Mặc dù gặp phải những chỉ trích và giận dữ ngày càng gia tăng của các nhà tranh đấu cho quyền dân sự và các thách thức về mặt luật pháp, chính quyền Trump vẫn giữ nguyên hành động và cho đó là một bước cần thiết, để chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Trên toàn quốc Hoa kỳ, nỗi giận dữ ngày càng gia tăng.
"Tự do, hãy trả tự do cho người tỵ nạn, ông ta xây dựng bức tường, chúng tôi sẽ phá sập nó".
Các đám đông dân chúng tụ tập và tỏ ra giận dữ, trước những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump, qua lệnh cấm tạm thời các du khách và những người đến từ 7 quốc gia đa số dân chúng theo Hồi giáo, để được vào nước Mỹ.
"Di dân không được hoan nghênh ở đây hả? Sao lại như vậy, có gì mà sợ...".
Sự kiện bắt đầu tại phi trường quốc tế Jonh F Kennedy tại Nữu Ước đã lan rộng ra khắp nước, từ các phi trường tại Miami cho đến North Carolina. Los Angeles và San Francisco.
Và nay tại Tòa Bạch Ốc, những người biểu tình đòi hỏi phải hủy bỏ ông Tổng thống Donald Trump mới tinh của nước nầy.
"Chúng tôi là di dân, Hey Hey, ho ho, chính Donald Trump phải ra đi".
Trong một phản ứng bất lợi khác đối với chính quyền của ông Trump, các thẩm phán liên bang tại 4 tiểu bang, đã ra lệnh ngưng trục xuất những người đến Mỹ, bị ảnh hưởng do lệnh cấm của ông Trump.
Phán quyết nầy đã được ban hành tại Nữu Ước, Massachussetts, Virginia và tiểu bang Washington.
Quyết định hành chính hiện gặp nhiều trở ngại pháp lý tại mọi nơi, với Bộ trưởng Tư pháp thuộc 16 tiểu bang ban hành một thông cáo chung, lên án biện pháp hạn chế nói trên.
Thế nhưng Tổng thống Trump và toán của ông vẫn không nhượng bộ và nhấn mạnh rằng, đó là việc cần thiết để giữ cho nước Mỹ được an toàn.
Quyết định nói trên bao gồm lệnh cấm trong 90 ngày, đối với các công dân đến Mỹ, từ các nước như Iraq, Iran, Sudan, Libya, Somalia hay Yemen.
"Thế nhưng tôi rất quan ngại về hậu quả đối với những người Iraq hiện nay, do ảnh hưởng đè nặng trên Iraq không phải là Mỹ mà là Iran", Thượng nghị sĩ nổi tiếng thuộc đảng Cộng hòa John McCain nói.
Bất chấp sự kiện những người nói trên đến từ các quốc gia với đa số dân chúng theo Hồi giáo, cố vấn của ông Trump là Kellyanne Conway, bác bỏ việc nầy nhắm vào những người Hồi giáo.
"Hãy để tôi nói rõ, 7 quốc gia nầy còn 46 quốc gia có đa số dân chúng theo Hồi giáo lại không bao gồm trong danh sách?".
"Lệnh nầy hoàn toàn không cấm những gì được gọi là ngăn cản những người Hồi giáo, lệnh cấm nầy áp dụng cho các chuyến đi đến nước Mỹ từ các quốc gia đó trong tương lai, qua việc ngăn cản những kẻ khủng bố tại một hay các quốc gia nầy vốn đã có quá khứ được huấn luyện và gởi đi những kẻ khủng bố xấu xa", ông Kellyanne Conway cố vấn của Tổng thống Trump.
Được biết, hầu hết các vụ tấn công khủng bố được tiến hành tại Mỹ, đều do các công dân của các quốc gia như Á rập Saudi, Pakistan và Ai cập, thế nhưng các nước nầy không có tên trong danh sách bị cấm nói trên.
Ký giả Chuck Todd thuộc hệ thống truyền hình NBC, nêu lên điểm nầy với Chánh Văn phòng Reince Priebus và ông nầy cho biết danh sách có thể sẽ được nới rộng.
"Anh có những kẻ khủng bố đến từ 3 quốc gia nầy nhiều hơn 7 nước trong danh sách?".
"Có lẽ các nước khác cần được thêm vào danh sách của quyết định hành chính, thế nhưng điều nầy phải làm trong một cách thức và được thông qua nhanh chóng, chúng tôi đề cập đến 7 quốc gia vốn đã được hệ thống hóa và nhận dạng, do chính phủ Obama và cả Quốc hội".
Bộ Nội An tiên khởi đề nghị lệnh cấm, không áp dụng đối với những thường trú nhân cư trú hợp pháp, đó là những người có thẻ xanh.
Thế nhưng việc nầy đã bị các giới chức thân cận với Tổng thống Trump, trong đó có chiến lược gia chính yếu của ông là Steve Bannon, loại bỏ.
Được biết Hội đồng An ninh Quốc gia đã được Tổng thống Trump tái lập, để bao gồm ông Bannon, trong khi giáng chức Giám đốc Tình báo Quốc gia và Chủ tịch Tư lệnh Liên quân.
Trên khắp nước Mỹ, các chính trị gia bày tỏ quan ngại về lệnh cấm nói trên, trong đó bao gồm nhiều người thuộc đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ nổi tiếng thuộc đảng Cộng hòa là ông John McCain tin rằng, lệnh nầy có thể khuyến khích những kẻ cực đoan.
"Tôi nghĩ hậu quả của việc nầy trong vài phương diện, có thể giúp thêm cho ISIS trong việc tuyên truyền của chúng".
"Thế nhưng tôi rất quan ngại về hậu quả đối với những người Iraq hiện nay, do ảnh hưởng đè nặng trên Iraq không phải là Mỹ mà là Iran", Thượng nghị sĩ nổi tiếng thuộc đảng Cộng hòa John McCain nói.