Các ngành học nổi bật của đại học Úc trong QS Rankings 2016
Những ngày vừa qua thì nhiều trường đại học của Úc đã tự hào công bố thứ hạng các nhóm ngành đào tạo của trường mình trong bảng xếp hạng các đại học thế giới .
Giới thiệu đến các bạn thứ hạng các nhóm ngành phổ biến đối với du học sinh Việt Nam ở từng trường đại học để các bạn có thể tham khảo và có sự lựa chọn cho bản thân hoặc là để tư vấn cho bạn bè, em út của mình trong tương lai.
Những bạn nào là sinh viên hoặc cựu sinh viên của (ANU) có thể tự hào về thứ hạng khá cao của trường mình.
ANU có 15 ngành nằm trong top 25 thế giới, và cũng có 15 ngành đứng đầu các đại học ở Úc.
Đặc biệt, ngành Nhân loại học được xếp hạng 7 toàn cầu, 3 ngành khác cùng xếp hạng 8 trên toàn thế giới là Khảo cổ học, Nghiên cứu Phát triển, Chính trị và Quốc tế học.
Ngoài 4 ngành trên thì còn có 11 ngành khác mà ANU dẫn đầu các trường đại học ở Úc là: Nông Lâm nghiệp, Khoa học Trái đất và Hải Dương học, Địa lý, Lịch sử, Toán học, Ngôn ngữ Hiện đại, Triết học, Chính sách công và Quản trị, Xã hội học, Kinh tế học và Toán Kinh tế, Thống kê và Vận trù học.
cũng xếp thứ hạng rất cao, đặc biệt là ngành Dược, xếp thứ 4 toàn cầu, chỉ sau đại học Harvard, đại học Cambridge và Oxford.
Với thứ hạng này thì ngành Dược của đại học Monash đã đứng đầu trong tất cả các trường đại học Úc nói riêng và cả châu Á Thái Bình Dương nói chung.
Ngoài ra, một số ngành khác của Đại học Monash cũng xếp thứ hạng khá cao, đó là ngành Y tá hạng 16, Giáo dục 17, Luật 23, Kỹ sư - Hóa học và Kế toán - Tài chính đồng hạng 24, Kỹ sư Xây dựng và Dân dụng 25, Kinh doanh và Quản trị và Truyền thông đồng hạng 33.
Ở (UNSW), ngành Luật được thăng 2 hạng, xếp thứ 13 thế giới trong bảng xếp hạng QS Rankings năm 2016.
Ngoài ra, có 5 ngành khác của UNSW này nằm trong Top 20 toàn cầu là Kỹ sư Xây dựng và Dân dụng hạng 16 thế giới nhưng hạng Nhất tại Úc, Kỹ sư Khai khoáng và Triết học cùng xếp hạng 16, Kiến trúc và Môi trường Xây dựng xếp hạng 19.
có hai phần ba các ngành đào tạo của trường nằm trong top 50 thế giới, trong đó, có 9 ngành nằm trong top 20.
Trong số đó, đáng chú ý nhất là ngành Thú y, được xếp hạng 9 thế giới và hạng nhất tại Úc.
Ba ngành khác của trường cũng được đánh giá cao nhất tại Úc là ngành Kỹ sư/ Môi trường Xây dựng xếp thứ 17 thế giới, ngành Dược cũng xếp thứ 17, và ngành Y tá xếp thứ 13 toàn cầu.
Ngoài ra thì cũng có nhiều ngành khác của Đại học Sydney được xếp thứ hạng cao trên thế giới là ngành Luật hạng 11, ngành Giáo dục hạng 16, ngành Tài chính và Kế toán 18, ngành Địa lý 22, ngành Văn học và Ngôn ngữ Anh, Kỹ sư Dân dụng và Xây dựng đồng hạng 20.
Cụ thể, ngành Y tá của trường này được xếp hạng 20 toàn cầu, và xếp thứ 4 tại Úc. Ngành Nghệ thuật và Thiết kế đứng thứ 31 trong bảng xếp hạng toàn cầu và đứng thứ 3 tại Úc. Ngành Luật của UTS đã có một sự thăng hạng đáng kể, vươn lên 73 hạng, xếp thứ 41 trên toàn thế giới và xếp thứ 6 tại Úc.
Điều đáng chú ý là UTS là trường duy nhất nằm ngoài G8 (tức là nhóm 8 trường Top của Úc) có Ngành Kế toán và Tài chính lọt vào top 50 toàn cầu.
Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến của 76.798 học giả, 44.426 nhân viên cùng với việc phân tích 28,5 triệu tài liệu nghiên cứu, hơn 113 triệu nguồn trích dẫn.
Để biết cụ thể thứ hạng của từng ngành, từng trường thì xin mời ghé thăm trang web QS Top Universities .
Thứ hạng các ngành đào tạo của một số trường đại học ở Úc trong bảng xếp hạng Đại học toàn cầu mới nhất chỉ là một trong rất nhiều yếu tố để các bạn du học sinh tham khảo khi chọn trường học cho mình. Ngoài, cần xét đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như là độ dài khóa học, mức học phí, địa điểm trường học, cơ hội học lên cao sau khi hoàn thành khóa học…
Image
7 ý tưởng cho kỳ nghỉ giữa kỳ
Nếu chưa được đi đâu chơi trong dịp Lễ Phục sinh vừa qua thì các bạn du học sinh cũng đừng vội buồn bởi vì sắp tới đây, chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa thôi là đến nghỉ giữa kỳ. Và đó là một cơ hội tuyệt vời để làm một chuyến đi xa.
Ngoài ra, còn có thể làm gì trong kỳ nghỉ đó?
