Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc tự tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, thông qua mạng internet là một việc làm thiết thực cho bệnh nhân, mặc dù các chuyên gia y khoa không khuyến khích việc này.
Hơn 1/3 trong tổng số 400 bệnh nhân tham gia khảo sát cho thấy họ tự tìm hiểu căn bệnh của họ trước khi đến điều trị tại bác sĩ gia đình.
Đồng tác giả nhóm nghiên cứu, bác sĩ Anthony Cocco, từ bệnh viện Saint Vincent, Melbourne cho biết, đa số những bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng khi tự tìm hiểu bệnh tình của mình trước khi hẹn gặp bác sĩ.
“Khoảng 77% bệnh nhân tìm hiểu trước bệnh tình của mình sẽ giúp ích nhiều hơn, đặc biệt là họ có thể giao tiếp hiệu quả hơn với bác sĩ, hỏi thêm những câu hỏi liên quan, và cũng dễ dàng hiểu rõ thông tin bác sĩ cung cấp”
"Các bệnh nhân nên lựa chọn những trang mạng đáng tin cậy, chẳng hạn như trang web của chính phủ healthdirect.gov.au, và sử dụng chức năng đặt câu hỏi từ website này để gửi câu hỏi đến chuyên gia tư vấn"
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các chứng đau đầu, đau lưng, đau bụng và đau tức ngực thường đường tra cứu nhiều nhất. Các đối tượng gồm thanh niên và những người trẻ, là nhóm thường tìm kiếm thông tin về triệu chứng bệnh của mình qua internet.
Điều đáng lưu ý là đa số những bệnh nhân chỉ tham khảo thông tin trên mạng, họ vẫn tin tưởng nhiều hơn phần tư vấn của bác sĩ gia đình.
Có khoảng 2 trong 5 bệnh nhân cho biết họ cảm thấy lo lắng sau khi tự tìm hiểu thông tin qua mạng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cocco, không có bằng chứng cho thấy, có sự gia tăng lo lắng ở các phòng khám y khoa.
Di dân và những người không rành tiếng Anh là nhóm gặp nhiều khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ và văn hóa, vậy nên họ rất ít đặt câu hỏi cho bác sĩ về bệnh tình của mình. Và đây cũng là một nguyên nhân khiến tỉ lệ những người tự tìm hiểu bệnh qua internet ngày một tăng.
Cô Viji Dhayanathan, từ Nhóm Phát triển Nữ giới Tamil cho biết, cô hy vọng các chuyên gia y tế sẽ có đủ thời gian để giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ căn bệnh của mình. Đặc biệt, bác sĩ nên dùng từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để mô tả những vấn đề phức tạp trong y khoa.

Searching news Source: Image Source/Getty Images
Cô Viji cũng bày tỏ quan ngại khi có nhiều người sử dụng internet để tìm hiểu các căn bệnh, bởi theo cô, những thông tin này rất dễ gây hiểu lầm cho bệnh nhân.
“Bệnh nhân không có đủ kiến thức và khả năng để tiếp nhận hết thông tin trên mạng internet. Ý tôi là, họ có thể hạn chế về Anh ngữ, hoặc không biết sử dụng internet. Ngoài ra, hầu hết những thông tin trên mạng không thể kiểm chứng khoa học được. Vì vậy, bệnh nhân có thể đọc những thông tin sai lạc, và áp dụng theo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn”
Theo lời khuyên từ Nhóm Phát triển Nữ giới Tamil, các bệnh nhân nên lựa chọn những trang mạng đáng tin cậy, chẳng hạn như trang web của chính phủ healthdirect.gov.au, và sử dụng chức năng đặt câu hỏi từ website này để gửi câu hỏi đến chuyên gia tư vấn.
Erica Stevens, người sống chung với căn bệnh viêm cơ não mãn tính, cho biết, cô đã đi gặp ít nhất 4 chuyên gia y khoa trong vòng 2 năm. Vì nhiều lí do mà mỗi người cung cấp rất ít thông tin về căn bệnh cô đang mắc phải. Vậy nên, việc tìm hiểu bệnh tình qua mạng trực tuyến giúp ích Erica rất nhiều trong trường hợp này.
“Đó là một chứng bệnh rất phức tạp. Không phải tất cả những bác sĩ gia đình hoặc các chuyên gia y khoa đều nhận thức rõ sự phức tạp và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, việc tìm kiếm thông tin là giá trị vô cùng”
Di dân và những người không rành tiếng Anh là nhóm gặp nhiều khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tỉ lệ những người tự tìm hiểu bệnh qua internet ngày một tăng.
Trong khi đó, Bác sĩ Reeva Lederman, từ Đại học Melbourne lại khuyên bệnh nhân không nên tin tưởng tuyệt đối vào những gì họ đọc được qua mạng. Tốt nhất là nên trao đổi với các chuyên gia y khoa về bất cư thông tin nào mà bệnh nhân đọc được, bởi những nguồn cung cấp thông tin này không phải lúc nào cũng đúng.
“Nếu bạn tìm kiếm thông tin qua Google, trang web sẽ cung cấp cho bạn thông tin. Bạn cũng có thể tìm thấy những ý kiến khách quan của cộng đồng mạng. Mọi người tự tìm hiểu, và một số thông tin khiến họ lo lắng. Vì vậy, cách tốt nhất là đi hỏi bác sĩ gia đình những thông tin mà mình đọc được trên mạng”
Một số nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, một số y bác sĩ không thích bệnh nhân tự tìm hiểu thông tin về căn bệnh của mình. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cocco, việc này là có thể chấp nhận được, bởi nó sẽ giúp ít rất nhiều trong cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân.
“Tôi nghĩ bệnh nhân và bác sĩ nên trao đổi cỡi mở về vấn đề này. Đặc biệt, nên nhớ rằng, bệnh nhân sẽ tin tưởng thông tin từ bác sĩ của mình, hơn trên mạng internet, bởi vì không gì có thể thay thế những tư vấn y khoa. Nhưng một mặt nào đó, chúng ta cũng khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu thông tin bệnh tình của mình trước khi gặp bác sĩ, để cuộc trò chuyển giữa bác sĩ và bệnh nhân đạt nhiều hiệu quả hơn”