Đó là báo động về một cuộc không kích, như thông báo cũng vừa nói đó. Tất cả chúng ta đi cuống hầm tránh bom. "Chúa ơi, một lần nữa, xin Ngài thương xót cứu giúp chúng con". Đó là những gì tôi nhận được từ dì và gia đình tôi hàng ngày. "
Kateryna Argyrou người Úc gốc Ukraina đang mở lại tin nhắn từ gia đình cô ở Ukraina’s Lviv gởi cho cô.
Lviv, thành phố ở phía tây Ukraine gần với biên giới Ba Lan đang sống chết chống trả lại cuộc xâm lược của Nga.
Kateryna nói rằng cô vô cùng lo lắng cho người thân của mình có thể sống chết bất cứ lúc nào.
"Tôi đang sống với những cuộc điện thoại hàng ngày với các thành viên trong gia đình. Buổi sáng của tôi bắt đầu với việc kiểm tra không chỉ để xem họ có ổn hay không mà còn coi là họ còn sống hay không, ai còn ai mất. Thật là quá khó."
Ông bà của bà Argyrou - hiện đã 80 tuổi - sống trong một tòa nhà cao tầng mà không có thức ăn hoặc nước uống và trong tình hình mùa đông lạnh cóng. Khi báo động không kích vang lên, cư dân trú ẩn trong tầng hầm, còn khi hầm đầy người thì mạnh ai nấy tìm chổ trú bom ở bất cứ đâu họ có thể - trong bồn tắm hoặc tủ quần áo.
"Thật đau lòng, vì tôi không thể làm gì để giúp họ. Và tôi biết rằng họ đang trải qua khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời. Mặc dù tôi đã đề nghị giúp họ làm visa, giúp họ đi qua biên giới, giúp họ tìm chuyến bay và đưa họ đến đây. Tất cả đều nói, cảm ơn cháu rất nhiều, nhưng cần có ai đó ở lại và chiến đấu chứ."
Gia đình bà Argyrou đã sống sót sau nhiều thập niên bị Nga áp bức.
Ông nội cô là người theo Công giáo Hy Lạp đã bị đưa đi giam giữ cải tạo trong một trại lao động ở Khazakstan. Tại đây ông gặp gặp bà nội cô cũng bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo của họ.
"Ông bà tôi là những người lao động. Ông bà tôi thực sự có một cuộc sống rất nhọc nhằn. Họ gặp nhau trong một trại lao động ở Khazakstan, vì thể hiện tự do tôn giáo và giúp đỡ người khác, vì đi nhà thờ và tham dự các buổi lễ tôn giáo vào thời điểm đó, họ bị chế độ Xô viết vào thời điểm đó truy tố và bắt đưa đi lao động cải tạo. Bà Nội tôi bị đưa đi cải tạo lao động hết 9 năm ở Kazakhastan còn ông nội tôi thì bị ở đó ba năm. Hai ông bà đã có có những năm tháng cùng cực ở ở Kazakhstan và tôi cảm thấy rằng khi được tham gia vào cộng đồng người Ukraine ở đây và làm điều gì đó cho Ukraine là cách họ thể hiện ý muốn và tình yêu của họ đối với đất nước Ukraine và những gia 1tri5 mà vì nó họ bị giam cầm và bây giờ là chiến tranh."
Với tư cách là đồng chủ tịch của Liên đoàn Úc của các tổ chức Ukraine, bà Argyrou đang nỗ lực hỗ trợ những người phải di tản do cuộc xâm lược hiện nay - bằng cách gửi viện trợ ra nước ngoài.
"Sáng kiến mới nhất của chúng tôi là chúng tôi đã nhận được hai danh sách từ bộ quốc phòng Ukraine về những vật liệu y tế mà họ cần thiết, thông qua đại sứ quán. Chúng tôi đã có các công ty như Qantas cũng như các công ty hậu cần giúp chúng tôi vận chuyển. Chúng tôi có các công ty kho bãi cùng tham gia và mọi thứ diễn ra rất nhanh chóng và đồng bộ khi chúng tôi đề xuất những yêu cầu này do đó mà trong vòng một hoặc hai tuần tới chúng tôi đã có thể chuyển hàng đi."
