Nỗi sợ hãi Hồi giáo làm dấy lên mối lo ngại về an ninh tại các trường học và nhà thờ Hồi giáo

Dr Nora Amath (supplied).jpg

Dr Nora Amath Source: Supplied

Khi Úc phản ứng với sự gia tăng các cuộc tấn công bài Do Thái, các báo cáo về chứng sợ Hồi giáo cũng tăng vọt. Một số phụ nữ cho biết, họ sợ phải rời khỏi nhà và lo ngại về sự an toàn của trẻ em ở trường.


Nỗi lo sợ Hồi Giáo đang gia tăng.

"Chúng tôi đã chứng kiến mức tăng 1300 phần trăm trong ba tuần, ngay sau ngày 7 tháng 10".

"Bây giờ, đã 62 tuần sau ngày 7 tháng 10 và chúng tôi đang chứng kiến mức tăng trung bình, khoảng 530 phần trăm”, Nora Amath.

Đó là Tiến sĩ Nora Amath, Giám đốc điều hành của Islamophobia Register, nơi theo dõi các báo cáo về hành vi lạm dụng và tấn công người Hồi giáo Úc.

Bà cho biết, sổ đăng ký đã ghi nhận nhiều trường hợp ‘Lo sợ Hồi Giáo’ hơn trong một năm, sau các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, so với toàn bộ tám năm trước đó, trong đó phụ nữ là mục tiêu cụ thể.

"Vì vậy, sự việc có thể là họ chỉ đang làm công việc thường ngày của mình, họ đang đi mua sắm với con cái trong xe đẩy và bị tấn công bằng lời nói và hành vi, khi đứa trẻ đang ở trong xe đẩy".

"Chúng tôi đã có những trường hợp như vậy ở Adelaide, Melbourne, Sydney cũng như Brisbane".

"Đó có lẽ là sự việc rất phổ biến được báo cáo với chúng tôi, cũng như các nỗ lực gỡ khăn trùm đầu của họ".

"Chúng tôi cũng đã thấy rất nhiều hình vẽ bậy”, Nora Amath.
Tại vùng ngoại ô Sefton ở phía Tây Sydney, vào Chủ Nhật ngày 15 tháng 12, cư dân thức dậy và thấy những hình vẽ bậy kỳ thị Hồi giáo, được dán trên một đường hầm đông đúc, với nội dung chửi rủa.

Các chính trị gia nhanh chóng lên tiếng lên án những hình vẽ bậy và cảnh sát cho biết đang điều tra, nhưng Tiến sĩ Amath cho biết vụ phun xịt sơn vào Chủ Nhật vừa qua, không phải là một sự việc đơn lẻ.

"Chúng tôi có một bài viết rằng "giết tất cả người Hồi giáo", chúng tôi cũng có một số tài liệu tham khảo về tên khủng bố tại Christchurch”, Nora Amath.

Được biết vụ tấn công khủng bố vào hai nhà thờ Hồi giáo, ở Christchurch ở New Zealand năm 2019 đã gây chấn động thế giới, khi một tay súng người Úc giết chết 51 tín đồ.

Đây là một vụ việc vẫn ám ảnh nhiều người Hồi giáo, bao gồm cả Nora Amath, một bà mẹ có hai con đã chuyển từ Ai Cập đến Adelaide hơn một thập niên trước.

"Đó là một sự việc rất kinh hoàng và khi chúng tôi biết được, cộng đồng của chúng tôi rất buồn và lo lắng, mọi người rất lo lắng khi đến nhà thờ Hồi giáo vào thời điểm đó vì họ nghĩ rằng, đó có thể là một chuỗi sự việc. Kể từ đó, tôi luôn nghĩ rằng điều gì đó có thể xảy ra”, Nora Amath.

Trong khi đó sự gia tăng của chứng sợ Hồi giáo gợi lại những ký ức đó và điều đó khiến Aya lo lắng là, con cái không được an toàn.

Bà cho biết, bạn bè đã rời khỏi đất nước trong những tháng gần đây, vì chứng sợ Hồi giáo leo thang.

"Năm nay, cụ thể là năm 2024 và 2023 thì rất khác, có thể nói tôi không cảm thấy vui, không cảm thấy an toàn".

"Tôi lo lắng cho bọn trẻ, đặc biệt là con gái tôi".

"Con bé đến trường với chiếc khăn trùm đầu, đó là một phần của đồng phục, và tôi không thể tưởng tượng được ai đó làm hại con bé, chỉ vì con bé đội khăn quàng".

"Tôi chưa bao giờ nghĩ về những điều này trong 9 hoặc 10 năm qua".

"Nhưng rồi đột nhiên, tôi bắt đầu thấy tất cả những điều đang xảy ra, rồi tất cả câu chuyện và theo dõi phương tiện truyền thông, giống như họ đang kêu gọi một thảm họa xảy ra”, Nora Amath.

Đầu tháng này, một chiếc xe buýt chở học sinh đã bị đốt cháy.

Chiếc xe thuộc về Cao đẳng IQRA, một trường Hồi giáo ở Adelaide.

Chiếc xe buýt đã bị đốt cháy vào khoảng nửa đêm, trên một con phố dân cư, trước nhà tài xế.

Cảnh sát cho biết không có bằng chứng nào cho thấy, vụ đốt phá có động cơ phân biệt chủng tộc.

Nhưng chiếc xe buýt màu vàng có một biển báo lớn cho biết nó thuộc về một trường học, với tên và địa chỉ của trường cao đẳng Hồi giáo được in nhỏ hơn.

