Phí tổn hết sức lớn lao để tái thiết hậu chiến Ukraine

Farm workers in Ukraine plant soybeans instead of wheat, which they cannot export

Farm workers in Ukraine plant soybeans instead of wheat, which they cannot export Source: AAP

Thủ Tướng Ukraine cho biết cho đến nay, quốc gia nầy phải tốn kém đến 750 tỷ đô la để tái thiết xứ sở. Việc nầy diễn ra khi Tổng Thống Zelenskyy nói rằng, Nga tiếp tục tàn phá đất nước ông và giết hại thường dân. Trong khi đó Thủ Tướng Anh Boris Johnson hiện tìm kiếm phương cách để nhận được ngũ cốc, hầu tránh cho thế giới khỏi lâm vào cuộc khủng hoảng lương thực.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kêu gọi viện trợ kinh tế ngay lập tức, để giúp đất nước ông tái thiết, trong bối cảnh Nga xâm lược.

Cuộc xung đột đã gây ra thiệt hại trên diện rộng ở Ukraine, tàn phá ngành nông nghiệp của nước nầy, trong đó chuỗi cung ứng hạt giống và phân bón cần thiết cho nông dân Ukraine đã bị gián đoạn và khiến việc xuất cảng ngũ cốc bị đình trệ.

Trong bài phát biểu vào buổi tối của mình, ông Zelenskyy nói rằng, cần phải có ‘những khoản tiền khổng lồ’ để sửa chữa cơ sở hạ tầng của đất nước ông.

“Lực lượng Ukraine đã giải phóng hơn một ngàn khu định cư khỏi quân chiếm đóng và những khu định cư mới được bổ sung hàng tuần, ví dụ như hiện nay ở miền nam của đất nước chúng tôi".

"Tất cả đều bị phá hủy với quy mô lớn và điều này cũng có nghĩa là, cần phải có kinh phí khổng lồ để khôi phục cơ sở hạ tầng, để mang lại thuốc men và các dịch vụ xã hội, cũng như khôi phục đời sống kinh tế bình thường".

"Có đến hàng chục ngàn ngôi nhà bị phá hủy trong các vùng đã được giải phóng”, Volodymyr Zelenskyy .

Trong khi đó Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói rằng, quốc gia của ông cần 750 tỷ đô la Mỹ để tái thiết những gì đã bị hư hại trong cuộc xâm lược và nói thêm rằng, điều này sẽ đến từ các tài sản bị tịch thu từ Nga.

Trong khi đó ông Zelenskyy cho biết, các lực lượng vũ trang của đất nước ông đang tiếp tục chống lại các cuộc tấn công của Nga.

“Không có thay đổi nào đáng kể trên chiến trường trong ngày".

"Kẻ thù tiếp tục khủng bố các quận huyện biên giới của vùng Sumy, thành phố Kharkiv và vùng Donbas".

"Lực lượng Ukraine.đáp trả, đẩy lùi và tiêu diệt tiềm năng tấn công của những kẻ chiếm đóng, ngày này qua ngày khác".

"Chúng ta cần phải phá vỡ chúng, đó là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi thời gian và nỗ lực siêu phàm, thế nhưng chúng ta không có cách nào khác".

"Đó là về sự độc lập của chúng ta, về tương lai của chúng ta, về số phận của toàn bộ người dân Ukraine”, Volodymyr Zelenskyy .

Còn Ngoại Trưởng Anh Liz Truss nói rằng, Nga phải đền bù những thiệt hại gây ra cho Ukraine, trong cuộc chiến tranh khủng khiếp.

“Nga cần phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến kinh hoàng này đã gây ra ở Ukraine và chúng tôi đang xem xét các lựa chọn để kiểm kê các tài sản của Nga".

"Chúng tôi đã thảo luận tại G7 và nhiều đồng minh cũng đang xem xét cách thức có thể đảm bảo rằng, Nga phải đóng góp vào sự phục hồi của Ukraine”, Liz Truss.

Việc này xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ đã chận một tàu chở hàng mang cờ Nga ở ngoài khơi bờ Biển Đen của họ và đang điều tra một tuyên bố của Ukraine rằng, tàu nầy đã chở ngũ cốc bị đánh cắp.

Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Nga đã phong tỏa Hắc Hải, ngăn chặn ngũ cốc đến được với phần còn lại của thế giới, cũng như gây ra lo ngại về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng, các tuyến đường thay thế để lấy ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine sẽ cần được xem xét, nếu tuyến đường eo biển Bosphorus không thể được sử dụng để di chuyển ngũ cốc.

“Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không thể vắng mặt trong việc giải quyết vấn đề này".

"Họ đang làm hết sức mình và tôi cảm ơn Tổng thống Erdogan vì những nỗ lực mà ông ấy đang thực hiện".

