Lừa đảo tại Úc ngày càng tinh vi, hơn 3 tỷ đô la bị mất trong năm 2022

Unknown incoming call

Is that call a genuine one? Source: Getty / Calvin Chan Wai Meng

Năm ngoái, người Úc đã mất 3,1 tỷ đô la vì các vụ lừa đảo, nhưng con số thực tế có thể cao hơn. ACCC cho biết các vụ lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi và khó phát hiện hơn, hậu quả là các nạn nhân phải gánh chịu những tổn thất đáng kể, đôi khi là số tiền tiết kiệm cả đời của họ.


Những trò gian lận, lừa đảo trắng trợn ngày càng trở nên tinh vi hơn và mọi người đều gặp rủi ro.

"Nhìn xem, tôi cảm thấy phát ốm ngay khi nhận ra mình đã cung cấp thông tin chi tiết của mình. Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc." 

Ông Ian Henschke, 68 tuổi, là người ủng hộ chính cho tổ chức người cao niên Quốc gia Úc 'National Seniors Australia'. 

Vai trò của tổ chức này bao gồm việc nâng cao nhận thức về nguy cơ lừa đảo, nhằm giúp những người Úc lớn tuổi không bị mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo. Vì vậy ông không nghĩ rằng bản thân mình sẽ trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo với kỹ thuật ngày càng tinh vi. 

Nhưng đó là những gì đã xảy ra hai tuần trước. Trong quá trình thay đổi nhà cung cấp Internet và cả thẻ tín dụng của mình, ông nhận được email cho biết chi tiết thẻ tín dụng của mình không chính xác. Ông đang trong quá trình cung cấp thông tin cá nhân của mình thì nhìn thấy lỗi đánh máy trên tiêu đề thư.

Ông đã hành động đủ nhanh để tránh được việc thất thoát khoản tiền vào tay bọn lừa đảo, nhưng chỉ một chút nữa thì ông đã thành nạn nhân. 

"Sau đó, tôi nhận ra tôi phải hành động ngay lập tức. Tôi đã có thể cắt thẻ tín dụng đó trong vòng 20 phút sau khi những thông tin bị tiết lộ. Nhưng tôi vẫn nhận được những email kỳ lạ, vì vậy tôi nghĩ bằng cách nào đó chúng đã xâm nhập được vào hệ thống của tôi và tôi phải bảo đảm dọn sạch chúng." 

Những người từ 65 tuổi trở lên trình báo các vụ lừa đảo nhiều nhất cho Scamwatch vào năm ngoái, cũng như những tổn thất cao nhất.

Hơn 500 nghìn báo cáo lừa đảo đã được nhận vào năm ngoái, tổng thiệt hại đáng kinh ngạc là 3,1 tỷ đô la. 

Đó là mức tăng 80% trên tổng thiệt hại được ghi nhận vào năm 2021. 

Loại lừa đảo phổ biến nhất liên quan đến đầu tư, gây thiệt hại tài chính 1,5 tỷ đô la.

Các loại lừa đảo khác bao gồm truy cập từ xa, chuyển hướng thanh toán, lừa đảo qua các mối quan hệ lãng mạn và đánh cắp dữ liệu thông qua phần mềm độc hại được gửi qua email hoặc tin nhắn văn bản. 

Catriona Lowe là phó chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và bảo vệ Người tiêu dùng ACCC. 

Bà nói rằng 12 tháng qua đã chứng kiến sự gia tăng lớn số tiền mà mọi người mất vào tay những kẻ lừa đảo.

"Chúng tôi cũng nhận thấy mức lừa đảo tăng lên 50%, khoảng 20.000 đô la. Đó là một số tiền có thể thay đổi cuộc sống của các nạn nhân. Tất nhiên chúng ta không chỉ nói về những tổn thất tài chính mà còn tác động cảm xúc đi cùng với điều này." 

ACCC đang kêu gọi một phản ứng phối hợp giữa chính phủ, cơ quan quản lý, ngành công nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật. 

Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính Liên bang Stephen Jones cho biết chính phủ liên bang đang đầu tư thêm kinh phí để giúp thành lập một trung tâm phối hợp các nỗ lực ngăn chặn các vụ lừa đảo trước khi chúng đến tay người Úc.

"Mất mát rất lớn, đặt cược lớn và chúng tôi phải tiếp tục việc quản lý của mình. Đó là lý do tại sao, với tư cách là chính phủ liên bang, chúng tôi ưu tiên điều này.
Chúng tôi huy động nguồn lực cho ACCC để thành lập một cơ quan, một trung tâm chống lừa đảo và chúng tôi đang tìm cách cắt đứt những con đường mà kẻ lừa đảo đang sử dụng để tấn công khách hàng.
Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính Liên bang Stephen Jones
Chúng tôi đã áp dụng các công nghệ lọc SMS để buộc các công ty điện thoại phải có nghĩa vụ đảm bảo rằng họ lọc một số tin nhắn gây hại này'. Chúng tôi muốn có thể mở rộng các khả năng này. Và trong suốt cả năm, chúng tôi sẽ khám phá xem có thể làm gì thêm trong lĩnh vực này." 

Phương pháp liên lạc hàng đầu được những kẻ lừa đảo sử dụng vào năm ngoái là tin nhắn văn bản, chiếm 33% các báo cáo. Điện thoại đứng thứ hai. Sau đó là gửi email. Còn Internet và mạng xã hội chiếm 6% báo cáo các vụ lừa đảo. 

ACCC cho biết có những điều đơn giản mà người tiêu dùng có thể làm để tự bảo vệ mình, chẳng hạn như không nhấn vào liên kết trong tin nhắn văn bản, dành thời gian đặt câu hỏi về sự hợp lý của cuộc gọi hoặc tin nhắn, sau đó nhanh chóng thông báo cho ngân hàng của họ nếu cảm thấy có gì đó không ổn.

Bà Lowe nói rằng chính hành động tạm dừng đó có thể tạo nên sự khác biệt.

"Chúng tôi cũng yêu cầu người tiêu dùng ghi nhớ ba từ: dừng lại, suy nghĩ, bảo vệ. Dừng lại trước khi bạn cung cấp thông tin cá nhân, trước khi bạn chuyển tiền. Hãy nghĩ rằng đây có thể là một trò lừa đảo. Và hãy bảo vệ, nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn sau khi bạn đã đã thực hiện giao dịch, hãy gọi cho ngân hàng càng sớm càng tốt và báo cáo vấn đề với ."

Share