.

Bộ Y tế đã trả lời cho SBS, với việc hướng dẫn quản lý thuốc men cho các nhà chăm sóc người cao tuổi, cụ thể là nguyên tắc 15, trong đó xác nhận thuốc hỗ trợ với liều lượng được sử dụng rộng rãi, đề cập đến các hạn chế và thảo luận về thời hạn sử dụng của các loại thuốc men, được đưa vào các hộp đựng thuốc webster.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share