Trẻ em Rohingya trong các trại tỵ nạn Bangladesh tiếp tục gặp nhiều khó khăn

Two Rohingya children in Bangladesh

Two Rohingya children in Bangladesh Source: AAP

Trẻ em sắc tộc Rohingya trong các trại tỵ nạn ở Bangladesh tiếp tục trải qua nhiều khó khăn, theo một phúc trình mới của 3 tổ chức cứu trợ nhân đạo chính yếu


Trong khi các em thiếu hẳn các vấn đề căn bản như giáo dục và dinh dưỡng vẫn luôn là nhu cầu thực tế mỗi ngày, thì nạn buôn người và tấn công tình dục lại là một hiểm họa thêm nữa cho một số trẻ em .

Cox's Bazar là một thị trấn ngư nghiệp ở Bangladesh, khi những người sắc tộc thiểu số Rohingya từ Myanmar đến tỵ nạn, sau khi họ bị bó buộc bỏ nhà cửa ra đi.

Các cơ quan cứu trợ nhân đạo ước lượng có đến 60 phần trăm các cư dân tại đây là trẻ em, trong đó có nhiều em mất cả cha lẫn mẹ.

Anwar Hossain là một người tỵ nạn Rohingya, trốn thoát cuộc xung đột tại Myanmar và nay sống trong trại tỵ nạn ở Bangladesh.

Cùng với vợ và con, ngoài ra còn một đứa trẻ mất hết cha mẹ chưa được 3 tuổi, cũng sống chung với họ.

"Khi chúng tôi băng qua biên giới, tôi tìm thấy đứa trẻ nầy bị lạc giữa một cánh đồng, vì vậy tôi mang bé theo với tôi. Kể từ khi chúng tôi không tìm được cha mẹ của cháu, bé trai ở chung với chúng tôi như một thành viên trong gia đình. Mặc dù có vợ tôi ở đây chăm sóc, thế nhưng cháu vẫn khóc đòi mẹ ruột".

Trong một phúc trình mới có tên là Childhood Interrupted tạm dịch là Thời Thơ Ấu bị Gián đoạn, của các tổ chức như Save The Children, Plan International và World Vision, vốn theo dõi tình trạng của các trẻ em Rohingya trong các trại tỵ nạn.

Phúc trình ước lượng có đến 688 ngàn người tỵ nạn, trốn chạy từ tiểu bang Rakhine ở Myanmar kể từ tháng 8 năm rồi, theo sau sự gia tăng bạo động trong vùng.

Hầu hết đã dừng chân, để sống trong các lều trại tại Cox's Bazar ở Bangladesh.

Quyền Giám đốc Plan International là bà Susanne Legena giải thích, làm thế nào để các cơ quan thiện nguyện giúp đăng ký các trẻ em không có thân nhân đi cùng, trẻ em bị thất lạc gia đình và những trẻ em mồ côi.

f2895b            LEGENA        Came
"Chúng tôi biết nơi nào có cuộc khủng hoảng cũng đều liên quan đến trẻ em, các em rất dễ là mục tiêu của bọn buôn người. Vì vậy một trong những điều cần làm đối với các cơ quan cứu trợ, như chúng tôi và các chính phủ là tìm các ngay lập tức có các cơ cấu bảo vệ, để có thể theo dõi trẻ em và tìm ra gia đình thất lạc của các cháu. Vì vậy các cháu sẽ được ở trong một môi trường an toàn và được bảo vệ khỏi những kẻ buôn người".

UNICEF ước lượng trong năm 2016, có khoảng 28 triệu trẻ em trên khắp thế giới, hiện sống trong cảnh mất hết nhà cửa.

Thêm vào đó, Liên hiệp quốc cũng cho biết có khoảng 7 triệu trẻ em, bị bơ vơ ngay trong nước của các em do thiên tai.

