Nước Ý nay cô lập nhiều người trong nạn dịch tệ hại nhất Âu châu

A police officer wears a protective face mask during the Carnival in Venice, Italy

Source: AAP

Với ba cái chết được xác nhận do nhiễm coronavirus, các viên chức Ý đã cô lập nhiều làng mạc và cắt ngắn Lễ hội Venice nhằm kiểm soát dịch bệnh được xem là tệ hại nhất ở Âu châu. Trong khi đó, Nam hàn cũng nâng dịch bệnh nầy lên cấp độ cao nhất.


Cảnh sát Ý hiện tuần tiểu chung quanh một số thị trấn ở miền Bắc nước nầy.

Có 3 người bị nhiễm bệnh với coronavirus, khiến cho nước Ý phải cách ly hàng chục ngàn người và thực hiện các biện pháp thay đổi gắt gao đối với một số lễ hội nổi tiếng trên thế giới.

“Sự hoảng sợ còn lây nhiễm hơn cả virus và vào lúc nầy đó là chuyện không cần thiết, quí vị không nghĩ như vậy sao?, Marianna Purisol".

Đó là lời một du khách là bà Marianna Purisol, hiện tham dự lễ hội hóa trang tại Venice, cho đến khi bị kết thúc sớm hơn 2 ngày.

Người đứng đầu dịch vụ Bảo vệ Dân sự tại Ý là Angelo Borrelli, ra lệnh cho hơn 50 ngàn người phải biệt lập trong 11 thị trấn, hầu hết tập trung chung quanh thị trấn nhỏ bé là Codogno, ở đông nam Milan.

“Vào lúc nầy số người nhiễm bệnh là 152 và có 3 người chết. Đã có một người ở trong phòng chăm sóc đặc biệt đã chết tại bệnh viện Cremona vài phút trước".

"Con số nhiễm bệnh tại các vùng được biết là Lombardy là 110 vụ, Veneto 21, Emilia Romagna 9 và Lazio là 2”, Angelo Borrelli.

Trong khi đó, tuần lễ thời trang tại Milan, đã chứng kiến sự giảm sụt lớn lao của các khách hàng người Hoa đến tham dự, nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani phải thực hiện buổi trình diễn không có khách hàng và thay vào đó, phải live stream tức truyền hình tại chỗ buổi lễ,

Còn tại Nam hàn, đã nâng mức báo động về coronavirus lên mức cao nhất, khi các trường hợp xác nhận nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng.

Có 6 người chết từ Covid 19 và hơn 600 người nhiễm bệnh.

Tại Trung quốc, các đồng nghiệp và gia đình đã thương tiếc ông Bành Vinh Hoa, vị bác sĩ 29 tuổi người Hoa đã đình hoãn lễ cưới, để tham gia cuộc chiến chống lại virus.

Ông qua đời vì nhiễm bệnh hôm thứ năm tuần qua, để lại ý trung nhân đã có thai.

Cô nầy không muốn nêu tên thế nhưng cho biết, cô tôn trọng ý muốn của người chồng sắp cưới, khi mong muốn sẽ tổ chức hôn lễ sau khi nạn dịch chấm dứt và cho đó là bổn phận của một bác sĩ.

“Ông Peng làm việc suốt 48 giờ sau nạn dịch, bệnh viện thiếu bác sĩ và ông ta muốn giúp đỡ các bạn đồng nghiệp”.

Một bác sĩ bạn là ông Giang Dũng Sĩ cho biết, họ tất cả đã sẵn sàng chúc mừng cặp đôi.

“Chúng tôi có lời hứa rằng sau khi chúng tôi chiến thắng trận chiến nầy, chúng tôi sẽ đến dự đám cưới của anh ta và chúc mừng anh được hạnh phúc”, Jiang Junxia.
“Chính phủ hiện phân phát các khẩu trang miễn phí, quí vị có thể thấy mọi người mang chúng và việc nóng lòng để nhận được khẩu trang đã được giải quyết”, Amir Reza Safaee.
Trong khi đó, tại Iran đã xác nhận có 15 ca nhiễm mới, nâng tổng số là 43 với số người chết là 8.

Tại thủ đô Tehran và một số thành phố khác, các trường học đóng cửa và các sự kiện thể thao bị đình hoãn.

Ông Amir Reza Safaee, một nhân viên dược phòng làm việc trong thành phố tin tưởng rằng, nhà cầm quyền làm mọi việc để bảo vệ đất nước.

“Chính phủ hiện phân phát các khẩu trang miễn phí, quí vị có thể thấy mọi người mang chúng và việc nóng lòng để nhận được khẩu trang đã được giải quyết”, Amir Reza Safaee.

Trong các hành động khác chống lại virus, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đã đóng cửa biên giới với Iran, cũng như đình hoãn các chuyến bay và lưu thông trên bộ đến Iran và từ nước nầy đi ra.

Còn Pakistan đóng cửa một trong các con đường biên giới với Iran tại Taftan, thế nhưng cho biết các chuyến bay đi và đến Tehran không bị đình hoãn.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share