Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đang bị giam lỏng

The book Chính trị bình dân by Phạm Đoan Trang

The book Chính trị bình dân by Phạm Đoan Trang Source: Facebook Pham Doan Trang

Tác giả cuốn sách Chinh trị bình dân "có thể bị bắt bất cứ lúc nào chỉ vì quyển sách này".


Phạm Đoan Trang trong cơn bão.

Nhà báo độc lập và nhà hoạt động dân quyền Phạm Đoan Trang, tác già của cuốn bị chính quyền Việt Nam bắt đi thẩm vấn nhiều giờ liền về cuốn sách Chính trị bình dân và hiện đang bị giam lỏng tại nhà theo như những gì bạn bè cô và những nhà hoạt động dân sự khác tại Việt Nam cho biết.

Vì sao mà nhà cầm quyền VN lại thẩm vấn cô về cuốn sách này và họ đang muốn gì khi giam lỏng cô?

Để trả lời câu hỏi này Mai Hoa trình bày các diễn biến câu chuyện, thông tin hồi đáp từ chính Phạm Đoan Trang sau khi được tạm cho về từ cơ quan an ninh, về cuốn Chính Trị Bình Dân, cũng như dư luận xung quanh việc cô bị giam lỏng và có thể bị bắt bất cứ lúc nào chỉ vì cuốn sách này.

Phạm Đoan Trang bị bắt đi như thế nào?

Khoảng 14h ngày 24/2/2018, đồng sáng lập viên, biên tập viên Phạm Đoan Trang của Luật Khoa tạp chí đã bị một toán sĩ quan an ninh đột nhập vào nhà và bắt cóc ngay tại nhà riêng ở Hà Nội.

Cô Phạm Đoan Trang sau đó bị cưỡng chế đưa đến trụ sở của Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an tại s 3, Nguyu, H i và bị giam gữ tại đây cho đến khoảng 23 giờ cùng ngày. Trong suốt thời gian giam giữ, cán bộ điều tra đã liên tục thẩm vấn cô Phạm Đoan Trang về những hoạt động trước đây và về tác phẩm 'Chính trị bình dân' mà cô là tác giả.

Vì sao chính quyền quan tâm đặc biệt đến cuốn Chính trị bình dân và tác giả Phạm Đoan Trang?

Trước tiên xin được nói về Phạm Đoan Trang:

Đoan Trang sinh năm 1978 ở Hà Nội trong một gia đình trí thức. 

Đoan Trang là cựu học sinh trường chuyên Hanoi-Amsterdam, một trường hàng đầu của cả nước. Sau đó cô học trường Đại Học Ngoại Thương, cũng là một trường đại học hàng đầu trong nước. 

Ra trường cô làm làm cho nhiều tờ báo và như VNExpres, Vietnamnet và Pháp Luật TPCHM và trở thành một nhà báo xuất sắc.

Năm 2007, khi chính phủ Việt Nam có bắt đầu đề cập đến vấn đề Biển Đông, một vấn đề nhạy cảm thì Đoan Trang có một loạt phóng sự về Hoàng Sa-Trường Sa gây tiếng vang lớn trong công chúng và gợi lại cho người dân về ý thức Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam.

Loạt bài phóng sự này đưa tên tuổi cô lên hàng đầu của cả nước và nó kéo theo những hệ luỵ mà cô phải đối mặt với chính quyền. Cô bị mắt việc nhưng lại được đề nghị làm việc cho tờ Pháp luật tại TPHCM. 
"Mình cảm thấy mình như một con thú bị săn đuổi," Phạm Đoan Trang
Sự chèn ép gây khó khăn của chính quyền không những đã không làm khó được cô mà chỉ càng thôi thúc cô tìm hiểu nhiều hơn về thực trạng xã hội mà cô đang sống; về thể chế chính trị của đất nước cô và những nước khác. 

Đoan Trang qua Phillipines và tham gia tổ chức VOICE với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Cô qua Mỹ học năm 2014 ở Đại Học Nam California. Sau khi hoàn tất khóa học, cô nhận được học bổng và được mời ở lại nhưng cô cương quyết trở về.

Khi về tới sân bay Đoan Trang bị tạm giam nhưng được thả. Sống ở Hà Nội cô luôn bị an ninh theo dõi. 

Khi tham gia bảo vệ môi trường cô bị đánh gãy chân, đứt dây chằng và phải phẫu thuật tại Sài Gòn vào năm 2016. Đến nay vết thương vẫn chưa lành.

