Viễn tượng về di trú ở Úc

Passengers make their way through Melbourne Airport

Passengers make their way through Melbourne Airport Source: AAP

Nước Úc vốn là một quốc gia do di dân tạo nên thế nhưng nay dường như chuyển đổi từ việc cư trú vĩnh viễn sang một thực tế mới đó là di trú tạm thời mà thôi.


Ông Peter Mares là tác giả của quyển sách ‘Làm Việc nhưng Không Được Ở Lại' , 'All Works, No Stay?' một chủ đề được SBS ủy nhiệm để phân tích và được phát hành hôm nay ngày 21 tháng 8.

Quyển sách nhìn lại con số visa tạm thời gia tăng và hậu quả của nó, cũng như đặt ra câu hỏi liệu rằng kiểu mẫu định cư của người Úc phải nhường chỗ cho việc tạm cư và nước Úc có phải là một xã hội của các công nhân đến làm việc tạm thời hay không.

Ông Peter Mares hiện là chủ bút đóng góp cho tạp chí Inside Story và cũng là người dành nhiều năm để phân tích khuynh hướng di trú cũa nước Úc.

Ông nầy vừa hoàn tất một cuộc nghiên cứu do SBS ủy nhiệm, về hậu quả của những gì ông cho là một sự chuyển đổi sang khuynh hướng di trú tạm thời.

Với việc tạm trú ngày càng mang lại nhiều lợi lộc, chẳng hạn như ngành giáo dục quốc tế của Úc mang lại 27 tỷ đô la mỗi năm, ông cho biết có nhiều cái giá phải trả cho việc nầy nữa, liên quan đến việc lợi dụng đối với công nhân tạm thời.

Một thí dụ ông ghi nhận là việc trả lương thấp kém cho các công nhân vệ sinh hợp đồng tại sân vận động Melbourne Cricker Ground, từ năm 2009 đến 2014.

Đó là câu chuyện mà SBS đầu tiên đã khám phá ra, khiến cho Giám Sát Viên Công bằng nơi làm việc phải mở cuộc điều tra.

“Tôi được trả lương dưới mức lao động tối thiểu theo luật Lao Động và tôi hết sức phẫn nộ, bởi vì đó là số tiền tôi làm việc khó nhọc, khi nhặt rác và lau chùi những đống ói mửa của các khán giả say rượu, khi xem các trận bóng bầu dục”.

Ông Peter Mares cho biết, những vụ tai tiếng nầy nêu lên một vấn đề rất đáng quan ngại.

Đó là, có phải nước Úc hiện chuyển từ việc định cư vĩnh viễn sang visa tạm thời, khiến các di dân bị đối xử tệ hại và khiến họ dễ gặp nguy hiểm khi bị lợi dụng hay bị lạm dụng hay không?

“Những người định cư đến đây và nhanh chóng trở thành thường trú nhân rồi có quốc tịch Úc, cũng như trở thành một thành viên có đầy đủ trách nhiệm trong cộng đồng chính trị nước Úc, với mọi quyền hạn như những người khác".

"Nay chúng ta tạo nên một khung cảnh, trong đó có nhiều người không có cùng quyền hạn như những người khác, họ không đi bầu, không được một chính trị gia nào đại diện, cũng như gặp nhiều nguy hiểm nơi làm việc do tình trạng visa của họ và với tôi, việc nầy gây khó khăn cho đất nước, vốn tự hào có một lịch sử gắn kết xã hội và sống chung hài hòa”, Pêeter Mares.

Ông vạch ra rằng việc di trú tạm thời hay là giảm bớt vấn đề di trú vĩnh viễn, với con số visa cấp cho sinh viên quốc tế, những người làm việc vào muà nghỉ lễ hay các công nhân có tay nghề nay gấp 3 con số các visa định cư vĩnh viễn.

Có lúc visa tay nghề 457 bị cáo buộc là mang tính chất chính trị đã thay thế cho loại visa Tạm thởi Thiếu hụt Tay Nghề gọi tắt là TSS, vốn được chia ra thành 2 hạng là ngắn hạn và trung hạn.

Chỉ có chiếu khán trung hạn TSS mới có thể được định cư vĩnh viễn.

Ông Peter Mares tin rằng cơ hội nầy gia tăng khả năng của giới chủ nhân, trong việc lợi dụng các công nhân di dân.