Kamram Tahir là Trưởng giáo, tại nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Adelaide, nói rằng những kẻ tấn công "không có nhân tính".

"Tôi nghĩ rằng, đó là cú sốc lớn nhất mà nó gây ra cho toàn bộ cộng đồng, tôi chắc rằng không chỉ cộng đồng Hồi giáo, mà cả cộng đồng rộng lớn hơn nữa, là việc nhắm vào một chiếc xe buýt, về căn bản là dành cho trẻ em, bất kể đó là xe buýt chở trẻ em Hồi giáo hay trẻ em không theo đạo Hồi, là hành động hết sức ghê tởm”, Kamram Tahir.

Trong một tuyên bố gửi đến SBS News, cảnh sát Nam Úc cho biết sau khi gõ cửa từng nhà và điều tra qua truyền hình an ninh CCTV, họ không thể xác định được bất kỳ nghi phạm hoặc manh mối nào.

Cuộc điều tra sẽ được khép lại, cho đến khi có thêm thông tin.
Các bậc phụ huynh như Aya sẽ tự hỏi, điều gì đã gây ra vụ cháy.

"Tôi điều hành một nhóm WhatsApp dành cho các bà mẹ, ở trường của con tôi và mọi người đều rất lo lắng, họ muốn biết thêm thông tin, liệu đó có phải là vấn đề phân biệt chủng tộc, hay là vấn đề cá nhân với tài xế và hàng xóm".

"Chúng tôi không có nhiều thông tin, nhưng nhiều người lo lắng rằng, đó là cuộc tấn công phân biệt chủng tộc, hoặc cuộc tấn công thù hận”, Nora Amath.

Bà Aya cho biết ,các bậc phụ huynh đã khuyến khích nhau gọi cảnh sát và chia sẻ mối quan tâm của họ, nhằm tăng cường bảo vệ trong năm mới.

Trước đây, các cộng đồng trường học đã ứng phó với các sự việc kỳ thị Hồi giáo, bằng cách tăng cường giáo viên và tuần tra phụ huynh, nhưng bà Aya cho rằng như vậy là không đủ.

Trên khắp nước Úc, các nhà thờ Hồi giáo và trường học Hồi giáo, đang cân nhắc nhu cầu tăng cường an ninh.

Tại Sefton thuộc vùng ngoại ô Sydney, nơi phát hiện ra những bức vẽ bậy chống Hồi giáo vào Chủ Nhật 15 tháng 12, mọi người đều cảm thấy sốc và lo lắng.

Người phát ngôn của một Nhà thờ Hồi giáo & Hussaineyat Ale Yassin tại Sefton, Sheikh Mohammad Hourani cho biết cộng đồng cảm thấy bị đe dọa.

"Tôi tin rằng, các nhà thờ Hồi giáo sau đó sẽ cân nhắc đến việc tăng cường an ninh, tăng cường cách giải quyết các vấn đề này".

"Ví dụ, điều cuối cùng bạn muốn là tổ chức cầu nguyện vào thứ Sáu và một sự kiện khác diễn ra ở Christchurch vài năm trước".

"Vì vậy, đó là điều cuối cùng mà bất kỳ ai không muốn thấy xảy ra, với các thành viên cộng đồng của họ".

"Tôi tin rằng các nhà thờ Hồi giáo sẽ tăng cường an ninh và chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ sẽ xem xét tài trợ và cung cấp hỗ trợ này, cho các nhà thờ Hồi giáo của chúng tôi”, Mohammad Hourani.

Được biết Hội đồng Trưởng Giáo Toàn Quốc Úc, cũng đã lên tiếng về các sự kiện gần đây ở Sydney, kêu gọi các chính phủ thừa nhận cuộc khủng hoảng đang leo thang, tăng cường các chính sách chống phân biệt chủng tộc và ưu tiên điều tra tội phạm thù hận.

Người phát ngôn là ông Bilal Rauf cho biết.

"Điều quan trọng là chúng ta với tư cách là cộng đồng tôn giáo và trên toàn xã hội, phải cùng nhau giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, các hành động thù hận nhắm vào bất kỳ cộng đồng nào, cũng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta".

"Đây là lúc chúng ta cần phải cùng nhau giải quyết, nhưng đồng thời cũng có sự đau khổ và chấn thương, trong cộng đồng Hồi giáo Úc".

"Có rất nhiều áp lực khiến họ im lặng, bị bịt miệng khi chỉ trích Israel một cách rất chính đáng và người ta cũng không thể làm giảm bớt điều đó, vì vậy có rất nhiều nổi đau khổ cần được hiểu thấu”, Bilal Rauf.

Hiện tại, bà Aya rất an tâm vì trường học đang được nghỉ cuối năm.

Bà kêu gọi các chính phủ tăng cường an ninh và coi trọng vấn đề Hồi giáo hơn trước, vào năm mới.
Bà đang trò chuyện với cậu con trai 13 tuổi của mình, về cách ứng phó với một cuộc tấn công có thể xảy ra.

“Cháu nói, ‘mẹ ơi đừng lo, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra đâu’.

"Nhưng chuyện đó có thể xảy ra, nhất là khi chuyện đó đã xảy ra trước đó, nhất là với các bản tin phát hành trên phương tiện truyền thông ngày càng nhiều và sự kích động thù hận, nên chuyện đó có thể xảy ra".

"Chỉ cần một người điên, thậm chí không có súng, chỉ cần một con dao và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta".

"Chúng ta có cơ hội thúc giục chính phủ bảo đảm an ninh, đặc biệt là trường học, thì điều đó thật tuyệt”, Nora Amath.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share