Những hệ lụy của việc đánh bắt hải sản trái quy định

Shellhabour

Sò lông ở Shellhabour Source: Supplied by Tony Nguyen

Một thành viên của đội bảo vệ thiên nhiên Shellharbour, anh Tony nói rằng hình ảnh của cộng đồng người Việt bị ảnh hưởng trực tiếp do hành động của một số người bắt sò ốc vô tội vạ dọc theo bờ biển cách Sydney khoảng 2 giờ lái xe về hướng Nam.


Phải nói nước Úc được ưu đãi với nắng ấm quanh năm và quang cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và phong phú. Một trong những thú vui của nhiều người Úc là câu cá, lượm ốc, bắt sò.

Tuy nhiên mặc dù luật lệ ở Úc trong việc đánh bắt hải sản để giải trí rất nghiêm ngặt, nhưng thỉnh thoảng vẫn có người bị phạt hoặc đưa lên mặt báo vì đánh bắt không đúng quy định.

Điều đáng nói ở đây là, do không biết luật, hoặc cố tình khai thác thương mại, tình trạng đánh bắt bừa bãi đã làm cho người dân địa phương rất phiền lòng. 

Thậm chí tại một số nơi, ví dụ như ở , cách Sydney khoảng 2 giờ lái xe, người dân đã phải tự thành lập đội bảo vệ thiên nhiên để đối phó với những đội quân bắt ốc bắt sò, trong đó có khá nhiều người Việt.

Hướng dẫn trả lệ phí

Theo luật đánh bắt hải sản tại NSW, kể cả nước ngọt và nước mặn, người dân khi đi đánh bắt cần phải chứng minh đã trả lệ phí Câu cá Giải trí theo quy định tại NSW (Recreational Fishing License).

Bất kể dùng hình thức đánh bắt nào, ví dụ như là dùng dây câu (cần câu hoặc dây câu cầm tay), dùng lao đánh bắt, thu lượm bằng tay đào xới, bơm, bẫy và dùng lưới bắt tôm cua đều cần phải trả lệ phí Câu cá Giải trí.

Lệ phí cho mỗi một người (không dùng chung cho nhóm) phải trả như sau: $7 cho ba ngày, $14 cho một tháng, $35cho một năm và $85 cho ba năm. Bắt hải sản đem bán là bất hợp pháp với loại giấy phép Câu cá Giải trí.

Hướng dẫn về việc Câu cá Nước ngọt/Nước mặn Giải trí tại NSW có ở website của Bộ Ngư Nghiệp ()

Vì sao đánh bắt theo quy định

Để bảo đảm việc đánh bắt cá được bền vững, lành mạnh để những thế hệ tiếp theo vẫn còn giữ môi trường sinh thái để tiếp tục đánh bắt.

Khi tuân thủ các giới hạn về kích thước khiến cá sống tới lúc trưởng thành và hoàn tất chu kỳ sinh nở của chúng.

Trong khi giới hạn được về số lượng được bắt giúp bảo đảm mọi người được hưởng đồng đều nguồn tài nguyên và các loài cá không bị đánh bắt quá mức.

Tuân theo những luật lệ này sẽ giúp bảo tồn và duy trì việc bắt cá giải trí.

Có các quy định về chiều dài hợp lệ cho phần lớn các loại các nước ngọt và riêng biệt cho mỗi loại.

Chính các chiều dài cơ thể của những con cái này sẽ cho ta biết được kích thước dài phù hợp khi cá bắt đầu đẻ trứng, và nên cho các loại cá đẻ trứng để duy trì nòi giống ít nhất một lần trước khi chúng ta bắt chúng.

Bạn cần tham khảo thêm các phương pháp đánh bắt không hợp pháp. Các loại mồi câu cũng có quy định riêng.

Đánh bắt tôm càng cũng có những quy định khắt khe về vùng đánh bắt và kích thước.

Các loại hải sản ốc, sò, bào ngư

Bào ngư, tôm, sò, vẹm, ngao, cua, tiếu biển, tôm hùm, bạch tuột, hàu, tôm, tôm tích, sò điệp, cầu gai, mực ống, mực nang, ốc turban, ốc len… là những loại hải sản ưa thích của người Việt.

Tuy nhiên, những loại này cũng có những giới hạn về đánh bắt và kích cỡ nhằm để bảo đảm vẫn có đủ số lượng  giống khỏe mạnh và việc đánh bắt được chia sẻ công bằng với mọi người.

Đánh bắt hợp lý để vòng tuần hoàn sinh học đi đúng theo lộ trình của nó. Tuy nhiên có những quy tắc chung trong việc đánh bắt các loài này:

  • Không được bắt bạch tuộc tại các bãi đá ngoài biển tại NSW, hoặc ở cảng Sydney Harbour.

  • Phải thả ngay xuống nước các con tôm hùm, cua và tôm có trứng. Lấy trứng là phạm pháp.

  • Không được lột vỏ hoặc cắt xẻn bào ngư, tôm hùm đá, và ốc turban trong nước, trên mặt nước hoặc gần kề vùng sông nước.  

  • Không được lột vỏ hoặc cắt bất kỳ loài nào sống ở vùng interdial trong nước hoặc bất kỳ vùng nước nào, ngoại trừ việc làm mồi câu tại chỗ.

  • Cấm bắt hải sản trong các khu vực được bảo vệ.

Rủi ro về an toàn thực phẩm 

Có rủi ro về an toàn thực phẩm khi ăn các loài thủy sản có vỏ cứng như con hàu và con vẹm là các loại được kiểm soát qua việc theo dõi thường xuyên.

Nhiều chương trình đặc biệt được áp dụng trong các khu vực bắt thủy sản vỏ cứng theo diện thương mại, nhưng không áp dụng cho các khu vực bắt theo diện giải trí.

Do đó mọi người nên tránh ăn các loại thủy sản vỏ cứng mà mình bắt được.

Muốn biết thêm chi tiết về việc bắt thủy sản vỏ cứng để giải trí, quý vị hãy xem tại website của Nha thực phẩm NSW (), hoặc gọi số 1300 552 406.

Hãy báo cáo việc bắt cá bất hợp pháp cho phòng Ngư nghiệp gần nhất, hoặc gọi cho đường dây giám sát người câu cá (Fishers Watch Phoneline) theo số điện thoại 1800 043 536.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share