Đã có hai phúc trình cho biết, học sinh Úc có mặt trong số những em có hạnh kiểm tệ hại nhất trên thế giới và tụt hậu trong các môn học then chốt.
Giữ cho các học sinh luôn chú ý trong lớp học, khiến cho lớp luôn sinh động và tránh mọi rắc rối, thường là những công việc khó khăn nhất đối với một thầy cô giáo.
Hiệu trưởng của trường St Andrews tại Sydney, tiến sĩ John Collier nói rằng, các thầy cô giáo hiện chấp nhận các chiến thuật mới, nhằm giữ cho lớp học sinh động và thú vị.
"Chúng tôi cần sự lưu ý của họ và khởi đầu là việc thu hút chú ý của học sinh, rồi kích thích chúng bằng sự vui vẻ trong học tập".
"Tiến trình học hành là rất quan trọng, để giúp cho chúng thành đạt".
"Chương trình xây dựng các diễn đàn về kỹ thuật trong các phương pháp giảng dạy của chúng ta, như chúng ta đã từng nỗ lực trong phong trào 'học tập của thế kỷ 21' và chúng ta chấp nhận đường lối mà giới trẻ đã thay đổi".
"Phần quan trọng nhất là một cảm giác mạnh mẽ trong việc tham dự và mục đích mà họ đang làm, để việc học có ý nghĩa và chúng có thể thấy được vấn đề", ông John Collier nói.
Thế nhưng nhiều trường học tại Úc, không đạt được chuyện nầy.
Sự kiện nầy được phản ảnh các khám phá trong 2 phúc trình, đó là Chương trình Thẩm Định Học sinh Quốc tế gọi tắt là PISA và Các Khuynh hướng trong việc Học Toán và Khoa học viết tắt là TIMMS.
Các bản phúc trình tìm thấy rằng cứ 3 học sinh, thì có 1 em chẳng lắng nghe thầy cô giáo trong trường nổi tiếng, còn ở các trường gặp bất lợi hơn, thì tỷ lệ gần đến mức độ là cứ 2 học sinh thì có 1 em chểnh mảng.
Sự ồn ào cùng tình trạng mất trật tự là khó khăn lớn lao trong các lớp học, còn xét về mức độ kỹ luật thì nước Úc chiếm thứ hạng thấp hơn mức trung bình.
"Điểm hạnh kiểm trong lớp học rất nhỏ trong phúc trình, vốn thực sự nhắm vào các điểm bất lợi trong hệ thống trường học của chúng ta", bà Tanya Plibersek nói.
Đồng tác giả của bản phúc trình là tiến sĩ Sue Thomson nói thêm rằng, cứ 4 học sinh lớp 5 thì có 1 em thường xuyên bị bắt nạt.
"Vì vậy một trong các khám phá chính yếu, là khoảng cách lớn lao giữa các học sinh thuận lợi và bất lợi, đó là khoảng 3 năm học trong mọi lãnh vực, và chuyện nầy chẳng thay đổi trong suốt 15 năm qua".
Tiến sĩ Thomson cho biết các kết quả của Úc về đọc chữ, khoa học và toán cũng thấp so với các nước OECD, tức là Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển.
"Chúng ta được xếp hạng khoảng trung bình về môn khoa học, và thứ hạng của chúng ta giảm dần trong môn khoa học".
"Trong việc đọc chữ chúng ta cũng sụt giảm chút ít, vì vậy chúng ta được xếp hạng ở khoảng giữa của OECD, còn về môn toán chúng ta bị sụt hạng đáng kể".
"Nhiều học sinh học môn toán và khoa học từ thầy cô không chuyên môn về hai môn này, tức họ không nhất thiết có trình độ hoặc được đào tạo để dạy các lãnh lực đó, vì vậy gây ra nhiều vấn đề", bà Sue Thomson nói.
Các kết quả kém cỏi trong bản phúc trình, khiến chính phủ liên bang hiện tìm kiếm câu trả lời.
Tổng trưởng Giáo dục Simon Birmingham cho biết, mục tiêu là cần phải loại trừ các phần tử vô kỹ luật.
"Đây không phải là vấn đề mà tiền bạc có thể giải quyết được. Đó cũng không phải là khó khăn mà các vị giáo chức có thể tự mình giải quyết, mà đòi hỏi sự nỗ lực của phụ huynh học sinh, gia đình, cộng đồng cùng cộng tác với trường học và những người hoạch định chính sách, để bảo đảm rằng các giáo chức có đủ quyền hạn, để không dung thứ đối với các trường hợp hạnh kiểm quá tệ hại trong lớp".
Thế nhưng nữ phát ngôn nhân về giáo dục của đảng Lao động đối lập, bà Tanya Plibersek không đồng ý và cho rằng mục tiêu cần phải làm, là thu hẹp khoảng cách giữa các trường được thuận lợi và những trường bất lợi.
"Chúng ta có vị Tổng trưởng Giáo dục chuyên đổ lỗi cho mọi người chỉ trừ ông ta mà thôi, về những gì xảy ra trong học đường".
"Điểm hạnh kiểm trong lớp học rất nhỏ trong phúc trình, vốn thực sự nhắm vào các điểm bất lợi trong hệ thống trường học của chúng ta", bà Tanya Plibersek nói.