Đoan Trang luôn bị kiểm soát mỗi khi phái đoàn Phương Tây hay Mỹ đến Hà Nội để thảo luận về nhân quyền. Chính quyền không muốn cô lên tiếng.

Luật sư Trịnh Hữu Long, người đồng chủ biên Luật Khoa Tạp Chí cùng với Đoan Trang cho biêt không phải mãi đến bây giờ cô mới bị bắt mà sư thật là Đoan Trang "đã đặt cả hai chân vào tù". Cô bị bắt và giam giữ chín ngày liền trong đồn công an cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2009. Cuộc bắt bớ này liên quan đến hai người bị bắt cùng thời điểm là blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

"Cho đến nay, mình vẫn hoàn toàn không hiểu mình bị bắt vì chuyện gì", như cô nói với Trịnh Hữu Long.

Năm 2015, Đoan Trang bị bắt cóc ngay gần Hồ Gươm. Cô đang trên đường tới Trung tâm Văn hoá Pháp (L' Espace) để phiên dịch cho cuộc gặp giữa gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng với đại diện của Đại sứ quán New Zealand. 

Nhưng gay cấn nhất có lẽ là lần cô bị giữ khi Tổng thống Barack Obama qua Việt Nam. Biết chắc an ninh sẽ theo dõi và ngăn cản mình tham dự cuộc họp, cô đã thuê xe bí mật đi từng chặng từ Sài gòn ra Hà Nội. Tuy nhiên cô đã bị bắt ở Ninh Bình tại một nhà nghì vắng vẻ.

Cô cho biết cảm tưởng: "Mình cảm thấy mình như một con thú bị săn đuổi". Hà Nội đầy người nhưng nhìn đâu cũng thấy an ninh và không có khách sạn nhà nghỉ nào an toàn đối với cô.  

Về cuốn Chính trị bình dân: đây không phải là lần đâu tiên Phạm Đoan Trang bị bắt, nhưng lần bắt bớ này lại liên quan đến cuốn Chính trị bình dân, điều gì ở cuốn sách này khiến nhà cầm quyền muốn bắt cô?

Ngày 9/2 vừa rồi, tờ Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam chạy một bản tin khá bất thường:

Trong bốn bưu kiện sách "có nội dung nhạy cảm chính trị" này, có hai bưu kiện là cuốn "" mà Đoan Trang là tác giả.

"", một cuốn sách tiếng Việt, phần lớn nói về Việt Nam, và viết cho người Việt Nam, lẽ tự nhiên là phải xuất bản trong nước chứ không cần phải đặt hàng từ nước ngoài về. Hơn hai mươi năm trước, tôi lục trong chồng sách cũ của bố mẹ tôi cuốn giáo trình "Chính trị sơ cấp" do nhà nước phát hành và đọc một mạch cho đến hết cuốn sách đã ố vàng theo thời gian ấy. Những câu chữ giản đơn, mạch lạc của nó khiến cho một đứa trẻ lớp 6 là tôi khi đó cũng hiểu được và say mê với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Nhưng nhà nước ra sách chính trị không có nghĩa là người dân cũng được làm. Nhiều năm sau đó, tôi lại được đọc một cuốn sách chính trị khác mà câu được trích dẫn nhiều nhất của nó có lẽ là "mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con vật khác".

Cuốn sách này viết cho giới bình dân ai đọc cũng hiểu về chính trị.
"Mình viết sách chẳng mong nó thành tác phẩm để đời hay sống mãi gì cả. Sống mấy năm thôi cũng được, miễn là nó giúp thoát mù về chính trị cho độc giả và hy vọng có nhiều cuốn sách chính trị hay hơn. Ta phải viết cho người dân bớt sợ." Phạm Đoan Trang
Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết Đoan Trang nói với anh khi quyết định viết sách chính trị cho giới bình dân:

"Mình còn nhớ rất rõ hồi 2009, khi bị bắt, mình hoàn toàn ngây thơ và không biết một chút gì về luật, cũng chẳng biết phải ứng xử ra sao với công an. Đến hồi biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 cả bọn cũng chẳng biết hơn gì nhiều, toàn bị công an bắt nạt.

"Mãi đến năm 2013 mình mới thực sự bắt đầu tìm hiểu về chính trị, pháp luật, dân chủ, nhân quyền, v.v. Bởi vậy nên khi viết, mình luôn thấy như mình đang viết cho cái cô Đoan Trang trước năm 2013.

"Mình viết sách chẳng mong nó thành tác phẩm để đời hay sống mãi gì cả. Sống mấy năm thôi cũng được, miễn là nó giúp thoát mù về chính trị cho độc giả và hy vọng có nhiều cuốn sách chính trị hay hơn. Ta phải viết cho người dân bớt sợ".

