Vào năm 2022, công ty Little Big Dairy có trụ sở tại Dubbo, đã quyết định chuyển nắp chai trên hộp sữa của mình, từ màu xanh sang trong suốt.
Và mặc dù nghe có vẻ như là một thay đổi nhỏ, nhưng đây là một thay đổi nhằm giải quyết một vấn đề lớn, đó là ô nhiễm nhựa.
Ông Campbell Chesworth, người giám sát hoạt động tại Little Big Dairy giải thích rằng nắp chai màu gây ô nhiễm.
"Nắp trong suốt sẽ loại bỏ sắc tố thường, có trên nắp chai màu xanh đậm trên chai sữa".
"Điều đó có nghĩa là toàn bộ chai, có thể được biến lại thành nhựa trong suốt”, Campbell Chesworth.
READ MORE
Úc quyết tâm chấm dứt chất thải nhựa
Công ty cũng cung cấp cái gọi là, 'túi lớn hay túi bàng quang' cho khách hàng quán cà phê, như một cách để giảm bao bì.
Đây là một trong một loạt các bước, mà doanh nghiệp đang thực hiện hướng tới bao bì bền vững.
"Vì vậy túi lớn là mười lít, nên nó loại bỏ năm chai nhựa, nắp và nhãn".
"Tên ‘Little Big Dairy’ bắt nguồn từ câu nói của ông tôi rằng, nếu bạn chăm sóc những điều nhỏ nhặt, thì những điều lớn lao sẽ tự chăm sóc chúng".
"Đây là điều mà tính bền vững và tinh thần đó, thực sự song hành cùng nhau”, Campbell Chesworth.
Được biết những hành động này, phù hợp với các mục tiêu quốc gia được đặt ra vào năm 2018, sau khi tham vấn các ngành và chính phủ, vốn là một phần của kế hoạch toàn diện, nhằm giảm lượng chất thải đưa vào bãi chôn lấp.
Nhưng gần tám năm trôi qua và khi thời hạn đang đến gần, rõ ràng là các mục tiêu đã nằm ngoài tầm với.
Chris Foley là Giám đốc điều hành của Tổ chức Bao bì Úc hay APCO, một nhóm phi lợi nhuận có nhiệm vụ điều phối các mục tiêu quốc gia năm 2025.
Ông cho biết có một số yếu tố đang diễn ra, một trong số đó là khoảng cách kinh tế.
"Phải thừa nhận rằng, có một số thành viên của chúng tôi cần phải làm nhiều hơn, với bao bì của họ cần phải tái chế và tái sử dụng nhiều hơn".
"Nhưng đồng thời các vật liệu mà họ đưa ra thị trường, bao bì mà họ đưa ra thị trường cần phải được thu gom và hiện tại, một số bao bì đó không đáng để thu gom, do có một khoảng cách kinh tế".
"Đó là một trong những thách thức lớn là hệ thống không hoạt động như mong đợi ,để có thể thu gom và tái chế, rồi đưa nó trở lại nền kinh tế tuần hoàn", Chris Foley.
Được biết bốn mục tiêu chính cho năm 2025, là có 100% bao bì có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy sinh học:
- 70% bao bì nhựa, được tái chế hoặc ủ phân.
- Bao gồm trung bình 50% nội dung tái chế, trên tất cả bao bì của Úc
- Và loại bỏ dần bao bì nhựa dùng một lần và không cần thiết.
Bà Jennifer Macklin từ Viện Phát triển Bền vững của Đại học Monash cho biết, các mục tiêu luôn đầy "tham vọng".
"Nếu bạn nghĩ đến việc lấy vô số loại bao bì khác nhau, bao bì cho đồ gia dụng, thực phẩm và hàng tạp hóa từ siêu thị, mà còn bao bì cho những gì doanh nghiệp nhận được, hoặc thậm chí là bao bì trong lãnh vực y tế và sức khỏe, là bao bì được sử dụng trong toàn bộ nền kinh tế của chúng ta".
"Đó là một sự thay đổi lớn cần thực hiện trong bảy năm, để thay đổi cách thiết kế bao bì đó, với thành phần của bao bì để có thể tái chế 100%”, Jennifer Macklin.
Hiện tại, có 86% bao bì ở Úc có thể tái chế không quá xa mục tiêu 100%.
Nhưng bà Macklin cho biết, chỉ vì một sản phẩm có thể tái chế, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tái chế được.
"Chúng ta đang thấy khoảng cách, về cả tỷ lệ bao bì thực sự có thể tái chế và lượng vật liệu tái chế được đưa vào bao bì trong một số lãnh vực nhất định, trong một số loại vật liệu nhất định”, Jennifer Macklin.
