Nghỉ cuối năm, nên làm gì để gia đình gắn bó?

Family in holidays

Source: Facebook

Thương con nhưng có thật hiểu và gần được con? Làm thế nào để lại gắn bó với con hơn trong mùa Giáng Sinh này?


Mùa hè ở Úc cũng là các ngày nghỉ lễ Giáng Sinh, là lúc dự các buổi barbercue ăn thịt nướng ngoài trời, là lúc các trường học đóng cửa.

Đó là khi nhiều phụ huynh có kỳ nghỉ phép hàng năm để nghỉ xả hơi và tận hưởng thời gian với con cái. 

Sau một năm tất bật đem con đến trường, đi học thêm, chở đi chơi thể thao, đi học đàn vv…các bậc cha mẹ rất mong đến kỳ nghỉ lễ để mỗi sáng họ được nằm ngủ nướng lâu hơn một chút và tận hưởng mùa nghỉ cuối năm.

Kỳ nghỉ lễ có thể gây lắm căng thẳng đối với nhiều gia đình.

Thương yêu con, nhưng bạn có thực sự hiểu và gắn bó với con cái không?

Giảng viên cao cấp và là nhà tâm lý học tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Sophia Xenos nói tuy Giáng Sinh là khoảnh khắc hạnh phúc và an bình, nhưng có thể gây ra những căng thẳng không cần thiết.

 Đặc biệt đối với nhiều gia đình có kỳ vọng rằng ăn mừng Giáng sinh là ăn với gia đình, họ hàng và bạn bè, và không phải lúc nào cũng được như vậy.
“Cũng có thể căng thẳng càng tăng khi cha mẹ mong muốn dành nhiều thì giờ hơn bên con cái.” Tiến sĩ Sophia Xenos.
Gia đình có thể làm gì để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh và năm mới?
Nhìn lại cách nuôi dạy con cái

Một chuyên gia, tác giả nhiều sách hướng dẫn làm cha làm mẹ, ông Michael Grose cho biết bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách nhìn lại cách nuôi dạy con cái của mình đã ảnh hưởng thế nào trên con trẻ.

Ông nói rằng cách nuôi dậy con của từng người đều dựa trên các hệ thống giá trị khác biệt và chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa nơi họ sinh ra và lớn lên.

Cha mẹ dạy con theo nhiều cách khác nhau dựa trên các nền văn hóa khác nhau.

Theo phong cách của cha mẹ gốc Anglo Saxo, đến với trẻ bằng cách lắng nghe.

 Đó là cách cho phép trẻ em tham gia nhiều hơn trong gia đình và cho chúng một tiếng nói.

Cách dạy con này không phù hợp với cha mẹ châu Á, những người hay gây áp lực nhiều hơn trên trẻ em là cách nghiêm khắc và cũng có thể phải mất công dậy bảo con rất nhiều nhưng lại ít có khả năng giảng hòa với con trẻ.

Cũng tương tự với các bậc cha mẹ gốc châu Phi, những người còn nặng nề với suy nghĩ tôn ti trật tự trong gia đình.

“Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” có luôn đúng?

Chuyên gia Michael Grose nói ông rất thích cách dạy con theo kiểu ” tổng hợp”mà các gia đình gốc Địa trung hải ở Úc áp dụng.

Điều mà ông thấy thực sự tuyệt vời về phong cách miền nam châu Âu của họ là có rất nhiều cái khác xung quanh vấn đề gia đình. Có một phong cách mà chúng ta thấy ở Úc bây giờ những gì ông gọi là cha mẹ dạy dỗ từng đứa con một.

Nếu có điều gì sai trái với một đứa con họ tìm hiểu tại sao lại như vậy và tập trung vào đó.

Khi có vấn đề chung của gia đình họ không tập trung quá nhiều vào mỗi cá nhân mà tập trung nhiều hơn về gia đình, nếu có điều gì sai để sửa đổi.

Vì vậy, ông nghĩ rằng cách dạy con của người miền Nam châu Âu xây dựng đuơc gia đình mạnh mẽ hơn.
Cha mẹ cần phải ưu tiên các cam kết trong năm đối với các con

Đối với nhiều người, Giáng Sinh là kỳ nghỉ cứ tưởng là nhàn hạ hơn lúc đi làm nhưng thật ra dường như lại bận rộn hơn.

Có những món quà cho người thân vẫn cần phải mua, việc chuẩn bị bữa ăn tối Giáng sinh, người thân ở ngoại quốc hay tiểu bang khác đến thăm- hàng loạt việc phải làm cứ thế mà kéo dài.

Và nếu các bậc cha mẹ đang hy vọng đây là lúc nghỉ xả hơi và bắc lại nhịp cầu thông cảm với con cái điều này có thể châm ngòi cho một loạt những căng thẳng và xung đột khác.