“Nếu quí vị tạo nên những tình trạng trong đó mọi người rất muốn ở lại nước Úc, thế nhưng viễn tượng của họ trong việc nầy hiện rất nhỏ hẹp".

"Quí vị có lẽ đã tạo nên rất nhiều trường hợp, trong đó họ phải làm vừa lòng chủ nhân chẳng hạn".

"Họ chắc chắn sẽ không dám lên tiếng phản đối tại chỗ làm, với hy vọng tìm ra một con đường để được cư trú vĩnh viễn”, Peter Mares.
"Thế nhưng cùng lúc dùng việc di trú tạm thời để giải quyết vấn đề thiếu hụt công nhân trên thị trường lao động đang xuất hiện, chẳng hạn như thiếu hụt công nhân trong ngành chăm sóc cao niên”, Peter Mares.
Trong khi đó, quyền Chủ tịch Viện Di Dân Toàn quốc Úc châu là bà Leanne Edwards cũng có những nghi ngờ tương tự về loại visa mới TSS.

“Một người khi biết rằng, họ chẳng rõ thời hạn bao lâu để chủ nhân có thể giúp họ cư trú vĩnh viễn, nay người nầy phải chờ đợi lâu hơn nữa".

"Họ phải chờ 3 năm chứ không phải 2 năm và các thành viên của chúng tôi chắc chắn sẽ báo cáo các trường hợp khách hàng làm việc rất dưới tiêu chuẩn, bị lợi dụng, trả lương thấp, làm nhiều giờ vân vân...và đơn giản là không muốn báo cáo các vụ việc như vậy, bởi vì họ biết tình trạng cư trú vĩnh viễn có thể nằm trong chính sách”, Leanne Edwards.

Còn ông Adul Rizvi là viên chức cao cấp của Bộ Di Trú từ năm 1995 cho đến 2007, khi ông nầy từ chức Thứ Trưởng.

Ông cho rằng, trong khi việc bóc lột các công nhân di dân là một vấn đề quan trọng, thì việc nầy lại xảy ra khắp nơi và thuộc các ngành trong nền kinh tế.

“Việc đó không chỉ hạn chế đối với những người đến với tư cách di dân tạm thời, tôi đồng ý rằng xu hướng di dân tạm thời ngày càng thắng thế, tuy nhiên đó là một vấn đề lớn hơn trong quan điểm của tôi, một chuyện nên được chính phủ đề cập trực tiếp với việc can dự mạnh mẽ của nghiệp đoàn để giải quyết các vấn đề về chuyện lợi dụng".

"Tôi không nghĩ việc ngưng các visa tạm thời hay giảm bớt việc nầy, là một giải quyết đúng đắn cho vấn đề lạm dụng”, Adul Rizvi.

Ông Peter Mares nói rằng, việc gia tăng các visa tạm thời có thể là một cố gắng, nhằm làm hài lòng những người lo sợ số di dân vào nước Úc sẽ bị cắt giảm.

“Có một tình cảm mạnh mẽ và có tiếng nói về việc chống di dân tại Úc, chúng ta thấy việc nầy với đảng One Nation, và cũng thấy những phát biểu của ông Tony Abbott, hoặc một quan điểm cho rằng con số di dân là quá cao".

"Vì vậy một cách để đáp ứng lại về mặt chính trị đối với chuyện đó và tôi không biết những gì diễn ra trong tâm trí của vị Tổng trưởng, dĩ nhiên là một cách thức để đáp ứng là cắt giảm con số di dân vĩnh viễn và nói rằng, hãy xem chúng tôi không mang vào quá nhiều người".

"Thế nhưng cùng lúc dùng việc di trú tạm thời để giải quyết vấn đề thiếu hụt công nhân trên thị trường lao động đang xuất hiện, chẳng hạn như thiếu hụt công nhân trong ngành chăm sóc cao niên”, Peter Mares.

SBS News đã cố gắng liên lạc để có câu trả lời của Bộ trưởng về Quốc tịch và Đa văn hóa sự vụ Alan Tudge, thế nhưng ông không có thời giờ để trả lời.

Bài diễn văn của ông Peter Mares được phát thanh vào lúc 9 giờ sáng ngày 21 tháng 8 và có thể nghe được qua trang mạng https://www.sbs.com.au/allworknostay
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share