Các khoản đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp Úc rộng lớn hơn cũng đang được thúc đẩy.
Sam Nickless là Giám đốc điều hành của công ty pháp lý doanh nghiệp Úc, Gilbert và Tobin.
"Công ty luật của chúng tôi đã quyên góp 100.000 đô la cho UNICEF và chúng tôi cũng đã mở rộng để thu xếp các khoản quyên góp của nhân viên cho trường hợp tương tự. Chúng tôi cũng đang cung cấp hỗ trợ an sinh cho cộng đồng Ukraine địa phương ở Úc."
Một số người khác cũng đang hỗ trợ tái định cư cho những người Ukraine phải di tản, như bà Argyrou giải thích
"Sự hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp Úc rất là đáng kính nể. Chính phủ Úc đã cấp hơn bốn nghìn rưỡi thị thực cho người Ukraina. Chúng tôi biết rằng khoảng 700 người đã đến. Chúng tôi đang làm việc rất chặt chẽ với Bộ Nội Vụ để bảo đảm rằng chúng tôi xác định được những người này và cung cấp sự hỗ trợ mà họ cần."
Các doanh nghiệp nào mà giờ vẫn còn đang hoạt động ở Nga cũng là mục tiêu của các cuộc biểu tình, ở đây ngay tại Úc và trên toàn thế giới.
Tuần này, một cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Chatswood ở Sydney tại các văn phòng của Pepsi.
Chris Holley của Tổ chức Ân xá Quốc tế Australia giải thích.
"Cộng đồng Ukraine đang kêu gọi cộng đồng Pepsi ngừng công việc của họ ở Nga và không kinh doanh ở Nga nữa. Vào lúc này Nga vẫn tiếp tục dội tấn công và gây hấn ở Ukraine, từ chối quyền con người và đang giết chết những người dân vô tội ngay trong nhà của họ,các doanh nghiệp phải có quan điểm đạo đức về điều đó."
Kateryna Argyrou cho biết đây là một phần của phong trào toàn cầu.
"Các nhà hoạt động ở Ukraine đã tập hợp một danh sách các công ty hoặc vẫn đang hoạt động ở Nga hoặc từ chối rời khỏi Nga. Và hàng ngày hoặc hàng tuần, có một nỗ lực liên kết trên toàn cầu về trụ sở của các công ty này ở các thành phố khác nhau và các quốc gia khác nhau và để bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi cũng như phản đối việc họ tiếp tục hoạt động ở đó."
Vasyl Boroviak là một người Úc gốc Ukraine sống ở Sydney và sở hữu một chuỗi cửa hàng cà phê ở Ukraine - chuỗi cửa hàng này hiện trở thành hậu cần đang giúp nuôi quân đội Ukraine. Chuyên gia về IT cũng biết về hoạt động trực tuyến ở Úc, nhắm vào các bộ nhóm tuyên truyền cho Nga.
"Họ có quyền truy cập vào một công cụ đặc biệt, theo dõi các mạng xã hội. Họ đang tìm kiếm các bài đăng và bình luận ủng hộ chiến tranh, xác định được rồi thì nhóm giúp Cảnh Sát Liên Bang AFP truy tìm những người ủng hộ chiến tranh ở Úc."
Kateryna Argyrou nói rằng tất cả sự hỗ trợ - dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp người Ukraine đứng vững.
"Những người ở đó không sợ hãi. Họ rất lạc quan. Họ duy trì và mỗi ngày đều nói rằng họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này bởi vì họ không phải là những tên lính đánh thuê bắn ai đó họ nói rằng họ có mục đích và đang chiến đấu cho mục đích đó. Họ muốn có họ có quyền lựa chọn con đường của riêng mình, dù gia nhập NATO, gia nhập EU, điều đó không quan trọng. Họ muốn có thể tự quyết và họ cũng muốn duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của mình."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung