Với tên gọi là Curious Minds tạm gọi là "Những cái đầu tò mò" chương trình của trường NSW University đang nhắm đến tạo động lực và hứng khởi cho phụ nữ tham gia vào những ngành nghề mà sẽ thu hút nhiều nhân lực trong tương lai.
Mặc dù đang ở trong thời đại kỹ thuật số, thế nhưng các học sinh nữ vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong cách ngành liên quan đến khoa học, vi tính, kỹ thuật và toán gọi tắt là STEM viết tắt của các môn học science, technology, engineering and maths.
Trong bốn sinh viên tốt nghiệp ngành IT tức ngành công nghệ thông tin thì chỉ có một là nữ và với ngành sỹ sư hay kỹ thuật tỷ lệ này còn tệ hại hơn nữa, mười người tốt nghiệp ngành này thì chỉ có một là nữ.
Phó giáo sư Kelsie Dadd nói sviệc thiếu vắng những hình mẫu có thể được xem là một trong những nguyên nhân thiếu các sinh viên nữ theo học các ngành STEM này.
"Phần lớn những những người học ngành này ở đại học là nam. Và có rất nhiều những người khác muốn trở thành người làm trong ngành này từ đại học đến ngoài đời cũng là nam nữa. Vì thế việc thiếu vắng bóng dáng nữ giới trong ngành cũng là một khó khăn cho các em gái trẻ muốn tham gia vào ngành nghề này vì nghĩ rằng ngành đó không dành cho mình"
Vì thế một chương trình của trường Đại học University of New South Wales đang cố gắng để làm thay đổi điều đó.
Với tên gọi là Curious Minds, Những cái đầu thích tìm hiểu chương trình đang muốn thu hút nhiều thành phần sinh viên khác nhau từ các vùng nông thôn và thành thị ở NSW để vào học môn khoa học và kỹ thuật.
Các sinh viên sẽ học cách điều khiển một thiết bị điều khiển từ xa và thực hành việc in ấn ra các sản phẩm 3 D tức từ thiết kế một mẫu vật và in ra, chứ không phải sản xuất ra thành phẩm hoàn chỉnh sử dụng luôn. Gọi là 3D printing hay kỹ thuật in 3 chiều.
Sinh viên Eloise Dennis tham gia vào chương trình nói việc học này giúp mở mang đầu óc và đưa cô tới cơ hội ngành nghề thú vị trong tương lai.
"Tôi ...thế nào nhỉ, à tôi luôn luôn... khi mà làm các bài của môn khoa học thì tôi thường cạnh tranh với đám con trai hơn bởi vì con gái thì thường hay có cái kiểu nghĩ "ôi trời, môn khoa học không phải dành cho mình"
Cô sinh viên Veena Sahajwalla từ trường đại học New South Wales thì nói tại các trường phổ thông thì tỷ lệ các học sinh nữ đạt kết quả học tập trong môn khoa học và toán cũng tốt như nam sinh vậy.
Tuy nhiên cô cũng cho biết mặc dù vậy thì cũng chẳng có bao nhiêu nữ giới theo đuổi các ngành nghề lei6n quan đến khoa học và toán ở bậc đại học.
"Chúng tôi cần những kỷ năng STEM - như bạn biết bao gồm kỹ năng về khoa học, vi tính, kỷ thuật, và toán. Tất cả những công việc trong tương lai có htể nói đến 75% công việc sau này sẽ cần đến kỹ năng STEM. Và nếu bây giờ mà không có nhiều học sinh nữ tham gia vào xu hướng ngành nghề này thì trong tương lai sẽ có một sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực."
Phó giáo sư Dadd nói, trong khi khả năng học tập của nữ sinh không có gì kém cạnh so với các nam sinh thì nghiên cứu cho thấy các em thường có khuynh hướng đánh giá thấp khả năng của mình.
"Khi tiến hành cách cuộc nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm của các em gái nghĩ về khả năng của mình, thì thường các câu trả lời của các nữ sinh là họ không giỏi về các môn khoa học hay toán. Có thể đó là do các thầy cô giáo đã không khuyến khích các em đứng mức. Cũng có thể chính các em không nhìn thấy mình giỏi về khoa học và toán vì không ai nói với các em điều đó."
Chương trình Curious Minds hay những trí tuệ thích tìm tòi đang đặc biệt nhắm đến việc thay đổi quan niệm và từng bước tạo một sự thay đổi trong tương lai.