Mời xem qua 7 điều nên làm trong kỳ nghỉ giữa kỳ theo gợi ý của Angela Wilcox-Watson, Đại học Sydney:
1. Hãy tự thưởng cho bản thân những món ăn ngon
Một trong những nơi bạn cần tìm đến là King Street, Inner West Sydney, nơi bạn sẽ tìm thấy thiên đường ăn vặt với các loại bánh donut, cronut, các thanh Nutella hấp dẫn…
2. Khám phá Sydney
Một trong những cách tuyệt vời nhất để thoát khỏi việc học hành căng thẳng là đi tìm và thưởng thức những khung cảnh đẹp. Và đây cũng là thời điểm mà thời tiết khá thuận lợi cho các chuyến đi của bạn, tức là trời chỉ mát dịu chứ không quá lạnh. Bạn có thể đến Royal National Park, hoặc đi bộ từ Coogee đến Bondi, hoặc một road-trip ngắn đến Bald Hill.
Tìm hiểu những việc nên làm, những lộ trình nên đi ở Sydney .
Khám phá những thức ăn ngon nhân lúc không bù đầu vào việc học (WeHeartIt@tvmblrquality) Source: We Heart It
3. Dành một ít thời gian cho việc học
Gợi ý này của Angela có lẽ không gây được nhiều hứng thú. Nhưng nếu bạn quá lo lắng về việc học của mình thì cũng nên dành một ít thời gian của kỳ nghỉ này cho việc học. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết bớt một lượng bài vở nào đấy, để việc học của bạn sau kỳ nghỉ nhẹ nhàng hơn phần nào. Một số thư viện trường vẫn mở cửa trong dịp nghỉ giữa kỳ, lại khá vắng vẻ, bạn sẽ dễ dàng tìm được một chỗ ngồi học lý tưởng.
4. Bắt tay vào các bài tập
Nếu bạn có các bài tập cần phải nộp ngay sau kỳ nghỉ giữa kỳ này thì chắc chắn bạn cần bắt tay vào làm một trong số đó ngay khi được nghỉ.
Nghỉ giữa kỳ nghĩa là học hành chăm chỉ hơn? (WeHeartIt@mssDoodi) Source: We Heart It
5. Xem phim
Hãy tranh thủ thời gian nghỉ để xem hết những bộ phim yêu thích của bạn trên Netflix. Như vậy, khi các lớp học bắt đầu trở lại, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để đọc sách và làm bài tập.
6. Ngủ bù
Bạn xứng đáng được nghỉ ngơi và ngủ nướng, nhưng hãy cẩn thận, đừng làm xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu ngủ quá nhiều, sẽ rất khó khăn để bạn có thể dậy sớm dự các lớp học lúc 9 giờ sáng sau kỳ nghỉ. Hơn nữa, chắc bạn sẽ cảm thấy ít nhiều tiếc nuối khi chỉ trải qua kỳ nghỉ ở trên giường.
7. Xem một cái gì đó thú vị
Chẳng hạn như Phòng Trưng bày Nghệ thuật hoặc một bảo tàng nào đó ngay trong khuôn viên trường. Thông thường, những nơi này mở cửa miễn phí, tất cả những gì bạn cần là kiểm tra trước thông tin về giờ mở cửa.
Xem phim hay ngủ bù? (WeHeartIt@_its_anna) Source: We Heart It
Tin vui cho những tâm hồn ăn uống
Sau những khoai tây lốc xoáy, bánh tráng trộn, thì “xoài lắc” nay đã có mặt ở Úc!
Nếu bạn đã từng nghe về món xoài lắc, một món ăn vặt mới toanh, vừa xuất hiện ở Sài Gòn trong một vài tuần gần đây, cái món mà khiến người ta phải xếp hàng dài và thậm chí là phải lấy số thứ tự để đứng chờ, giờ đây cũng đã có mặt tại Úc.
Quá nhanh phải không các bạn? Địa chỉ bán món xoài lắc này là quầy bán thức ăn Ba Miền, ở hẻm Bánh mì Việt Hoa, Cabramatta với giá mỗi ly xoài lắc là $5.
Vẫn thấy lạ lẫm với món xoài lắc?
“Xoài lắc” là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam những ngày qua.
Thành phần chính của món ăn này thật ra không có gì mới lạ, bao gồm xoài, muối tôm và đường, nhưng sự khác biệt chính là cách chế biến.
Công thức cho các bạn thích tự mình… lắc xoài: Xoài ngon được chọn là loại vừa mới chín, vừa chuyển sang màu vàng, giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt, xắt ra thành miếng nhỏ vừa miệng, cho vào trong ly cao cùng với đường và muối tôm, đậy nắp lại và lắc đều, vậy là đã có món xoài lắc với đầy đủ hương vị chua, cay, mặn ngọt.
Hiện nay, những món ăn vặt nào ở Việt Nam mà giới học sinh sinh viên ưa thích thì hầu như đều đã có mặt tại Úc. Điều thú vị là các bạn không cần phải đi tìm đến một hàng quán nào cả mà các món ăn này do chính các bạn du học sinh chế biến, giới thiệu trên mạng xã hội bằng hình ảnh thật và giao tận nơi cho khách.
Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy từ bánh tráng trộn, bột chiên, bún đậu mắm tôm, bò pía, bánh flan, chè khúc bạch, xoài cóc ngâm, bánh mì cay Hải Phòng, mực rim me… những món ăn giúp du học sinh phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị và không khí của ẩm thực đường phố Việt Nam.
Xoài (bỏ vô ly cùng đường và muối tôm rồi) lắc (Instagram @babebloomjojo) Source: Instagram