Bác sĩ tâm lý Sophia Xenos tin rằng cha mẹ cần phải ưu tiên các cam kết trong năm đối với các con và cho các con đóng góp ý kiến vào việc đưa ra các quyết định

Đây có thể là một cơ hội cho các thành viên trong gia đình tiếp xúc và nói chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong suốt cả năm.

Những điều cả nhà muốn làm trong các năm sau.

Trò chuyện chia sẻ là điều vô cùng quan trọng vì các em ngày càng lớn, như một thiếu niên chẳng hạn em biết rằng những sở dĩ mọi việc diễn ra xuông sẻ là vì cả nhà gồm cha mẹ và cả các con đã lên kế hoạch cho các ngày nghỉ.
“Vì vậy, phải hỏi ý kiến các con và cho phép các thanh thiếu niên có tiếng nói” Bác sĩ tâm lý Sophia Xenos
Cho phép con cái đưa ra quyết định về cách chúng muốn làm gì trong kỳ nghỉ.

Giảng viên lâu năm và nhà nghiên cứu tại Trường Giáo dục Đại học Western Sydney, Tiến sĩ Joanne Orlando cũng tin cũng có lợi ích hơn khi cho phép con cái đưa ra quyết định về cách chúng muốn làm gì trong kỳ nghỉ.

Ví dụ một gia đình có ba đứa con mỗi đứa trẻ được chọn một trong những điều chúng muốn làm trong những ngày nghỉ, cho dù đó là đi biển hay đi đâu mà tất cả mọi người trong nhà cùng đi.

Một nơi nào đó mà cả ba đứa con đều có được những hoạt động mình ham thích như vậy mọi người sẽ muốn tham gia nhiều hơn.
Những gia đình dành thời gian để ở bên nhau trong những ngày nghỉ sẽ gần gũi hơn.

Chuyên gia Michael Grose nói gia đình nào cũng làm việc vất vả trong suốt cả năm, nhưng những người dành thời gian để ở bên nhau trong những ngày nghỉ sẽ cảm thấy gần gũi hơn.

Ông nói rằng các gia đình gắn bó mạnh mẽ hiểu rằng điều này có thể đạt được bằng cách chấp nhận rằng tất cả mọi người trong gia đình được hưởng những lúc rỗi rảnh 'trong các ngày nghỉ.

Đây là cơ hội cả nhà chỉ cần ngồi lại và thư giãn một chút vì không có gì gấp gáp phải làm.

Đây là khoảnh khắc mà ông gọi là lúc liên kết gia đình và điều đó xảy ra trong những ngày nghỉ.

Đột nhiên bà mẹ sẽ thấy mình cùng ăn sáng, ngồi uống cà phê bên cạnh một trong những con mà vì công việc không thường xuyên ăn uống ở nhà và cha cũng sẽ làm như vậy.
“Trong những ngày nghỉ, cuộc sống chậm lại, chúng tôi cùng nghỉ xả hơi, trò chuyện với nhau” Chuyên gia Michael Grose
Làm thế nào để các thiếu niên trở lại quỹ đạo gia đình?

Nhưng việc tìm cách đến với nhau trong những ngày nghỉ có thể gặp khó khăn cho các gia đình có trẻ em ở tuổi thiếu niên.

Dù cha mẹ có cố gắng cách mấy, các em không muốn trò chuyện với các em ruột nhỏ tuổi hơn.

Ông Michael Grose đề nghị một cách để đem trẻ em vị thành niên trở lại vào quỹ đạo gia đình.

Theo ông, người ta hông khó để bắt chuyện khi cùng làm một cái gì đó, vì vậy một trong những cách tốt nhất để nói chuyện với trẻ em là làm một cái gì đó với chúng, cho dù là đi bộ hoặc lái xe, hoặc chỉ chia sẻ một số hoạt động bên ngoài.

Vào cái thời chưa có máy rửa chén, và đột nhiên câu chuyện mở ra khi đang rửa chén vối đứa em nào đó, với mẹ hoặc cha của bạn, và cuộc trò chuyện bất ngờ xảy ra một cách đáng kinh ngạc.
“Và đó là điều tôi gọi là nói chuyện kiểu bằng vai phải lứa.” Michael Grose
Một chốn đi về

Phụ huynh cũng có thể giúp con cái của họ giao tiếp một cách tự do và trung thực bằng cách áp dụng một ý tưởng dựa trên quan niệm rằng vị trí, các nơi chốn sẽ có tính gọi nhớ

Ông Grose giải thích rằng đó là cách tiếp cận rất tốt trong gia đình của mình.

Nơi chốn sẽ mang theo rất nhiều kỷ niệm khó quên.

Hầu hết mọi người sẽ nhớ nơi họ đang ở đâu khi họ nghe tin công nương Diana tử nạn xe hơi.

Hay thế hệ ông khi nghe tin Tổng Thống T Kenedy bị ám sát chết.

