Thủ Tướng Tân Tây Lan xin lỗi về vụ tấn công vào đền thờ Hồi Giáo ở Christchurch

Jacinda Ardern Wellington on December 8, 2020 as she apologises after a judicial review exposed failures by police and intelligence services ahead of last year's Christchurch mosques terror attack where 51 Muslim worshippers died.

NZ Prime Minister Jacinda Ardern has apologised for failures by police and intelligence services.. Source: AFP

Phúc trình của Ủy ban Hoàng gia Điều tra về vụ tấn công vào thánh đường Hồi Giáo tại Christchurch ở Tân Tây Lan, đã tìm thấy những sai sót của cảnh sát và các cơ quan an ninh. Trong khi gia đình nạn nhân hoan nghênh bản phúc trình nói trên, thì một số người kêu gọi phải quy thêm trách nhiệm và cần thay đổi trong đường lối thực hiện, vốn có nhiều định kiến với các nhóm cộng đồng khác nhau.


Phúc trình của Ủy Ban Hoàng Gia Điều Tra dài gần 800 trang giấy, về vụ tấn công vào đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch ở Tân Tây Lan đã được công bố, sau gần 18 tháng điều tra.

Trong khi phúc trình nói về việc nhà cầm quyền nước nầy không thể ngăn tránh được cuộc tấn công, phúc trình chỉ trích các cơ quan an ninh đã có thái độ không thích hợp về mối nguy cơ khủng bố Hồi Giáo và không điều tra cẩn thận về các đe dọa nầy, đối với các chủ thuyết khác.

Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern xin lỗi nhân danh đất nước nầy và nói rằng, bà hiểu biết mối quan ngại của cộng đồng, về sự soi mói một cách không thích hợp.

“Trong nhiều năm, cộng đồng Hồi Giáo đã nêu nhiều quan ngại, về sự đối xử không thích hợp của các cơ quan an ninh và tình báo".

"Như một người trong cộng đồng mới nói chuyện nầy với tôi, họ chỉ ước lượng là mức độ soi xét được áp dụng, dành cho những kẻ đe dọa đến an ninh".

"Phúc trình xác nhận rằng, ‘có việc tập trung các tài nguyên không thích hợp’.

"Trong khi Ủy ban Điều tra không tìm ra các vấn đề lẽ ra có thể ngăn chận được vụ tấn công, thì có những sai sót trong việc nầy, mà nhân danh chính phủ, tôi xin lỗi”, Jacinda Ardern.

Trong khi đó, ông Abdigani Ali, phát ngôn nhân cho Hiệp hội Hồi Giáo Canterbury nói rằng, bản phúc trình cho thấy các cộng đồng có quyền nêu lên các quan ngại.

“Từ lâu chúng tôi biết rằng, cộng đồng Hồi Giáo đã bị nhắm đến một cách bất công với các lời chửi mắng, những hành động ghét bỏ và phúc trình nầy cho thấy chúng tôi đã đúng".

"Phúc trình nêu ra các định kiến hay các thiên vị vô tình, tồn tại trong các cơ quan chính phủ và cần được thay đổi".

"Chúng tôi biết các thiên kiến nầy dẫn đến việc thiếu tin tưởng, giữa cộng đồng chúng tôi và các cơ quan chính phủ".

"Ở giai đoạn nầy, chúng tôi chấp nhận 44 đề nghị trong bản phúc trình”, Abdigani Ali.

Trong khi gia đình các nạn nhân tìm cách hàn gắn nỗi đau mất mát, ông Ali kêu gọi sự cảm thông nhiều hơn trên diện rộng đối với các định kiến có chủ ý.

Ông cho biết, những khuyến nghị sẽ được thực hiện một khi phúc trình được công bố chi tiết, thế nhưng ông nói rằng cần phải làm nhiều việc, để ngăn tránh tình trạng các tôn giáo có căn bản cộng đồng, bị theo dõi dưới lăng kính của một cộng đồng sắc tộc.

“Phúc trình nầy không đủ trong việc nhìn nhận rằng, một tôn giáo có nền tảng cộng đồng hiện bị đối xử qua lăng kính của một cộng đồng sắc tộc, cùng các sai sót trong việc mang lại công lý trong việc nhìn nhận sự đoàn kết và sức mạnh, dựa trên các tín điều trong niềm tin tôn giáo của chúng tôi”, Abdigani Ali.

Được biết có 51 người cầu nguyện bị sát hại và hàng chục người khác bị thương vào tháng 3 năm 2018, khi tay súng người Úc là Brenton Tarrant, nổ súng vào đền thờ El Noor và Trung tâm Hồi Giáo Linwood, thuộc nội ô thành phố Christchurch.

Hung thủ bị án chung thân, không được ân xá hồi tháng 8.

Trong khi các viên chức Tân Tây Lan đưa ra lời xin lỗi đến những người sống sót, dân biểu đảng Lao Động Úc là ông Andrew Giles tin rằng, nước Úc cũng cần hiểu biết vai trò của mình.

