Pháp lệnh cấm trục xuất người thuê nhà sẽ kết thúc, việc gì xảy ra?

Tenants Victoria offers free legal consultations to protect Victorians from evictions and increased rental fees.

Tenants Victoria offers free legal consultations to protect Victorians from evictions and increased rental fees. Source: Tenants Victoria

Pháp lệnh cấm trục xuất người thuê nhà trên toàn nước Úc sẽ kết thúc vào cuối tuần nầy, trong khi New South Wales, Victoria và Tây Úc, đều dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ. Thế nhưng các chuyên gia về nhà ở cảnh báo điều này, cùng với những thay đổi đối với JobKeeper và JobSeeker, có thể làm dấy lên một làn sóng trục xuất người thuê khiến nhiều người lâm vào cảnh vô gia cư.


Mất hết lợi tức trong giai đoạn phong tỏa thứ tư tại Melbourne, Jolene Choo đến gặp chủ nhà để xin giảm bớt tiền thuê nhà.

Cô đã được ở lại trong căn nhà nhờ một pháp lệnh cấm trục xuất người thuê, việc nầy khiến chủ nhà thương thuyết một kế hoạch trả tiền thuê sau khi điều đình với người thuê.

Đến cuối tuần nầy, Victoria, New South Wales và Tây Úc sẽ trở thành 3 tiểu bang cuối cùng dỡ bỏ pháp lệnh nói trên.

Những người thuê nhà như Jolene Choo cảm thấy rất lo lắng.

“Tôi thực sự chẳng thấy an ổn chút nào, bởi vì tôi nghĩ chẳng phải riêng tôi mà rất nhiều người đang cố gắng để đứng vững, cũng như không ít người phấn đấu để tìm việc".

"Khác biệt duy nhất đối với chúng tôi là chúng tôi chỉ còn rất ít tiền trước khi trở thành vô gia cư, hay chọn lựa giữa việc có một mái nhà hay chọn có đủ thức ăn trên bàn”, Jolene Choo.

Trong khi đó, những nhà tranh đấu cho người thuê nhà nói rằng, pháp lệnh nói trên không nên kết thúc vào một thời điểm quá sức tệ hại.

Chương trình JobKeeper sẽ chấm dứt vào chủ nhật sắp tới và trợ cấp coronavirus sẽ không còn vào thứ tư, có nghĩa là những người thuộc chương trình JobSeeker, sẽ mất đi 150 đô la trong 2 tuần lễ.

Tại New South Wales, có hơn 40 nhóm tranh đấu cho người thuê nhà và các tổ chức thiện nguyện, ký tên vào một lá thư ngỏ gởi lên chính phủ cảnh cáo rằng, một làn sóng đuổi nhà sẽ không tránh khỏi và việc nầy dẫn đến sự gia tăng bất ngờ những người vô gia cư.

Chủ tịch của Nghiệp đoàn Những Người Thuê Nhà New South Wales là ông Leo Patterson Ross nói rằng, họ đặc biệt quan tâm đến số nợ mà những người nầy bị tích lủy.

“Thị trường địa ốc của chúng ta là một môn thể thao đầy cạnh tranh, mọi người tranh giành nhau để tìm ra một ngôi nhà và đó không phải là cách thức lành mạnh để điều hành một hệ thống gia cư, thế nhưng đó là những gì mà chúng ta hiện có".

"Vì vậy nếu quí vị có bất cứ điểm đen tức điểm xấu nào, hoặc bất cứ điều gì có thể khiến quí vị lọt xuống đáy danh sách".

"Việc nầy khiến cho khả năng tìm nhà thực sự rất khó khăn”, Leo Patterson Ross .

Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Tương lai thuộc đại học New South Wales đề nghị rằng, số nợ thuê nhà có thể đi theo với một số người Úc trong những năm tháng sắp tới.

Ít nhất có 1 phần 4 những người thuê nhà trên khắp nước nói rằng, họ mất đi lợi tức trong đại dịch, thế nhưng chỉ có 16 phần trăm là có thể bảo đảm một nơi thuê mướn.

Trong số những người có thể đi thuê, có 37 phần trăm thuộc dạng hoãn trả tiền thuê, có nghĩa là có đến 750 ngàn người trên khắp nước Úc, hiện lâm vào cảnh nợ tiền thuê nhà.

Tính trung bình các gia đình phải nợ đến 216 đô la mỗi tuần cho tiền thuê, nếu chuyện nầy tiếp tục trong 9 tháng, thì họ hiện mang số nợ là 8400 đô la.

