Trump hủy chuyến thăm tới hai hội nghị thượng đỉnh quan trong ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Vice President Mike Pence pays tribute to Sen. John McCain, R-Ariz., at the U.S. Capitol, Friday, August 31, 2018 in Washington.   (Kevin Dietsch/Pool photo via AP)

Vice President Mike Pence. Capitol, Friday, August 31, 2018 in Washington. Source: Kevin Dietsch/Pool photo via AP

Các nhà phân tích của Úc nói rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ qua hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương mà chỉ phái Phó Tổng thống Mike Pence tham dự, thì không thể là gì khác hơn một sự đánh giá thấp. Tổng thống Trump cũng đã hủy bỏ một chuyến đi tới Úc được đề xuất, tuy vậy ông dự kiến sẽ gặp thủ tướng mới Scott Morrison tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Argentina.


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ không tham dự hai hội nghị lớn châu Á-Thái Bình Dương vào tháng Mười Một.

Thay vào đó, phó Tổng thống Mike Pence, sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tham dự hội nghị thượng đỉnh có tên là Hoa Kỳ-ASEAN tại Singapore và cuộc họp Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Papua New Guinea.

Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump được yêu cầu tham dự nhằm "làm nổi bật tầm nhìn của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, luật pháp và các nguyên tắc thương mại tự do, công bằng và đối ứng".

Tuyên bố được đưa ra trong một thông cáo báo chí, ông Pence mong muốn được gặp các đồng minh và các đối tác của Hoa Kỳ từ khắp khu vực để "nâng cao an ninh, thịnh vượng và tự do cho tất cả mọi người."

Tuy nhiên, một giảng viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Toàn cầu của Đại học RMIT ở Melbourne, Tiến sĩ Binoy Kampmark nói rằng việc ông Trump vắng mặt đã phần nào gây ra bất tiện.

"Nó đã ghi nhận một số những quan ngại về vấn đề an ninh khu vực, chẳng hạn như cho Singapore. Hiệp hội thượng đỉnh Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á là một trong những sự kiện thường vẫn được coi trọng bởi Washington, tất nhiên khi Tổng thống coi trọng nó."

Và với Úc, lời đồn chuyến du hành xuống "Miệt dưới" của ông Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã bị hủy bỏ thì thật sự không khác gì là một cú đấm.

Quan hệ của Úc với Tổng thống Trump đã có một khởi đầu gập ghềnh ai cũng biết, với việc ông Trump như mọi người biết là đã cắt ngang cuộc điện đàm với thủ tướng Malcolm Turnbull trong cuộc điện thoại đầu thiên chào nhau giữa hai vị nguyên thủ quốc gia đồng minh.

Kể từ đó, các mối quan hệ trở nên lỏng lẽo nhạt nhòa không còn đằm ấm thắt chặt như xưa nữa.

Và nay Úc có thủ tướng mới được dựng lên Scott Morrison, được cho là khá hài lòng với "cuộc nói chuyện mà ông mô tả là "tuyệt vời" với Tổng thống Trump qua điện thoại.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Kampmark cho biết, trong khi Hoa Kỳ và Úc chắc chắn sẽ vẫn là đồng minh, thì các sự khập khiễng khác như việc liên tục không có hay chưa bổ nhiệm một đại sứ Hoa Kỳ mới tại Úc đã chỉ ra một mối quan hệ chỉ ở tầm mức quan trọng thấp giữa hai nước.

Một học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney, Tiến sĩ Charles Edel nói rằng Hoa Kỳ có ý thức được vấn đề rằng sẽ có một số xem cái chuyện hủy tham dự của ông Trump như là một sự đánh giá thấp đối phương.

Nhưng ông chỉ ra rằng Tổng thống đang phải đối mặt với áp lực đáng kể trong nước, giữa các cuộc điều tra về những vấn đề như sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 và cáo buộc việc ông Trump trả tiền để mua sự im lặng của một gái gọi cao cấp.

Tuy nhiên có lẽ vấn đề mà ông Trump quan tâm nhất trong tháng mười một, theo như Tiến sĩ Edel nói, là các nhân vật ra tranh cử trong cuộc đi bầu giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ, nơi mà đảng Cộng Hòa có thể mất đa số ghế ở Hạ viện.

"Nếu chúng ta nhìn cách Trump đã ứng xử như thế nào tại các cuộc họp quốc tế khác, khi mà ông ấy có thể bị bị hậu quả sau đó - ý tôi là, chúng ta đang nói về hai tuần sau cuộc bầu cử giữa kỳ mà có vẻ như ông ấy có thể đang bị dồn vào góc, và như vậy thì sẽ không hay cho bất kỳ quốc gia chủ nhà nào đón Trump. Và vì vậy việc Pence đến với tôi như một kết quả tốt hơn cho Úc. "

Tiến sĩ Kampmark cũng đồng ý với nhận định trên rằng sự hiện diện của ông Pence vẫn sẽ có lợi cho Úc hơn.

Ông cho biết Phó Tổng thống đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc trong khu vực.

"Ông ấy đã nói rõ ràng rằng ông xem chiến lược an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương chống lại mối đe dọa mới nổi của Trung Quốc là rất quan trọng như cách nó được Washington nhìn nhận. Vì vậy, liệu nó có trở thành một đề tài để liên minh hệ thống lại và đối phó với ảnh hưởng mới nổi của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, hiển nhiên rồi, vậy liệu nó có là đề tài cho các cuộc tập quân sự không, tất nhiên là có. Cà các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo vân vân, quan điểm của ông ấy rất rõ ràng rằng Trung Quốc phải được khoanh lại theo một cách nào đó. "

Việc Donald Trump không thích các hội nghị thượng đỉnh đa quốc gia thì khá rõ hầu như nhiều người biết, với các cuộc họp gần đây của G7 và NATO mà ông tỏ ra thiếu kiên nhẫn và ác cảm đối và không hào hứng hợp tác.

Ông Trump sẽ tới Pháp để tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 100 của lễ kỷ niệm 100 năm ngày đình chiến kết thúc Thế chiến thứ nhất.

Và ông cũng sẽ có một chuyến đi tới Ireland.

Cuối tháng 11, ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, nơi anh dự kiến sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với Scott Morrison.

Tiến sĩ Edel cho thấy các chính phủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên tập trung vào những gì tốt có thể từ quyết định của ông Trump.

"Điều đó khiến tôi nghĩ rằng không chỉ là các quan chức Mỹ thực sự có các ưu tiên trong các quyết định về các khu vực, như họ có trong tài liệu chính thức của họ, mà cả việc ho đi lại và viếng thăm nữa, tôi nghĩ đây là cơ hội để Úc và những nơi khác nghĩ về cách họ có thể yêu cầu thêm sự cam kết từ Mỹ. "

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share