Bà cho biết, nhựa plastic là đứa con, là hậu quả của vấn đề.
Chỉ có 19 phần trăm bao bì nhựa được thu hồi, mặc dù mục tiêu là 70 phần trăm, như vậy tại sao lại có sự chậm trễ?.
"Nhựa là loại duy nhất có nhiều loại khác nhau, vì vậy có các loại polyme khác nhau và các loại polyme khác nhau đó, cung cấp chức năng đóng gói khác nhau ngay từ đầu".
"Đó là lý do tại sao thường thì các loại nhựa khác nhau được lựa chọn ban đầ,u hoặc đôi khi nhiều loại nhựa được đưa vào cùng một loại bao bì, chúng cung cấp các chức năng khác nhau".
"Khi chúng ta muốn tái chế, cách tốt nhất là chúng ta có thể tách chúng ra thành các loại polyme khác nhau đó".
"Điều đó thực sự khó để biết, là chai dầu gội này, loại nhựa này hay loại nhựa kia và các nhà sản xuất khác nhau, có thể chọn sản xuất chai dầu gội từ các loại nhựa khác nhau".
"Vì vậy bạn thậm chí không thể chỉ nói rằng, tất cả các chai dầu gội đều thuộc loại nhựa này và tất cả các chai sữa bằng nhựa, đều thuộc loại nhựa tương tự".
"Vì vậy, có khó khăn thực sự chỉ ở cấp độ hóa học, về mặt bao bì được tạo thành từ những chất gì”, Jennifer Macklin.
Được biết các loại nhựa mềm đặc biệt gây khó khăn, ông Chris Foley cho biết Úc đang thiếu cơ sở hạ tầng.
"Có những thách thức về mặt kỹ thuật khi tái chế nó và trong bối cảnh của Úc, khả năng sản xuất của đất nước này không đủ để tái chế trong nước theo phương pháp hóa học, nơi bạn sẽ phải đưa nó trở lại dưới dạng màng nhựa tái chế hay plastic film”, Chris Foley.
Ông còn cho biết nhựa cứng mặc dù dễ hơn, lại không được các gia đình phân loại đúng cách.
"Chúng tôi biết rằng khoảng 70% bao bì nhựa cứng rời khỏi các gia đình, thực sự được thiết kế để tái chế, nhưng không phải vậy".
"Vì vậy 70% nhựa cứng rời khỏi nhà bạn, thực sự thật không may, các gia đình không bỏ chúng vào đúng thùng rác”, Chris Foley.
Mặc dù các mục tiêu năm 2025 nằm ngoài tầm với, APCO cho biết đã đạt được tiến triển và chúng ta cần phát huy đà phát triển đó.
Được biết APCO đã xây dựng một chiến lược mới cho năm 2030, bao gồm lấp đầy khoảng cách kinh tế, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng bổ sung, để xử lý chất thải tốt hơn.
Kế hoạch cũng bao gồm các ưu đãi tài chính cho các công ty, kết hợp tính bền vững vào thiết kế bao bì của họ.
“Về căn bản điều đó có nghĩa là, nếu bạn chọn đúng vật liệu và chọn nội dung tái chế, điều đó có nghĩa là bạn thực sự là chủ sở hữu thương hiệu, sẽ phải trả một khoản phí giảm thông qua cái, mà chúng tôi gọi là ‘điều chế sinh thái’.
"Những khoản phí thu được từ các doanh nghiệp Úc, sau đó sẽ được tái đầu tư trở lại vào hệ thống bao bì của Úc".
"Vì vậy đây là trường hợp các khoản phí đó được chuyển thẳng trở lại, để thu hẹp khoảng cách từ việc thu gom, phân loại và tái chế”, Chris Foley.
Ông Foley nói thêm rằng, người tiêu dùng cũng có vai trò trong đó.
"Tôi nghĩ có lẽ một lời kêu gọi thực sự quan trọng là, hãy tìm nhãn tái chế của Úc và New Zealand".
"Hãy làm theo những hướng dẫn đó và sau đó bạn có thể làm phần việc của mình, nhưng sau đó hãy bảo đảm rằng khi bạn quay lại siêu thị, hoặc nếu bạn đang ở Bunnings, hoặc văn phòng làm việc hay Kmart, hãy chắn chắn rằng bạn tìm kiếm các sản phẩm trên kệ được làm bằng nội dung tái chế, hoặc tìm kiếm bao bì có nội dung tái chế và người tiêu dùng có thể làm phần việc của mình”, Chris Foley.