Tình trạng hiện nay của Phạm Đoan Trang

"Tranh thủ lúc có mạng...

Cảm ơn, xin muôn ngàn lần cảm ơn những anh em, bạn bè, độc giả, người thân đã ở bên và quan tâm lo lắng cho tôi lúc này.

Sự ủng hộ và tấm lòng của các bạn là sự bảo vệ lớn nhất dành cho tôi lúc này, và không bao giờ tôi có thể quên được. Không bao giờ."

Trong một note viết tay trên cuốn tập học trò mở rộng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cô Đoan Trang bày tỏ:

"Tôi là Phạm Đoan Trang.

Tôi là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Chính trị bình dân (2017) - một cuốn sách giáo khoa về chính trị học căn bản. Đây là ấn phẩm khoảng thứ 9 hoặc thứ 10 của tôi, kể từ năm 2013.

Tôi sung sướng, vui mừng vì sách được độc giả đón nhận. Tôi trân trọng tấm lòng và vô cùng cảm ơn độc giả.

Tôi khinh ghét những kẻ đã và đang muốn tiêu diệt tôi và cuốn sách này.

Tôi không nghiện ma túy, không uống rượu, không hút thuốc, không cổ vũ bạo lực và không bao giờ làm điều gì hại đến người dân Việt Nam.

Tối đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó.

0h 15'ngày 26/02/2018

(ký tên) Phạm Đoan Trang"

Phản ứng của công chúng qua việc Phạm Đoan Trang bị đưa đi thẩm vấn và bị giam lỏng tại nhà

Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân viết trên trang facebook cá nhân của mình: "Lần đầu tiên, một người chính danh trong nước ký tên xác nhận đấu tranh để "xóa bỏ nhà nước". Phải như thế, chống thì nói chống, không ỡm ờ bởi chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn."

Cựu phóng viên báo Thanh Niên nay là nhà báo tự do Nguyễn Đình Bổn: "Chị đã từ chối học bổng và định cư tại Mỹ để trở về, để sống trong nỗi đắng cay nhưng không sợ hãi cùng chúng ta. Đó là người phụ nữ có nội tâm mạnh mẽ mà tôi ngưỡng mộ!"
"Vì Đoan Trang và cuốn Chính Trị bình Dân, tôi sẽ tìm mọi cách phổ biến cuốn sách đến với mọi người bằng hết khả năng của mình!" Nhà hoạt động ở Hà Nội Nguyễn Thúy Hanh
Việc Đoan Trang bị đàn áp vì cuốn sách càng khiến cuốn sách trở nên phổ biến. Hiện tại một của cuốn sách đang được lan truyền và chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

Nhà hoạt động ở Hà Nội Nguyễn Thúy Hanh: "Vì Đoan Trang và cuốn Chính Trị bình Dân, tôi sẽ tìm mọi cách phổ biến cuốn sách đến với mọi người bằng hết khả năng của mình!"

Nhà hoạt động Huỳnh Chí Trung cũng thề quyết nếu Phạm Đoan Trang bị bắt, ông sẽ in cuốn Chính trị bình dân để phát cho tất cả các trường Đại học

Xin kết thúc bài này bằng bài thơ của thi sĩ Thận Nhiên, một trong năm giàm khảo của Giải Văn Chương tự Do 2017 do HRRF tổ chức vào cuối năm 2017 tại Sydney:

"Tôi là ...

Wifi sẽ bị cắt

điện thoại sẽ bị cắt

con người sẽ bị cắt

bị cắt rời

khỏi phần thế giới còn lại

điện sẽ bị cắt

nước có thể cũng bị cắt

chân đã bị đánh gãy

cửa đã bị gác

không khí đã bị đầu độc

thực phẩm sẽ hết

chỉ còn chút thời gian

cuối cùng

còn sót lại

chúng sẽ đến trong năm phút nữa

chúng sẽ đến trong một phút nữa

chúng đến sau dòng chữ này

nếu không mở, chúng sẽ đạp cửa

có thể chúng sẽ đưa giấy mời ra phường làm việc

có thể chúng sẽ đọc lệnh tạm giam

có thể chúng sẽ chìa giấy soát nhà

có thể sẽ có tổ dân phố làm chứng

nhưng có thể chẳng có gì cả

mà cũng chẳng cần gì nữa

chỉ ôm

rồi chào Mẹ, con đi..."
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 

 




Share