“Chúng ta phải nhìn nhận rằng tên khủng bố người Úc đã gây ra các thảm cảnh, một người Úc bị tẩy não với tư tưởng cực đoan có mặt trên đất nước chúng tôi".

"Chúng ta phải nhìn nhận rằng, chính nước Úc cũng không tránh được các vụ tấn công khủng bố từ những phần tử như vậy ngay trên đất Úc, những kẻ cực đoan cánh hữu và điều nầy phải là một lời kêu gọi với mọi người là: Hãy nói không với những điều thù hận và nhìn nhận mối đe dọa lớn lao của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu”, Andrew Giles.

Trước đó Thủ Tướng Ardern nói rằng, bà sẽ thảo luận về bản phúc trình với Thủ Tướng Scott Morrison.

Có hơn 400 cuộc phỏng vấn được thực hiện, với 73.500 trang giấy ghi lại các bằng chứng và kiến nghị được phân tích trong cuộc điều tra.

Chính phủ Tân Tây Lan quyết tâm hoàn thành 44 khuyến nghị vào tháng 3 năm tới và các lãnh đạo cộng đồng cho rằng, việc giữ lời hứa nầy là một bước quan trọng trong việc tái lập niềm tin.

Ông Faisal Sayed, tổng thư ký của trung tâm Hồi Giáo Linwood nói rằng, ông thành thật cảm ơn các nỗ lực của chính phủ.

“Chúng tôi thành thật cảm ơn về mọi việc trong việc tổng hợp phúc trình và cảm ơn mọi người tham gia soạn thảo phúc trình nầy".

"Chúng tôi cũng cám ơn nỗ lực của Thủ Tướng và các Bộ Trưởng viếng thăm cộng đồng trước khi công bố bản phúc trình, cũng như những lời trấn an của quí vị, với những chuyện nầy chúng tôi xin cảm ơn”, Faisal Sayed.
"Chúng tôi hy vọng cộng tác với vị Bộ Trưởng có trách nhiệm, để hoàn thành các khuyến nghị nêu lên trong bản phúc trình”, Omar Rashid.
Một học giả chuyên về các vấn đề Hồi Giáo, ông Anthony Green hy vọng việc hoàn thành các khuyến nghị, sẽ đưa đến các thay đổi và tránh cho các cộng đồng khác những đau thương tương tự.

“Một trong nhiều quan ngại từ kinh nghiệm đau thương nầy mà không có cộng đồng nào khác đã trải qua, khi chịu đựng những khổ đau như vậy".

"Đó là những điều đã được đề cập là nó tạo nên nhiều áp lực, mà chúng tôi không muốn bất cứ ai ở bất cứ nơi nào phải gánh chịu".

"Đây là lý do vì sao không ai trong cộng đồng chúng tôi, nói đến chuyện trả thù".

"Chúng tôi không muốn ai bị khổ đau, về những gì mà những người chúng tôi đã trải qua”, Anthony Green.

Trong khi các tiến triển đạt được trên giấy tờ, thì gia đình nạn nhân và những người sống sót vẫn tìm kiếm cách thức để hàn gắn nỗi đau của họ.

Ông Farid Ahmed có người vợ thiệt mạng trong vụ tấn công, khi bà nầy trở lại đền thờ El Noor để tìm chồng, ông hy vọng sự tha thứ và yêu thương sẽ cho thấy con đường hướng thượng.

“Quí vị biết chỉ có một hành động thù hận vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, mà chính người dân Tân Tây Lan đã thay thế bằng hàng triệu tình yêu thương".

"Vì vậy mảnh đất hiện được gieo trồng bằng vô số sự yêu thương, chúng ta chỉ cần các hướng dẫn, sự trợ giúp và động lực để hành động mà thôi”, Farid Ahmed.

Còn ông Omar Rashid có người thân chết trong vụ tấn công, nói rằng ông muốn luôn hãnh diện phục vụ đất nước Tân Tây Lan, như là một đại sứ cho sự khoan dung, cộng sinh và hoà hợp.

“Các nạn nhân và gia đình tiếp tục sống trong thảm kịch đầy sợ hãi".

"Chúng ta cần được sự hỗ trợ để mỗi người có thể hãnh diện phục vụ cho đất nước Tân Tây Lan, như những đại sứ của sự khoan dung và hoà hợp, chính tinh thần đáp ứng của cộng đồng Hồi Giáo sau thảm kịch lớn lao nầy xảy ra cho thấy điều nầy".

"Còn có nhiều việc phải làm, trong việc xây dựng sự gắn kết xã hội và đoàn kết mọi người".

"Chúng tôi hy vọng cộng tác với vị Bộ Trưởng có trách nhiệm, để hoàn thành các khuyến nghị nêu lên trong bản phúc trình”, Omar Rashid.

Được biết Bộ Trưởng Dịch vụ An ninh Tình báo Tân Tây Lan Andrew Little, sẽ được bổ nhiệm để giám sát việc hoàn thành các khuyến nghị trong bản phúc trình.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share