Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington tiên đoán con số tử vong vì COVID-19 tại Hoa Kỳ có thể tăng đến 170 ngàn người vào tháng 10 sắp tới.
Tiến sĩ Christopher Murray thuộc ngành y khoa của đại học nói trên nói rằng, các con số được biết theo sau một cuộc phân tích về lý do vì sao số tử vong lại tiếp tục gia tăng, sau khi giảm xuống vào giữa tháng 4.
Ông cho rằng mức độ tử vong sẽ gia tăng đáng kể, khi mùa hè ở Bắc Bán Cầu kết thúc.
“Nguyên nhân tiềm ẩn về các trường hợp tử vong gồm hai yếu tố: tốc độ tiếp xúc tăng đều, khả năng di chuyển cũng tăng đều đặn và khả năng tiếp tục nới lỏng các hạn chế trong suốt mùa hè, kết hợp với tín hiệu ngày càng rõ ràng rằng tính thời vụ là quan trọng".
"Điều đó dẫn đến sự bảo vệ cho đến đầu tháng 8 nhưng sau đó đảo ngược và chúng ta bắt đầu thấy sự gia tăng mạnh mẽ do tính chất thời vụ bắt đầu từ đầu tháng 9”, Christopher Murray.
Ông cho biết tử suất gia tăng sẽ diễn ra cho đến tháng 2 năm tới.
Trong khi đó, có đến nửa triệu người Mỹ khác đã mất việc và đây là mức thất nghiệp gia tăng hàng tuần lần thứ 10, khi đại dịch coronavirus tác động lên nền kinh tế có thời phát triển mạnh mẽ.
Hiện có hơn 40 triệu người Mỹ thất nghiệp kể từ tháng 3 năm nay.
Thông tín viên đài BBC tại Nữu Ước là bà Michelle Fleury nói rằng chỉ một vài tháng trước, công việc nhiều hơn là số người đi tìm việc làm, thế nhưng chuyện đó không còn nữa.
“Con số người mất việc bắt đầu chậm lại, thế nhưng chẳng có gì lạc quan khi một công việc có đến 4,6 người thất nghiệp tranh giành nhau chỗ đó”, Michelle Feury.
Trong khi đó tại Brazil, một số cửa hàng tại Rio De Janero được phép mở cửa lại, như một phần trong kế hoạch giảm bớt các biện pháp hạn chế, khi thành phố trở lại cuộc sống bình thường.
Brazil nằm trong số 3 quốc gia có mức tử vong và các trường hợp được ghi nhận nhiễm coronavirus cao nhất, thế nhưng nhà cầm quyền tại một số thành phố trong đó có Rio De Janero quyết định, nay là lúc giảm nhẹ các biện pháp hạn chế.
Cô hầu bàn tên là Lenny Oliviera nói rằng, chuyện này rất cần thiết.
“Việc này cần được giải quyết, do có nhiều người thất nghiệp, nhiều cửa hàng đóng cửa, đó là một thảm họa và nếu các biện pháp đóng cửa các cửa hàng tiếp tục lâu hơn, thì nó có thể dẫn đến hỗn loạn”, Lenny Oliviera.
Còn Liên Âu hiện kêu gọi chấm dứt việc cấm cửa biên giới giữa các quốc gia Âu Châu thuộc khu vực Schengen.
Trong khi biên giới bên ngoài của Liên Âu vẫn còn đóng kín cho đến nay, thì các hạn chế dần dần được giải tỏa vào đầu tháng 7.
Ngoại Trưởng Đức là Heiko Maas nói rằng, họ phải rất cẩn trọng khi tiến hành việc mở cửa.
“Nay chúng ta muốn mở cửa lại biên giới Liên Âu cho mọi người, thế nhưng đồng thời chúng ta phải tiếp tục đặt ra những giới hạn đối với virus".
"Đó là lý do vì sao hiện nay đó là điều quan trọng cho mọi người và cho mỗi chúng ta".
"Vì vậy lời kêu gọi của tôi là mọi người nếu đi du lịch hay vui hưởng kỳ nghỉ hè, thế nhưng phải cẩn trọng và có trách nhiệm".
"Chúng tôi muốn nghiêm túc trong việc hạn chế virus lây nhiễm lần nữa tại Đức và Âu Châu”, Heiko Maas.
Trong khi đó, giới chức y tế tại Ấn Độ hiện đối phó với đợt gia tăng các bệnh nhân, khi nước này báo cáo mức gia tăng kỷ lục với gần 10 ngàn trường hợp mới nhiễm COVID-19.
Con số này nâng mức lây nhiễm toàn quốc lên đến hơn 280 ngàn trường hợp, đứng hàng thứ năm trên thế giới, khi số tử vong vượt quá 8 ngàn người.
Tại thủ đô Tân Đề Li, phân nửa giường tại các bệnh viện công được dành cho các bệnh nhân nhiễm virus nay đã hết chỗ, trong khi các bệnh nhân bị bệnh nặng bị từ chối việc chữa trị.
Một người dân địa phương là Nitish Bhardwaj cho biết, người cha của ông chỉ được gặp bác sĩ có một lần kể từ khi nhập viện vì COVID-19.
"Cha tôi đã nhập viện tại đây hôm qua và đó là lý do vì sao tôi có mặt ở đây".
"Ông vào đây lúc 3 giờ chiều và một bác sĩ đến khám, rồi từ đó chẳng có một bác sĩ nào đến kiểm tra tình trạng của ông cả".
"Cha tôi 60 tuổi và có bệnh tim, ho nhiều và bị sốt”, Nitish Bhardwaj.
“Thật thú vị khi lắng nghe các câu chuyện của quí vị và tôi cảm thấy rất có ấn tượng về những gì quí vị đã đạt được. Tôi vui mừng khi có thể nói chuyện cùng quí vị hôm nay”, Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị.
Trong khi đó, Bộ Trưởng Y tế Anh quốc là ông Matt Hancock cho rằng, mọi người có một bổn phận dân sự, khi cộng tác với Chương trình Y tế Quốc gia, trong hệ thống Theo dõi và Tìm Kiến coronavirus.
Ông mô tả hệ thống mới này là một ‘radar’, để theo dõi con virus.
"Hệ thống mới gọi là radar nhằm cô lập virus, chúng ta có thể kiểm soát nó và chận đứng sự lây nhiễm trong cộng đồng".
"Trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế, thì việc Thử nghiệm và Theo dõi nằm trong hệ thống radar của chúng tôi".
"Nó giúp chúng ta xác định con virus và theo dõi xem nó lan truyền thế nào trong cộng đồng và quí vị cũng có vai trò trong chuyện này".
"Nếu có triệu chứng, quí vị ngay lập tức phải tự cách ly”, Matt Hancock.
Cũng tại Anh quốc, Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị đã tham gia cuộc họp qua video với ứng dụng Zoom lần đầu tiên, để cảm ơn người dân Anh chăm sóc cho người thân của họ.
Có 4 người kể cho bà biết về những hy sinh và thử thách mà họ đã đối diện.
“Thật thú vị khi lắng nghe các câu chuyện của quí vị và tôi cảm thấy rất có ấn tượng về những gì quí vị đã đạt được. Tôi vui mừng khi có thể nói chuyện cùng quí vị hôm nay”, Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị.
Cuối cùng tại Peru, một quốc gia Trung Mỹ cho biết, việc xuất cảng gừng tăng gần gấp 3 trong thời gian xảy ra đại dịch, do một số người tin rằng gừng có thể giúp gia tăng hệ miễn nhiễm.
Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy, nó giúp chống lại COVID-19 cả.
Quí vị có thể cập nhập tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại