Các nhà hoạt vì hiến tạng nói rằng vẫn còn nhiều việc cần cải tiến - và họ đang kêu gọi có thêm nhiều người đăng ký hiến tặng nội tạng trên toàn nước.
Cậu thiếu niên Joel Seeto sống ở Sydney đã đợi bốn tháng trong danh sách chờ nhận nội tạng hiến tặng trước khi cuộc gọi mà cậu mong đợi xảy ra.
"Phải nói là một sự giật mình hốt hoảng khi có điện thoại gọi tới, bất cứ lúc nào trong ngày. Lúc nào tôi cũng có cảm giác: nó đây, cuộc gọi này đây. Vì vậy mà tôi gần như tự làm kiệt sức mình sau mỗi lần có chuông reo. Bất cứ lúc nào có một cuộc gọi ẩn số thì lập tức tim tôi nhói lên: 'nó đây'. Kiệt sức và hồi hộp vì chờ phone là vậy."
Đó là vào lúc 6am, và Joel có bốn tiếng đồng hồ để bước vào phòng mổ để chuẩn bị cho việc lắp ghép nội tạng.
Mẹ của cậu chị Liz, nhớ mồn một lại buổi sáng hôm đó.
"Tôi nhớ như in tất cả mọi thứ chúng tôi đã làm, cũng như làm sao mà chúng tôi lái xe được đến đây, cảm giác của chúng tôi lúc đó. Tôi chỉ không nhớ là radio trên xe lúc đó đang phát cái gì thôi chứ ngoài ra tôi nhớ hết mỏi thứ đã xảy trong thời điểm, chúng tôi cảm giác lúc đó như thể mình đang trôi đi vậy, bởi vì chúng tôi biết chúng tôi đang bước vào một cái gì đó một sự bắt đầu khác rất là mới mẻ."
Vào lúc Joel 18 thì cậu nghe tin là tim mình không thể tiếp tục giúp cậu thêm được nữa và cậu cần phải thay tim.
"Nhóm cấy ghép là cái gì đó mà tôi không muốn nghe nói đến hay muốn lien quan gì đến."
Và việc cấy ghép nội tạng đã cứu sống Joel.
Bác sĩ Helen Opdam giám đốc quốc gia của tồ chức Nội tạng và mô nói năm 2016 là một năm kỷ lục của việc hiến tặng.
"Năm ngoái tức chỉ trong năm 2016 thôi chúng tôi có được một con số kỷ lục 1448 người được ghép nội tạng hiến tặng. Tuy nhiên còn có nhiều thứ cần phải làm và chúng tôi đang cố găng vì điều đó."
Vào năm 2016, có đến 16% việc hiến tặng nội tạng gia tăngso với năm 2015 và đã giúp cứu sống đến 17% những bệnh nhân chờ ghép nội tạng.
Có đến 9% số lượng nội tạng sống hiến tặng gia tăng trong năm 2016, với 267 người được nhận một cơ quan nội tạng nào đó.
Với 1600 người Úc trong danh sách chờ mỗi năm thì có rât nhiw6ù người đã qua đời vì không thể chờ được. Và đó là cái điều mà làm Liz Seeto ám ảnh vô cùng.
"Mọi người phải nằm trong waiting list rất là dài và họ thậm chí không thể chờ được. Biết phải làm sao bây giờ khi mà mọi người đều phải chờ và ai cũng cần nhưng người hiến tặng thì hiếm hoi"
Mỗi người hién tặng thân thể mình có thể giúp cứu sống đến 10 người khác.
Ở Úc một trong những rào cản lớn nhất cho việc hiến tặng thân thể hay nội tạng là tôn giáo.
Tuy nhiên những nhà cổ động cho hiến tạng nói rằng không có một tôn giaó chính phái nào ngăn cản tìn đồ của mình hiến hay nhận nội tạng.
Bác sĩ Opdam cũng cho biết tôn giáo là một vấn đề lớn trong việc này.
"Khi mà tiếp xúc với các gia đình có người thân qua đời để trình bày về vấn đề hiến tặng nội tạng thì có nhiều người từ chối, chỉ có khoảng 20% người là tặng bởi vì họ không biết rằng là tôn giáo của họ có cho phép hiến tặng hay không."
Bên cạnh đức tin thì việc thông tin với nha utorng gia đình cũng là một rào cản trong việc hiến tạng.
Có chưa tới một nửa trong những người vui lòng hiến tạng có thể cho tạng của họ nếu gia đình của họ không biết ý nghuyện này của người thân mình.
Liz Seeto nói rằng cô sẽ mãi mãi nhớ về món quà gia đình cô đã nhận được.
"Gia đình hiến tặng là những người tuyệt vời rât tử tế và rộng lượng khi mà có thể cho phép nội tạng của người thân mình được hiến tặng có thể đem lại niềm hy vọng cho nhiều người khác Chúng tôi không biết ai là người hiến tặng chỉ biết rằng chúng tôi vô cùng mang ơn họ."
Joel thì mãi mãi không biết tên người đã tặng cậu quả tim thế nhưng cậu vẫn đang ôm ấp trong lòng ngực mình một quả tim nhân ái quả cảm và tha nhân của một người mà cậu mang ơn cứu mạng mình.
"Tôi mong rằng ở một nơi nào đó ai đó biết rằng tôi đã làm tốt nhất những gì mình có thể với phần đã được nhận."