Tân Thủ tướng Úc được thúc giục đi thăm Trung Quốc là chuyện ưu tiên hàng đầu

Prime Minister Scott Morrison celebrates at a Chinese New Year festival in Melbourne in February

Prime Minister Scott Morrison celebrates at a Chinese New Year festival in Melbourne in February Source: AAP

Thủ tướng mới đắc cử Scott Morrison đang bị thúc giục là phải đặt chuyện viếng thăm Bắc Kinh lên ưu tiên hàng đầu. Và trong khi các nơi gởi lời chúc mừng chiến thắng bất ngờ của Liên đảng thì Trung Quốc kêu gọi Canberra phải bày tỏ sự tôn trọng với họ nhiều hơn nữa.


Chính sách ngoại giao ít khi được đưa vào trong chiến dịch tranh cử, nhât là 5 tuần cuối trước kỳ bầu cử, tuy nhiên để có thể cải thiện mối quan hệ gập ghềnh với một trong những đối tác thương mại lới nhât của mình là Trung Quốc trong khi vẫn giữ được đồng minh truyền thống của mình là Hoa Kỳ là một việc làm đòi hỏi chính phủ mới đặc cử phải khéo léo giữ cần bằng giữa các bên.

Trong khi các nước khác nhanh chóng gởi điện chúc mừng thủ tướng cho chiến thắng bât ngờ của đảng ông diễn ra vào cuối tuần vừa rồi thì Trung Quốc đưa ra một thông điệp sắc cạnh rõ ràng .

Tờ báo nhà nước China Daily hay còn gọi là Nhân Dân Nhật báo lên tiếng nhắn nhủ chính phủ mới của Úc bày tỏ ra có nhiều tôn trọng hơn với đối tác của mình.

Tờ báo này đã trích lời ông Morrison khi gọi Trung quốc là “customer” tức khách hàng trong khi gọi Hoa kỳ là bạn- a “friend”.

Tờ bào này nói “Nhưng thậm chí ngay cả trong thế giới kinh doanh một người không thể coi ai đó là khách hàng quan trọng nhất với một sự thiên vị và nghi ngờ như vậy.”

Quan hệ thương mại của Úc với Trung Quốc tiếo tục phát triển và hiện nay chiếm 7% tổng sản phẩm quôc nội GDP, (gross domestic product) thế nhưng trong những tháng gần đây, những nhà sản xuât rượu bia và than đá sản đã vấp phải khá nhiều gập ghềnh để có thể xuất sản phẩm của họ vào Trung Quốc.

James Laurenceson, quyền giám đốc của Viện Quan hệ Úc- Trung có trụ sở ở Sydney không xem những căng thẳng này là nghiêm trọng.

Ông nói để làm mới mối quan hệ cần thì Canberra cần phải thay đổi thái độ hơn là thay đổi chính sách.

"Morrison nói rằng ông sẽ sử dụng cách thức tiếp cận của John Howard trong đó đặt một cách có ý thức những khác biệt với Trung Quốc qua một bên, để nhìn thấy những quan tâm chung và lợi ích chung của hai nước. Thật không hay khi đã có những chuyện đề cập đến Trung Quốc đến với tư cách chỉ như là một khách hàng tuy nhiên tôi không ngĩ những việc này sẽ có một tổnhại gì lâu dài.”

Ông Laurenceson nói một cuộc viếng thăm của lãnh đạo mới nhậm chức có thể được xem như một thông điệp mạnh mẽ.

Trong khi Trung Quốc vẫn còn đặt Úc vào trong vùng "cấp đông" (deep freeze) từ năm 2017 mà hậu quả của nó là trong cả năm đã không có một cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng nào diễn ra, ông Laurenceson tin rằng ông Morrison sẽ được chào đón.

"Tôi nghĩ một cuộc viếng thăm của Morrison có thể giải tỏa một số nghi ngờ và có thể là một cú hích cho doanh nghiệp Úc.”

Chính phủ mới đắc cử cũng đang đối diện với một tình trạng tiến thoái lưỡng nan với Sán g Kiến Một Vành Đai Một Con Đường mà Úc đã ký kết với Trung quốc.

Đây là một kế hoạch và một tham vọng vĩ đại của Trung Quốc mà tác giả của nó chính là chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình.

Cho đến nay Úc đã trì hoãn không chính thức ký kết những dự án trị giá hàng ngàn tỷ đô la.

Các nhà phê bình nói đó là một cỗ máy phát tán những ảnh hưởng của Trung Quốc và gông cổ những quốc gia nhỏ bằng những cái bẩy nợ.

Tuy nhiên Laurenceson - Quyền Giám đốc Viện Quan Hệ Úc-Trung thì nói rằng Sáng kiến Một Vành Đai một Con Đường (Belt and Road Initiative) không chỉ là về hạ tầng cơ sở mà nếu sự kết nối sâu rộng hơn có thể giúp giải quyết vấn đề xuât khẩu của Úc vốn đang gặp sự gập ghềnh.

"Nếu bạn muốn cómột sự ảnh hưởng bạn đã phải có một cuộc nói chuyện với Trung Quốc về những mối lo ngại của bạn về vấn đề đó, vì vậy tôi hoan nghênh chính phủ Úc chủ động tham gia vào Sáng kiến Một Vành đai và Con đường.”

Thủ tướng Scott Morrison sẽ phải đối diện với bài kiểm tra năng lực về chính sách đối ngoại lớn nhât của mình là hội nghị G20 mà ông sẽ tham dự vào tháng tới, trong đó thách thức đặt ra cho mối quan hệ giữa Úc -Trung trong bối cảnh mà thỏa thuận thương mại giữa Mỹ -Trung sẽ có phán quyết cuối cùng tại kỳ họp thượng đỉnh diễn ra ở Nhật bản.

Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Văn phòng Kinh Tế Nam Á tại trường Đại Học Quốc gia Úc ANU, Shiro Armstrong nói, bất kể thỏa thuận như thế nào thì cũng sẽ có một ảnh hưởng sâu rộng và phức tạp nhiều nơi trên thế giới.

"Liệu chúng ta sẽ để cho Mỹ và Trung Quốc quyết định một trật tự mới và định hình ý muốn cũng như lợi ích của chúng ta rằng chúng ta phải nhặt lấy những thứ này, hay liệu Úc cùng với những quốc gia khác trong khu vực có được đặt để vào một sự chung cuộc nào đó phù hợp với lợi ích và ý muốn của chúng ta, và liệu Úc cũng như phần còn lại của thế giới có thể lên tiếng bảo vệ cho chủ nghĩa đa phương của mình?”

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share