Trump giảm bớt diện tích các đài kỷ niệm quốc gia

Bears Ears National Monument near Mexican Hat, Utah, USA

Bears Ears National Monument near Mexican Hat, Utah, USA Source: AAP

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một nghị định nhằm giảm bớt việc bảo vệ hai đài kỷ niệm quốc gia tại tiểu bang Utah.


Không giống như các công viên quốc gia chỉ có thể được thành lập do một đạo luật của Quốc hội, đài kỷ niệm có thể được Tổng thống đơn phương thành lập theo đạo luật về Cổ Vật có từ một thế kỷ trước, nhằm bảo vệ các thắng tích, mỹ thuật và các vật dụng có tính cách lịch sử.

Thế nhưng hành động nói trên của Tổng thống Trump đã dấy lên sự giận dữ từ các chính trị gia cũng như những nhà bảo vệ môi sinh.

Đây là một vụ được xem là việc giới hạn nhiều nhất về diện tích của một khu đất, được bảo vệ trong lịch sử nước Mỹ.

Tuy nhiên lời tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, nhằm thu hẹp việc bảo vệ cho các khu vực lớn lao thuộc 2 đài kỷ niệm, theo ông là một cố gắng nhằm gia tăng việc phát triển tại địa phương, thế nhưng đã gặp sự giận dữ của các bộ lạc Thổ dân da đỏ địa phương và các nhóm tranh đấu cho môi sinh.

Việc nầy diễn ra sau vụ duyệt xét của Bộ Nội Vụ, theo đó ông Trump hồi tháng 4 đã ra lệnh xem xét trong số 27 đài kỷ niệm do các Tổng thống tiền nhiệm thành lập, nên được thu nhỏ hay giảm bớt kích thước, nhằm cung cấp cho các chính phủ tiểu bang và địa phương có thể kiểm soát thêm nhiều đất đai nữa.

Được biết, đài kỷ niệm có tên là và là 2 trong số đó, đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử.

Bears Ears sẽ bị thu hẹp đến 90 phần trăm đến mức độ chỉ còn dưới 93 ngàn hecta, và bị phân đôi thành hai khu vực riêng biệt; trong khi Grand Staircase Escalante sẽ bị giảm bớt diện tích gần phân nửa và chia thành 3 khu vực khác nhau.

Ông Donald Trump cho rằng, việc nầy tránh cho các công chức thư lại tại Washington, trong việc kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của tiểu bang Utah.

"Một số người nghĩ rằng, các tài nguyên thiên nhiên của Utah nên được kiểm soát bởi một số nhỏ những người ở một nơi rất xa như Washington, điều đó rất sai lầm".

"Trong chính phủ của tôi, chúng tôi gia tăng việc bảo vệ qua một tiến trình đại diện thực sự, một tiến trình lắng nghe cộng đồng địa phương, vốn hiểu biết đất đai tại chỗ nhiều nhất và yêu mến khu đất đó nhất".

"Với hành động tôi thực hiện hôm nay, chúng ta không chỉ trả lại tiếng nói của quí vị trong việc xử dụng mảnh đất nầy tốt nhất, mà chúng ta còn phục hồi việc tiếp cận và vui hưởng tại nơi nầy nữa".

"Các khu đất công một lần nữa, sẽ được xử dụng cho mục đích công cộng", Donald Trump.

Trong khi đó, nhiều chính trị gia tại tiểu bang Utah hài lòng với lời loan báo của ông Trump, khi họ tin rằng diện tích của đền kỷ niệm làm cản trở sự phát triển về kinh tế của tiểu bang.
"Đó là thẩm quyền cho phép ông kiến tạo một đài kỷ niệm, chứ không cho phép ông nầy có thẩm quyền trong việc giảm bớt, thu hẹp hay hủy bỏ một đền đài được. Vì vậy bước kế tiếp không phải là chuyện lập pháp, mà là một vụ kiện ra trước tòa án", Emily Lande.
Tuy nhiên các nhà tranh đấu cho môi sinh lại chỉ trích hành động của Tổng thống, trong khi một số khác đặt nghi vấn về tính cách hợp pháp của nghị định nầy.

Những người biểu tình bên ngoài toà nhà Quốc hội của tiểu bang Utah, trước khi ông Trump ký kết và la ó khi Tổng thống đi qua.

Được biết vùng đất thuộc hai đài kỷ niệm nói trên, được xem là thiêng liêng đối với các bộ lạc Thổ dân Mỹ và họ lên án hành động của ông Trump.

Phó chủ tịch của khu bảo tồn dành cho người da đỏ Navajo, ông Jonathan Nez cho biết 'như vậy đã đủ lắm rồi'.

Họ dự định cùng với 4 bộ lạc khác, đưa nội vụ ra trước tòa án liên bang chống lại Tổng thống Trump.
 
"Việc nầy cho thấy chính quyền nầy chẳng tôn trọng người Thổ dân tại đây, họ chẳng quan tâm đến những người dân đầu tiên sống trên mảnh đất nầy và chuyện nầy gây xúc phạm cho tất cả người da đỏ cũng như mọi người dân Mỹ".

"Thế nhưng chúng tôi là những người kiên nhẫn và chúng tôi sẽ có biện pháp với chính quyền nầy, cũng như nói rằng như vậy là đủ rồi, khi họ chiếm thêm đất đai của người da đỏ".

"Quá đủ qua sự thiếu tôn trọng của chính quyền, của Tổng thống và chúng ta là những người mạnh mẽ trong quyết tâm của mình", Jonathan Nez.

Còn bà Emily Lande thuộc nhóm vận động môi sinh Mỹ, có tên là câu lạc bộ Sierra, cũng đăt nghi vấn về tính chất hợp pháp về hành động của Tổng thống.

"Thông thường các nghị định của Tổng thống được dùng để thiết lập các đền đài kỷ niệm chứ không phải làm ngược lại, hay giảm bớt kích thước của các đài kỷ niệm quốc gia, vì vậy đây là một chuyện khá là khó chịu".

"Về vụ nầy Tổng thống nói rằng, 'tôi đang thay đổi giới hạn của các đài kỷ niệm quốc gia' và ông nói hành động đó là chung cuộc, không phải tranh cãi".

"Không cần thiết có hành động của các dân biểu hay nghị sĩ để thi hành chuyện đó, thế nhưng có một vụ tranh luận pháp lý mà ông ta không thể tránh khỏi".

"Đó là thẩm quyền cho phép ông kiến tạo một đài kỷ niệm, chứ không cho phép ông nầy có thẩm quyền trong việc giảm bớt, thu hẹp hay hủy bỏ một đền đài được. Vì vậy bước kế tiếp không phải là chuyện lập pháp, mà là một vụ kiện ra trước tòa án", Emily Lande.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share