Biển Đông và Sông Mê Kông: hai gọng kềm chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam

China's State Councilor and Foreign Minister Wang Yi and Vietnam's Foreign Minister Pham Binh Minh

China's State Councilor and Foreign Minister Wang Yi and Vietnam's Foreign Minister Pham Binh Minh Source: AAP

Cố Vấn Quốc gia kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Việt Nam bàn về vấn đề Biển Đông và hai bên tuyên bố sẽ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán và tiến tới hợp tác khai thác chung trong vùng biển của mỗi nước. Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh Việt Nam vừa cho ngưng khai thác dự án Repsol với Tây Ban Nha tại Mỏ Cá Rồng Đỏ không lâu trước đó. Và đặc biệt chuyến thăm diễn ra ngay thời điểm Hội Nghị lần 6 các nước trong nhóm Lưu vực Sông Mê Kông Mở Rộng tổ chức tại Hà Nội với tuyên bố chung của các nước là “tiếp tục tăng cường hợp tác”.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu với báo chí vào hôm qua Chủ Nhật tại Hà Nội sau cuộc gặp với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 30/3 đến 2/4 cho biết hai nước Trung Quốc và Việt Nam “đồng ý với nhau rằng vấn đề lãnh hải là cực kỳ quan trọng cho sự bình ổn của và phát triển của quan hệ song phương hai nước”. Và mọi tranh chấp nên giải quyết thông qua đàm phán và tiến tới cùng “hợp tác khai thác các vùng biển của mình.”

Với sách lược đường chín đoạn, Trung Quốc tuyên bố giành chủ quyền lên tới 90% khu vực giàu trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông và đã cho lấn chiếm tôn tạo những hòn đảo đá thành các căn cứ quân sự đe doạ hoà bình và ổn định tại khu vực cũng như quốc tế.

Đáp lại lời của ông Ngoại trưởng Vương của Trung Quốc, Ngoại trưởng Việt Nam ông Phạm Bình Minh cũng tuyên bố rằng vấn đề Biển Đông nên giải quyết thông qua đàm phán và mong muốn phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. 

"Luật pháp quốc tế" mà ông Phạm Bình Minh nhắc đến trong khu vực biển Đông đó là Bộ Quy Tắc Ứng xử COC đến nay vẫn chỉ là khung thoả thuận.

Để COC có ghể tiến tới thành một Bộ Quy tắc có hiệu lực pháp lý cần phải có sự đồng thuận tán thành của các nước trong khu vực, cụ thể là ASIAN là điểu không mấy khả thi do tính đồng thuận của nhóm để đòi hỏi một thoả thuận được thông qua. 

 

Gần như song song với cuộc gặp ngoại giao Trung-Việt về vấn đề Biển Đông thì Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ 6 Tiểu Vùng Sông Mê Kông Mở Rộng - GMS6 gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc diễn ra ở Hà Nội cũng đã ra Tuyên bố chung của Lãnh đạo cấp cao 6 nước rằng “tái khẳng định cam kết tiếp tục thúc đẩy Chương trình hợp tác kinh tế GMS và tiếp tục ủng hộ các nguyên tắc cơ bản của khuôn khổ hợp tác GMS.”

Truyền thông cũng đã nhiều lần lên tiếng vấn đề mặn hóa dẫn đến nghèo đói do hậu quả của các nước thượng nguồn thi nhau khai thác xây dựng đập thủy điện làm thay đổi lưu vực sông làm thay đổi hệ sinh thái và lưu lượng nước sông ảnh hưởng nặng nề đến 20 triệu dân cư đồng bằng sông Cửu Long sống nhờ vào nguồn nước.

tuyen-bo-chung-hoi-nghi-thuong-dinh-tieu-vung-mekong-mo-rong-lan-thu-61522612495.jpg
Nhìn nhận vấn đề này trong cuộc trò chuyện với Mai Hoa, nhà báo Lưu Tường Quang- Cựu viên chức ngoại giao VNCH, cho biết Sông Mê Kông và Biển Đông nằm trong chiến lược Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây của Nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với chủ quyền của Việt Nam, trong đó Trường Sơn Đông là Biển Đông và Trường Sơn Tây là Sông Mê Kông.

Việt Nam đang nằm giữa hai gọng kềm chiến lược này của nước bạn "anh em, đồng chí và láng giềng thân thiết" như cách ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang  gọi Trung Quốc mới đây tại cuộc gặp với ông Vương Nghị tại Hà Nội ben lề Hội Nghị Thuượng Đỉnh GMS6.
Theo Nhà báo Lưu Tường Quang đã có hai sai lầm cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam liên quan đến hai nơi này từ phía nhà nước Cộng sản Việt Nam. 

Tại Biển Đông vào năm 1958, ông Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ tướng đã ký công hàm với chính phủ Chu Ân Lai công nhận tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc đối với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa với Biển Đông. 

Tại khu vực Sông Mê Kông trước năm 1975 chính phủ VNCH đã có Ủy Ban Sông Mê Kông tức Mekong Committee gồm Thái Lan, VNCH, Lào, và Cao Miên để quản lý việc khai thác dòng sông trong đó Việt Nam có quyền phủ quyết bất cứ quyết định nào liên quan đến dòng sông mà không thỏa đáng đến quyền lợi của các nước có liên quan. 

Vào năm 1995 ông Nguyễn Mạnh Cầm với tư cách là Ngoại trưởng của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký từ bỏ quyền phủ quyết này và vì vậy khi các nước nhỏ như Lào hay Cao Miên xây đập ảnh hưởng lưu vực thì Việt Nam đã không nói gì được.
Nhà Báo Lưu Tường Quang - Cựu viên chức Bộ Ngoại Giao VNCH
Nhà Báo Lưu Tường Quang - Cựu viên chức Bộ Ngoại Giao VNCH Source: Supplied
Trong cuộc trò chuyện với Mai Hoa, Nhà báo Lưu Tường Quang cũng đề cập đến vấn đề Việt Nam nên có thái độ như thế nào trước hai gọng kềm chiến lược đang ngày càng xiết chặt vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi có ý kiến cho rằng tại Biển Đông Việt Nam không còn gì để mất.

Cũng như khi nói đến mối bang giao giữa hai quốc gia phải là giữa chính phủ với chính phủ chứ không phải giữa các đảng, ông cũng phân tích tình hình các nước Đông Âu khi hệ thống XHCN sụp đổ để thấy rằng các nước này phát triển vượt bậc hơn khi không còn Đảng Cộng Sản như là một minh chứng cho câu hỏi liệu Việt Nam có loạn và bất ổn khi Đảng Cộng Sản sụp đổ hay không, và đặc biệt ông nêu Đài Loan và Hàn Quốc, như là những ví dụ về các quốc gia nhỏ cương quyết thoát khỏi chế độ độc tài Cộng Sản và trở thành một thành viên có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế. 

 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share