"Điều đó phụ thuộc vào việc, người Nga đồng ý cho phép đưa ngũ cốc ra ngoài".

"Vương quốc Anh thì cung cấp các phương tiện phá mìn bẫy, các phương tiện bảo hiểm cho các tàu cần thiết để đưa ngũ cốc ra ngoài".

"Thưa ông Chủ tịch Quốc hội, ông nói đúng về tính cấp thiết, chúng tôi sẽ ngày càng xem xét các phương tiện thay thế để di chuyển ngũ cốc từ Ukraine, nếu chúng ta không thể sử dụng đường biển, hay không thể sử dụng eo biển Bosphorus”, Boris Johnson.
"Kể từ đầu cuộc chiến, chúng tôi đã huy động ví dụ như Liên Âu đã huy động khoảng 6.2 tỷ euro hỗ trợ tài chính và nhiều hơn nữa, phải đến và sẽ đến”, Ursula von der Lyen.
Còn bà Truss cho rằng, việc mở cửa hải cảng cuả Ukraine là chuyện sống còn, cho việc phục hồi nền kinh tế của quốc gia hiện bị chiến tranh tàn phá.

Hồi tuần qua, Anh Quốc cam kết thêm một tỷ bảng Anh về quân viện, nâng tổng số đóng góp của Anh cho Ukraine đến nay là 3 tỷ bảng Anh.

“Chúng tôi ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine".

"Tuần trước, chúng tôi cũng đã công bố hỗ trợ vũ khí thêm 1 tỷ bảng Anh cho Ukraine, tổng cộng chúng tôi đã cam kết hơn 3 tỷ, thế nhưng điều quan trọng là nền kinh tế Ukraine hoạt động trở lại".

"Hiện tại, nước này mất một lượng lớn GDP, điều đó có nghĩa là đất nước không đủ khả năng tự nuôi sống chính mình, vì vậy đó là lý do tại sao việc mở cửa các hải cảng là rất quan trọng ở Ukraine".

"Điều quan trọng là phải phục hồi nền kinh tế, điều hành cũng như bắt đầu tiến trình khôi phục này càng sớm càng tốt”, Liz Truss.

Trong khi đó các chính trị gia quốc tế, đã tụ tập tại Hội nghị Phục hồi Ukraine ở Thụy Sĩ, để thảo luận về nhu cầu tương lai của Ukraine, sau cuộc chiến với Nga.

Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis, hiện tiếp đón các nhà lãnh đạo tại hội nghị ở Lugano.

Ông cho biết đây là khoảng thời gian kinh hoàng.

“Điều gắn kết tất cả chúng ta trong căn phòng này với nhau là lòng mong muốn, trong thời điểm kinh hoàng, tàn phá và đau buồn này, hầu mang đến cho người dân Ukraine triển vọng quay trở lại cuộc sống tự quyết, hòa bình và một tương lai tươi sáng".

"Con đường đó còn dài nhưng không bao giờ là quá sớm, để chuẩn bị cho thời điểm dứt hẳn tiếng súng”, Ignazio Cassis.

Trong khi đó Chủ tịch Ủy Hội Âu Châu là bà Ursula von der Lyen nói rằng, Âu Châu có một quyền lợi chiến lược trong việc hỗ trợ cho Ukraine.

“Âu Châu có trách nhiệm đặc biệt và lợi ích chiến lược, là ở bên cạnh Ukraine trong mọi bước đường".

"Ukraine muốn trở thành một phần của Liên minh châu Âu của chúng tôi và chúng tôi muốn Ukraine trở thành một thành viên của Liên minh Âu châu".

"Ukraine rất có động lực để làm việc với chúng tôi theo hướng này và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, để hỗ trợ những nỗ lực đó”, Ursula von der Lyen.

Bà cho biết Liên Âu đã đề nghị chính phủ Ukraine bắt đầu thiết lập kế hoạch tái thiết, bất chấp những gì mà bà gọi là mục tiêu của Nga là hủy diệt quân đội, chính phủ và kinh tế của Ukraine.

“Ủy Hội Âu châu đã đề nghị với chính phủ Ukraine thiết lập một nền tảng tái thiết, để lập bản đồ về nhu cầu đầu tư, phối hợp hành động, phân bổ nguồn lực và tất nhiên để hỗ trợ một chương trình cải cách đầy tham vọng".

"Mục tiêu của Điện Kremlin là tàn phá quân sự, chính trị và kinh tế của Ukraine, họ muốn làm suy yếu sự tồn tại của Ukraine với tư cách là một nhà nước và chúng tôi sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra".

"Kể từ đầu cuộc chiến, chúng tôi đã huy động ví dụ như Liên Âu đã huy động khoảng 6.2 tỷ euro hỗ trợ tài chính và nhiều hơn nữa, phải đến và sẽ đến”, Ursula von der Lyen.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share