Trong trường hợp trẻ em Rohingya, không có con số thống kê tin cậy về con số các em bị thất lạc, hay cha mẹ các em đã chết.
"Chúng ta dùng mọi quyền hạn để bảo đảm rằng, các em không bị hảm hại và chúng tôi nghĩ đến việc đưa các trẻ em đó vào một số môi trường bình thường, càng sớm càng tốt", Suzenne Legena.
Sau khi thực hiện các cuộc phỏng vấn với 200 trẻ em trong trại, phúc trình đề nghị một số các biện pháp để đối phó các vấn đề được xác định trong các cuộc phỏng vấn với các em.

Việc nầy bao gồm việc thấu hiểu các nguy cơ của bọn buôn người, cũng như bảo đảm các tin tức chính xác nhằm làm giảm bớt những lo sợ không cần thiết.

Phúc trình cũng đề nghị, xét lại các toán tuần tra an ninh hiện nay trong các trại, để bảo đảm các thiếu nữ được có nhiều cơ hội tham gia các sinh hoạt.

Bà Legena nói rằng, trong hoàn cảnh của các thiếu nhi không có thân nhân đi kèm trong trại tỵ nạn, một số có thể bị người lạ gạt gẫm, khi họ giả như quan tâm đến cuộc sống của các em, thế nhưng thực sự là tìm các lợi dụng các em.

"Chúng tôi luôn luôn làm việc trên căn bản hoạt động với cộng đồng, trong việc tìm cách chuẩn bị cho các cháu. Đây là những việc, đôi khi không may xảy ra trong các cuộc khủng hoảng, là có người lợi dụng tình hình với  những lý do tệ hại nhất và công việc của chúng tôi, là giữ cho các trẻ em càng an toàn càng tốt".

Bà Sabrina Karim là phó Giáo sư về Công quyền, tại đại học Cornnell ở Mỹ.

Bà vừa các trại tỵ nạn Rohingya tại Bangladesh trở về, sau khi đến đó để quan sát cách điều hành trại như thế nào.

Bà cho biết, trong khi bà mô tả tình hình trong trại là tuyệt vọng và khủng khiếp, điểm tích cực của chính phủ Bangladesh hiện làm các công việc tốt đẹp, trong việc điều hợp các cơ quan cứu trợ trong trại.

Bà lưu ý đến Bangladesh, đã đóng góp nhiều trong việc gìn giữ hòa bình trong hàng thập niên qua, cũng như đối phó với tình trạng thiên tai thường xuyên tại quốc gia nầy.

"Cách thức mà chính phủ Bangladesh hành xử trong vấn đề nầy là họ thiết lập một cư chế dân sự riêng biệt, để trông nom mọi cơ quan cứu trợ khác nhau đến nước nầy. Bất cứ tổ chức cứu trợ nào, cũng cần xin phép hoạt động và cần được chấp thuận".

Những gì được biết hiện nay, là các trẻ em Rohingya bị kẹt trong các trại tỵ nạn và đối với những người tìm cách giúp đỡ các em, thì tương lai vẫn còn mờ mịt.

"Chúng ta thực sự cần xem xét rằng, đây là một khả năng khi các trẻ em nầy sẽ bị mất hết nhà cửa trong một thời gian đáng kể".

"Chúng ta cần bảo đảm các trợ giúp nhân đạo cần thiết. Mùa mưa sẽ đến nay mai và sẽ tạo nên tình thế còn tệ hại hơn và chúng ta cần bảo đảm an toàn cho các trẻ em đặc biệt".

"Tôi muốn nói rằng, có những nhóm em gái dễ bị thương tổn trong số các em khác, các thiếu nữ cần được bảo vệ".

"Chúng ta dùng mọi quyền hạn để bảo đảm rằng, các em không bị hảm hại và chúng tôi nghĩ đến việc đưa các trẻ em đó vào một số môi trường bình thường, càng sớm càng tốt", Suzenne Legena.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share