Vì vậy, chúng ta cũng cần phải làm như thế trong gia đình. Ở nhà hãy giữ một chỗ trò chuyện tránh xung đột.

Trong gia đình của ông đã giữ cái bàn trong nhà bếp là nơi không cãi vã.

Thường thì các cuộc tranh luận xảy ra ở bộ sa lông ngoài phòng khách.

Giờ thì các con ông đã như chim đủ lông đủ cách bay đi hết.
“Tôi để ý, mỗi lần về nhà, chúng nó hay tụ lại ở cả bàn ăn, là trái tim của cả gia đình ngày trước” Michael Grose
Công nghệ có phải là kẻ thù của hạnh phúc gia đình?

Một vấn đề khác mà nhiều bậc phụ huynh ở Úc phải đối phó là trong những ngày nghỉ học, trẻ em chúi đầu vào các thiết bị công nghệ kỹ thuật số yêu thích như computer, I Phone, I pad nhiều hơn.

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại về việc dùng những thiết bị này quá độ sẽ tác động đến sự phát triển của trẻ em.

Tiến sĩ Joanne Orlando thừa nhận việc dùng quá nhiều thì giờ vào các thiết bị kỹ thuật số là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra căng thẳng trong gia đình.

Nhưng bà nói rằng tình hình này có thể hóa giải được bằng cách áp dụng các kế hoạch phù hợp.

Một trong những cách tốt nhất là không nhất thiết phải coi công nghệ là kẻ thù nhưng để nghĩ ra một cách mà bạn có thể sử dụng nó để tăng cường mối quan hệ của bạn với những đứa trẻ.

Và có thể dành nhiều thời gian vui vẻ với nhau.

Một điều bạn có thể làm là làm một cái gì đó với các con trên máy tính của bạn hoặc trên một màn hình.

Có thể là một trò chơi mà cả bạn và con bạn thực sự thưởng thức, hoặc cùng tìm kiếm vé máy bay, chổ ở cho một kỳ holidays của cả nhà.
“Qua đó, vẫn có thời gian chia sẻ và đó là điều quan trọng nhất, cho dù đó là trên một màn hình. Nhưng nó cũng giúp cho thấy công nghệ không nhất thiết luôn luôn là điều xấu trong nhà mà còn là một điều thực sự hữu ích.“ Tiến sĩ Joanne Orlando
Cha mẹ phải tuyệt đối làm gương

Và bà nhắc nhở cha mẹ rằng nếu họ muốn thay đổi hành vi trẻ em họ cần phải bắt đầu bằng cách làm gương tốt.

Có em nói rằng ba má nói em phải tắt máy tính hoặc điện thoại, nhưng chính cha mẹ em vẫn tiếp tục sử dụng.

Vì vậy, cha mẹ là mẫu mực cho con cái, nếu muốn con tắt máy tính thì chính chúng ta phải tắt trước đã.

Michael Grose khẳng định rằng các bậc cha mẹ cần phải áp đặt các hạn chế nếu họ cảm thấy trẻ em đang dành quá nhiều thời gian trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc các thiết bị kỹ thuật số.

Nếu những đứa trẻ của bạn đang sử dụng máy tính, bạn cần phải thực hiện một số quy tắc hạn chế vì phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ truyền thông là một công cụ học tập tuyệt vời, nhưng về mặt nào đó nó cũng là một công cụ gây nhiều tiêu cực.
“Tôi đã thấy những nhóm trẻ chỉ sống ảo dành rất nhiều giờ trên thế giới trực tuyến và họ không thoải mái. Càng sống trên trực tuyến bao nhiêu, các em càng ít tự tin hơn trong cuộc sống thật bấy nhiêu” Tiến sĩ Joanne Orlando
Công nghệ đã biến đổi hoàn toàn công việc làm cha làm mẹ.

Nhưng trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Joanne Orlando bà giải thích rằng một số gia đình đang sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan.

Cũng giống như các gia đình những người sử dụng công nghệ để giúp đứa con gái chín tuổi của họ liên lạc lại với bà ngoại của mình ở ngoại quốc.

Có bà mẹ sống ở Anh và cô con gái sống ở Úc, mỗi tuần một lần, bà ngoại và cháu sẽ lên Skype khoảng nửa giờ và để họ nấu những món ăn tương tự nhưng trong mỗi căn bếp riêng của mình.

Rất đơn giản và họ chỉ nấu ăn với nhau; nói chuyện trong khi họ đang nấu và ăn cùng một lúc, do đó, nó gần giống như họ đang ở trong cùng một nhà.

Đó là một ví dụ hoàn hảo về cách công nghệ thực sự có thể mang lại gần gũi cho các thế hệ và cũng mang lại niềm vui cho người thân đang ở xa nhau, đó là một ví dụ đẹp.

Điều này như là một thời gian thực sự đặc biệt cho cháu gái cũng như cho các ông bà.


Share