Một trong các tác giả của cuộc nghiên cứu, ông Chris Martin nói rằng số lượng không thể quản lý nổi về nợ thuê nhà dường như sẽ đẩy những người nầy vào cảnh vô gia cư.

“Khi các hợp đồng được ký kết giữa chủ nhà và người thuê để hoãn tiền thuê nhà, nó thường là khoảng 30 phần trăm trách nhiệm pháp lý tiền thuê nhà của một người".

"Đó là một số tiền đáng kể, nhưng đó là một may mắn hỗn hợp và đó là số tiền mà sau này phải trả lại".

"Đối với nhiều gia đình, những khoản nợ đó đã bắt đầu đến hạn và nay sắp đến lúc thanh toán".

"Đây cũng là số tiền mà họ ​​sẽ trả trên một khoản tiền thuê nhà, vốn trở lại bình thường".

"Rất nhiều hộ gia đình sẽ gặp khó khăn, điều đó có thể đồng nghĩa với việc bị chấm dứt hợp đồng và bị trục xuất trở thành người vô gia cư”, Chris Martin.
"Họ thực sự là nghèo khó ở Úc, một số không có nơi cư trú nhất định và qua đêm tại bất cứ nơi nào, khi màn đêm buông xuống”, một người tầm trú.
Tại 3 tiểu bang New South Wales, Tây Úc và Victoria đều loan báo các biện pháp tạm thời, trong cố gắng nhằm giảm bớt khó khăn, khi pháp lệnh cấm đuổi nhà được dở bỏ.

Thế nhưng để chuẩn bị cho những điều tệ hại nhất, các tổ chức từ thiện như Jesuit Refugees Service hay Dịch Vụ Dòng Tên Phục Vụ Người Tỵ Nạn, hiện đối phó với một đợt gia tăng các yêu cầu được giúp đỡ.

Họ trợ giúp lương thực và tìm nơi ở cho những người tầm trú, do nhiều người không thể tiếp cận các giúp đỡ của chính phủ trong thời đại dịch.

Điều hợp viên về chính sách là ông Nishadh Rego cho biết, ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng giúp đỡ của họ.

“Từ tháng 3 năm 2020 trở đi, nhu cầu đối với các dịch vụ của chúng tôi đã tăng 263 phần trăm".

'Ví dụ như chúng tôi trước đây đã cung cấp lương thực cho khoảng 50 đến 70 người mỗi tuần trong thời kỳ đại dịch, con số này đã tăng lên khoảng 1 ngàn người một tuần, trong đó có 300 trẻ em".

"Chúng tôi lo ngại rằn,g sẽ có sự gia tăng đột biến trong các cuộc gọi khủng hoảng, từ những người có thể bị chủ nhà yêu cầu rời đi ngay lập tức, hoặc có thể được yêu cầu nhận các kế hoạch trả nợ, mà họ thực sự không thể đáp ứng được, rồi sẽ có những người đang ở trên đường phố".

"Vì vậy, chúng tôi lo lắng về việc, làm thế nào để tìm được nơi ở cho họ”, Nishadh Rego.

Một người tầm trú xin giấu tên cho biết, mọi chuyện đã hết sức khó khăn để tìm một nơi cư ngụ, thế nhưng đại dịch đã làm cho mọi thứ hầu như không thể thực hiện được.

“Thật hết sức khó khăn cho những người tầm trú thuê nhà tại Úc, bởi vì họ đang có visa bắc cầu, hầu hết các chủ nhà không có quyền hay tin tưởng cho họ có một nơi để sống".

"Khi đại dịch xảy ra, tôi mất việc và đó là lúc tôi trở thành vô gia cư".

"Tôi không thể trả tiền thuê nhà và người ở chung cũng chẳng có lựa chọn nào hơn, là không cho tôi ở chung nữa”, một người tầm trú.

Kể từ đó người nầy phải tìm một ai để ở nhờ, thế nhưng cho biết việc tìm kiếm một nơi cư trú vĩnh viễn vẫn là một thách thức lớn nhất.

“Chuyện nầy không vĩnh viễn mà chỉ tạm thời thôi, tôi cũng chẳng biết tương lai ra sao nữa".

"Mọi người cần biết họ là những con người giống như mọi người Úc khác, họ cũng đáng được có thức ăn ngon, một nơi để sống cuộc đời khá hơn".

"Thế nhưng họ thực sự là nghèo khó ở Úc, một số không có nơi cư trú nhất định và qua đêm tại bất cứ nơi nào, khi màn đêm buông xuống”, một người tầm trú.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share