Một toán các khoa học gia thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã đến Vũ Hán ở Trung Quốc, vốn là một tâm dịch bùng phát dịch bệnh COVID-19.
Các chuyên gia nay phải trải qua 14 ngày bị cách ly, trước khi họ có thể khởi sự việc điều tra về nguồn gốc của coronavirus.
Toán nầy gồm các nhà sinh vật học, các chuyên gia về dịch bệnh hô hấp và truyền nhiễm.
Tiến sĩ Peter Ben Embarek, thuộc WHO cho đài Al Jazeera biết rằng, họ sẽ điều tra xem làm thế nào virus lan truyền ra mọi nơi trong thành phố.
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm chi tiết các trường hợp tiên khởi, những vụ liên quan đến con người được phát hiện vào ngày 19 tháng 12, xem xét các chợ nhất là ngôi chợ nổi tiếng tại Vũ Hán, để xem những gì xảy ra ở đó”, Peter Ben Embarek.
Thế nhưng các nhà khoa học tìm kiếm những gì chính xác đã xảy ra, khiến cho gần 2 triệu người trên khắp thế giới tử vong và họ cho rằng, việc tìm kiếm sẽ kéo dài một thời gian.
Một giả thiết cho là, virus được tìm thấy ở loài vật, có lẽ từ một con dơi trong chợ bán động vật ở Vũ Hán, chuyên bán các con vật sống.
Tuy nhiên chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm là tiến sĩ Sanjaya Senanayake nói rằng, dường như khó để tìm ra người đầu tiên mắc bệnh.
“Tôi nghĩ rất khó để họ tìm ra bệnh nhân thứ Zero, tức người bệnh đầu tiên nhiễm bệnh, thế nhưng họ có thể tìm thấy một cảm tưởng là nó từ đâu đến".
'Làm sao chúng đến từ thế giới loài vật để lây nhiễm sang con người và xem xét vai trò của các phòng thí nghiệm, là những yếu tố khác nữa”, Sanjaya Senanayake.
Với các ca nhiễm xảy ra chung quanh Vũ Hán, nhóm nầy cũng tìm cách tiếp cận với Viện Vi Trùng Hoc tại thành phố Vũ Hán.
Có những tin đồn từ nhà cầm quyền Trump cho rằng, virus đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.
Thế nhưng với việc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của toán điều tra, có nhiều quan ngại ngày càng gia tăng cho rằng, việc tiếp cận phòng thí nghiệm và các khu chợ là rất cần thiết.
Ngoại Trưởng Úc Marise Payne cho biết, bà hy vọng các viên chức Trung Quốc làm mọi việc đúng đắn.
“Điều quan trọng về mục tiêu của đội, là tính độc lập và minh bạch".
"Chúng tôi sẽ theo dõi cẩn thận cách nó diễn ra, tôi hy vọng và mong đợi rằng, nhóm đó với sự hỗ trợ của WHO và các cơ quan liên hệ Trung Quốc trong chuyến đi này, sẽ có quyền truy cập vào những gì họ cần về thông tin dữ liệu và các địa điểm chinh”, Marise Payne.
Được biết nước Úc đã kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19, kể từ tháng 4 năm 2020.
Thế nhưng lời kêu gọi mở cuộc điều tra, bị xem là một phần lý do khiến Trung Quốc quyết định
cấm nhập cảng các mặt hàng của Úc, như thịt bò, lúa mạch và rượu vang.
Quyền Thủ Tướng Michael McComack nói rằng, nước Úc luôn luôn mở rộng cửa, trong việc đối thoại với đối tác giao thương lớn nhất của Úc.
“Các đường giây điện thoại luôn được rộng mở, cánh cửa của chúng tôi luôn luôn mở rộng, liên quan đến mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, cũng như quan tâm đến nền mậu dịch".
"Tôi hiểu tầm quan trọng là bảo đảm rằng, chúng ta tiếp tục giao thương với Trung Quốc, với mức độ trị giá gần 150 tỷ đô la, Trung Quốc vốn là quốc gia giao thương lớn nhất của chúng ta”, Michael McComack.
"Nó không nên chỉ kết thúc ở Pfizer và AstraZeneca, chúng ta nên tiếp tục khám phá, tiếp tục đàm phán”, Sanjaya Senanayake.
Ông cũng từ chối bình luận về việc Trung Quốc kiểm soát cuộc điều tra và nói rằng, quan tâm của ông chỉ nhắm vào người dân Úc mà thôi.
“Tôi sẽ không thảo luận về chuyện Trung Quốc nên làm, hay không nên làm chuyện gì".
"Mục tiêu của chúng tôi luôn luôn là sức khoẻ của người dân Úc, các kết quả về y tế của Úc và phục hồi nền kinh tế".
"Chúng ta chắc chắn sẽ nhận được vắc xin AstraZeneca, vốn sẽ cứu mạng được nhiều người với số lượng 140 triệu liều".
"Thế nhưng chúng ta không bỏ các trứng trong một rổ, mà phân tán các rủi ro với các vắc xin khác nữa".
"Chúng ta hiện nhắm vào Pfizer và chắc chắn vào tháng tới, vắc xin nầy sẽ được phân phối và mọi người dân Úc sẽ được tiêm chủng”, Michael McComack.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng, việc nước Úc lệ thuộc vào vắc xin AstraZeneca vốn có mức độ hữu hiệu kém hơn là vắc xin Pfizer, do đó vắc xin AstraZeneca nên được giới hạn.
Còn chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm là tiến sĩ Senanayake cho rằng, nước Úc nên tiếp tục việc thương thảo với các công ty dược phẩm trên khắp thế giới.
“Hiện có 63 loại vắc-xin đang ở các giai đoạn thử nghiệm khác nhau trên con người, 15 trong số đó đang trong giai đoạn cuối của thử nghiệm trên người và tôi thực sự hy vọng rằng, một số sẽ cho kết quả thực sự tốt ở giai đoạn ba".
"Tôi nghĩ rằng chiến lược đàm phán của chúng tôi, nên là một chiến lược liên tục khám phá những loại vắc xin này và sau đó cố gắng mua chúng rồi đưa chúng vào dân chúng Úc, thậm chí cho một tỷ lệ dân số".
"Nó không nên chỉ kết thúc ở Pfizer và AstraZeneca, chúng ta nên tiếp tục khám phá, tiếp tục đàm phán”, Sanjaya Senanayake.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại