Tổng Thống Mỹ đình hoãn việc thương thuyết với Quốc Hội về kích thích kinh tế

US President Donald Trump gives a thumbs up after returning to the White House, after leaving from Walter Reed National Military Medical Center.

US President Donald Trump gives a thumbs up after returning to the White House, after leaving from Walter Reed National Military Medical Center. Source: Getty

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đình hoãn việc thương thuyết về các biện pháp cứu trợ do coronavirus gây ra, trong khi ông hồi phục tại Tòa Bạch Ốc. Trong khi đó, các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày gia tăng trong đợt 2 tại Anh quốc, Bỉ, Brazil, Phần Lan và các nơi khác trên thế giới.


Một bác sĩ cho biết, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump không có các triệu chứng COVID-19 và tiếp tục cảm thấy rất khỏe mạnh.

Bác sĩ riêng của Tổng Thống là ông Sean Conley đưa ra viễn tượng lạc quan trong một lá thư, chỉ một ngày sau khi ông Trump được xuất viện nơi trước đó ông được chữa trị COVID-19.

Trong một trang twitter, ông Trump ra lệnh cho mọi người thuộc đảng Cộng Hòa hãy đình hoãn các cuộc thương thuyết về các biện pháp kích thích kinh tế với phe Dân chủ, cho đến khi sau ngày bầu cử vào tháng 11 sắp tới.

Phụ tá Thư Ký Báo chí Tòa Bạch Ốc là ông Brian Morgenstern hiện đổ lỗi cho Chủ tịch Quốc Hội là bà Nancy Pelosi, đã làm phức tạp thêm trong các thương thuyết về kích thích kinh tế.

“Không may Chủ tịch Quốc Hội quyết định là bà muốn con số zero hơn là 1600 tỷ đô la, thế nhưng sự kiện là phe Dân chủ không thương thuyết theo một đường lối nghiêm túc trong một thời gian dài".

"Đó là Tổng Thống đã loan báo chuyện nầy, thế nhưng họ vẫn giữ nguyên lập luận trong một thời gian".

"Những việc mà mọi người đồng ý và chúng ta hỗ trợ, thì bà Chủ tịch vẫn hoãn lại".

"Tổng Thống quyết định nay là lúc tiến hành những chuyện chúng ta có thể hoàn thành, như đề cử̀ thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện, thế nhưng sự kiện là lập trường của chúng ta luôn luôn rõ ràng, chúng ta ủng hộ việc tài trợ cho công việc, cho trường học và mọi thứ liên quan đến coronavirus”, Brian Morgenstern.

Được biết COVID-19 đã lây nhiễm khoảng 7,5 triệu người Mỹ và giết chết hơn 210 ngàn người.

Ông Trump cho biết ông ‘cảm thấy khỏe mạnh’ sau khi các bác sĩ cho biết ông không có triệu chứng nào thêm nữa.

Trong khi hồi phục tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump viết trên trang mạng twitter rằng ‘coronavirus không đáng sợ bằng bệnh cúm thông thường’.

Lời lẽ trên trang mạng nầy được xem là ‘có thể gây nguy hại’ của các nhà điều hành twitter, trong khi Facebook hủy bỏ hoàn toàn các thông tin trên trang mạng của họ.

Thế nhưng đó là ý kiến của ông, là người dân Mỹ không nên ‘sợ hãi’ COVID-19, đã dấy lên sự phẫn nộ của hầu hết công chúng Mỹ, trong đó có bệnh nhân COVID-19 là ông Timothy Schmitz.

“Nếu ông ta nhận được thuốc men làm cho ông ta cảm thấy khỏe mạnh hơn, điều đó không có nghĩa là những người còn lại của chúng ta sẽ ra sao".

"Dân số còn lại của nước Mỹ, sẽ bị giữ kín với loại thuốc đó".

"Ông ta là Tổng Thống Hoa Kỳ được tiếp cận mọi thứ, mà chúng ta không được như vậy”, Timothy Schmitz.

Trong khi đó, hậu quả của đại dịch coronavirus tiếp tục gây hủy họai cho nền kinh tế toàn cầu.

Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF, bà Kristina Georgieva nói rằng, Hoa Kỳ cần liều thuốc kích thích kinh tế về mặt tài chính càng sớm càng tốt.

“Với sự kiện chúng ta chưa ra khỏi đại dịch, thì sự tiếp tục hỗ trợ là cần thiết và tin mừng là Hoa Kỳ có thể chi trả được chuyện đó".

'Mọi chuyện càng sớm càng tốt, để chúng ta không có nguy cơ phá sản hay thất nghiệp chỉ vì việc rút lại các hỗ trợ quá sớm, đó là tâm điểm của thông điệp của chúng ta".

"Đừng cắt dây cứu sinh quá sớm”, Kristina Georgieva.

Bà tiên đoán việc phục hồi sẽ được thực hiện từng phần, không cân bằng và không chắc chắn, cũng như chỉ có một số ít quốc gia thành công trong việc ngăn chận virus, sẽ thấy được việc phục hồi thành công.
"Ở một số bệnh viện, tình hình thực sự rất nguy kịch. ‘Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để tránh một đợt phong tỏa mới. Điều này nằm trong tay của mọi người, nếu chúng ta không tôn trọng các quy tắc, chúng ta sẽ tiến tới các biện pháp thậm chí còn nghiêm khắc hơn nhiều”, Alexander De Croo.
Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO phỏng đoán mậu dịch thế giới sẽ bị tác động mạnh trong năm nay, với mậu dịch sẽ giảm bớt hơn 9 phần trăm.

Thế nhưng một con số lạc quan hơn là có gần 13 phần trăm giảm sụt trong tháng 4, nhờ ở nhu cầu gia tăng về các sản phẩm y tế và trang thiết bị điện tử trong tháng 6 và tháng 7.

Phó Tổng Giám Đốc WTO là ông Nhất Tiểu Dân nói rằng, đại dịch đã làm gián đoạn nền kinh tế thế giới trong những cách thức chưa từng có trước đây.

"Mậu dịch giữ vai trò hết sức quan trọng để đối phó với đại dịch, khi cho phép các nước bảo đảm việc nhận được thực phẩm cần thiết và nguồn cung cấp thuốc men".

"Một trong các nguy cơ lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch, sẽ là chuyện lâm vào chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch".

'Sự cộng tác quốc tế là thiết yếu, khi chúng ta tiến lên phía trước”, Nhất Tiểu Dân.

Tại Bỉ, Thủ Tướng Alexander De Croo hiện thắt chặt các hạn chế coronavirus trên khắp nước.

Ông cho biết việc tụ tập bên ngoài nhà tối đa 3 người, các quán rượu đóng cửa lúc 11 giờ đêm, nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

Những người ngồi tại bàn trong quán rượu bị giới hạn là 4 và phải tuân theo giãn cách xã hội.

“Tình hình đất nước chúng ta đang đáng lo ngại và nghiêm trọng".

"Chúng ta thấy rằng hầu như ở khắp mọi nơi trên đất nước chúng ta, số ca mắc bệnh tăng cao, số ca nhập viện cũng như số người chết trong bệnh viện ngày càng nhiều".

"Ở một số bệnh viện, tình hình thực sự rất nguy kịch. ‘Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để tránh một đợt phong tỏa mới. Điều này nằm trong tay của mọi người, nếu chúng ta không tôn trọng các quy tắc, chúng ta sẽ tiến tới các biện pháp thậm chí còn nghiêm khắc hơn nhiều”, Alexander De Croo.

Được biết có hơn 130.200 người nhiễm bệnh tại Bỉ, kể từ khi bắt đầu trận đại dịch.

Tại Anh quốc, số người nhập viện vì coronavirus đã tăng thêm 25 phần trăm chỉ trong một ngày, đây là con số cao nhất hàng ngày kể từ đầu tháng 6.

Việc nầy diễn ra khi các nhà lãnh đạo Hội đồng Địa phương và các Thị trưởng tại Leeds, Liverpool, Newcastle và Manchester đã biên thư lên ông Bộ Trưởng Y tế nói rằng, việc hạn chế hiện tại không hoạt động hữu hiệu.

Còn Phần Lan cũng báo cáo con số cao nhất về các ca nhiễm bệnh, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Còn Ý hiện hoạt động theo một đề nghị, để việc đeo khẩu trang là chuyện bắt buộc trên toàn quốc.

Trong khi đó, các viên chức y tế tại Brazil ghi nhận có 41,906 ca nhiễm mới, đây là con số cao nhất trong gần một tháng.

Và tại Tehran thủ đô của Iran, nhà cầm quyền cho biết, bắt đầu từ thứ bảy khẩu trang sẽ bị bắt buộc đeo ở công chúng, sau khi kỷ lục hàng ngày là 4.151 ca nhiễm mới, trong đợt lây nhiễm thứ ba của virus.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share