Hoa Kỳ có con số người chết vì COVID-19 cao nhất so với bất cứ quốc gia nào, với hơn 272 ngàn tử vong cho đến nay.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh là tiến sĩ Robert Redfield cho biết Hoa Kỳ có thể chứng kiến thêm từ 150 đến 200 ngàn người chết, từ nay đến đầu tháng 2 năm tới.
“Có những cuộc sống hết sức quí báu đã mất do đại dịch nầy".
"Chúng ta có thể dự liệu một con số khác là 150 hay 200 ngàn người sẽ ra đi vào tháng 2".
"Vì vậy đây thực sự là một thời điểm đáng kể”, Robert Redfield.
Ông nói rằng, có 4 loại vắc xin nên được chấp thuận để sử dụng tại Mỹ vào tháng 2 năm tới, thế nhưng cảnh cáo rằng nó sẽ mất nhiều tháng để đại đa số dân chúng được chủng ngừa.
“Thách thức sẽ là chuyện chúng ta bị ràng buộc trong vấn đề cung cấp. cuối cùng sẽ có đủ vắc xin cho mọi người tại Mỹ, muốn được chủng ngừa sẽ được tiêm chủng".
"Tôi đã tuyên bố công khai tuyên bố rằng tôi tin rằng trong quí 2 hay quí 3 của năm 2021, tôi nghĩ các ước lượng nầy có thể đúng mục tiêu, mặc dù có những người khác chỉ trích”, Robert Redfield.
Tại Âu Châu, Ủy viên Y tế của Liên Âu là bà Stella Kyriakides cho biết, Âu Châu hiện ở trong một vị thế nghiêm trọng, tế nhị và nguy hiểm.
“Chúng ta sẽ thấy một sự cân bằng trong các con số tại Liên Âu, thế nhưng đây là một sự quân bình ở mức độ rất cao".
"Mỗi 17 giây, có một người mất mạng vì COVID-19 tại Âu Châu và mỗi ngày tại châu lục nầy, có hơn 5 ngàn gia đình thương tiếc cho một người thân đã mất”, Stella Kyriakides.
Trong khi đó, nước Đức gia hạn các hạn chế cho đến ít nhất là ngày 10 tháng giêng năm tới.
Các biện pháp bao gồm việc đóng cửa các nhà hàng và khách sạn, cũng như giới hạn các vụ tụ tập tư nhân tối đa là 5 người, thuộc 2 gia đình khác nhau.
Các con số lây nhiễm hàng ngày được biết sụt giảm tại Đức, thế nhưng quốc gia nầy vừa báo cáo mức tử vong cao nhất trong một ngày với 487 người chết.
Lãnh đạo của tiểu bang Bavaria ở miền Nam là ông Markus Soeder nói rằng, con số tử vong quá cao biện minh cho việc hạn chế vẫn tiếp tục.
“Đó là bổn phận tuyệt đối của chúng tôi, là góp phần trong việc giúp cứu mạng mọi người và đó là lý do tại sao, dù trong hoàn cảnh số tử vong rất cao và số nhiễm bệnh cũng không thấp, thì chúng tôi cũng không thể bỏ qua được".
"Chúng ta cần tập trung hoàn toàn và đó là lý do chúng tôi cần gia hạn việc phong tỏa cho đến ngày 10 tháng giêng năm tới”, Markus Soeder.
"Tôi không muốn so sánh những sự tương tự với bệnh cảm cúm, thế nhưng có thể về cách thức lây nhiễm của nó, chúng ta học được cách sống sót với nó”, Jonathan Van Tam.
Còn tại Nga, có hơn 100 ngàn người đã nhận được mũi chích ngừa với vắc xin Sputnik 5.
Đây là một trong 2 vắc xin địa phương Nga chế tạo, đã được chấp thuận sử dụng trong nội địa, bất chấp các thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn tất.
Nga cho biết vắc xin nầy hữu hiệu hơn 90 phần trăm trong việc bảo vệ con người trước virus.
Bộ Trưởng Y tế là ông Mikhail Murashko cho biết, nó sẽ được phổ biến rộng rãi.
“Hôm nay có hơn 100 ngàn công dân được chủng ngừa với vắc xin Sputnik 5. Vắc xin nầy hiện được phân phối đến mọi miền trên đất nước Nga, để phát động một chiến dịch chủng ngừa tức khắc”, Mikhail Murashko.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho nhà cầm quyền các nơi, bắt đầu chiến dịch qui mô tiêm chủng tình nguyện vào tuần tới.
Tại Anh quốc cũng có việc tiêm chủng vào tuần tới, sau khi cơ quan hữu trách chấp nhận vắc xin Plizer -BioNTech cho việc sử dụng khẩn cấp.
Các nhân viên y tế và những người cao tuổi, sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng.
Trưởng phòng thương mại của BioNTech là ông Sean Marett nói rằng, nhà điều hành Anh quốc đưa ra các câu hỏi sâu sắc và chi tiết, trước khi chấp thuận việc sử dụng khẩn cấp.
“Nhà cầm quyền Anh hiện đặt ra câu hỏi rất sâu xa và chi tiết, cũng như bất cứ cơ quan nào và do luật pháp tại Anh thì cơ quan nầy có thể cấp giấy phép tạm thời".
"Thế nhưng việc chấp thuận khẩn cấp nầy là tạm thời và chúng ta với tư cách là một công ty dược phẩm, sẽ xin giấy phép toàn diện”, Sean Marett.
Trong khi đó, Phó Trưởng Ban Y tế tại Anh quốc là Jonathan Van Tam nói rằng, COVID-19 có lẽ sẽ không thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ tiêu diệt được coronavirus, tôi nghĩ nó sẽ ở với nhân loại vĩnh viễn".
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt đến một điểm, khi coronavirus trở thành một vấn đề theo mùa".
"Tôi không muốn so sánh những sự tương tự với bệnh cảm cúm, thế nhưng có thể về cách thức lây nhiễm của nó, chúng ta học được cách sống sót với nó”, Jonathan Van Tam.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại