Thổ triệu hồi đại sứ, sau khi Đức nhìn nhận vụ diệt chủng người Armenia

Biểu tình trước Lãnh sự Đức tại Istanbul

Biểu tình trước Lãnh sự Đức tại Istanbul Source: AAP

Thổ nhỉ Kỳ đã triệu hồi đại sứ tại Berlin, sau khi Quốc hội Đức chấp thuận một nghị quyết, lên án cuộc thảm sát những người Armenians của đế quốc Thổ Ottoman, hồi đệ nhất thế chiến.


Hành động của Thổ có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa Đức và Thổ, vào lúc mà Đức lệ thuộc vào Thổ, để giúp kiểm soát các di dân và người tầm trú vào Âu châu.

Ai đồng ý với nghị quyết? Ai chống lại? Nghị quyết được thông qua với đa số đáng kể ".

Chỉ có một phiếu chống và một phiếu trắng, trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Đức, nhằm tuyên bố việc sát hại những người Armenia, do các binh sĩ thuộc đế quốc Ottoman của Thổ nhỉ Kỳ hồi đệ nhất thế chiến, là một vụ diệt chủng.

Nghị quyết nói rằng, số phận những người Armenia được biết rõ qua những vụ kết liễu mạng sống con người, thanh tẩy sắc tộc, trục xuất và diệt chủng diễn ra trong thế kỷ 20, trong một cách thức hết sức khủng khiếp.

Nghị quyết cũng hiểu biết đế quốc Đức thời đó, vốn là đồng minh quân sự với Ottoman, đã không làm gì để ngăn chận việc sát hại.

"Chúng ta người Đức có lẽ hơn bất cứ ai khác, qua những chương sử đen tối của chúng ta, đều hiểu những đau thương khi đề cập đến những chuyện trong quá khứ".

"Thế nhưng chúng ta cũng biết rằng, việc tự kiểm thành thật trong quá khứ không làm băng hoại tình hữu nghị với các nước khác".

"Chính phủ Thổ nhỉ Kỳ không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra 100 năm trước, thế nhưng nên chia sẻ trách nhiệm về những gì xảy ra trong tương lai".

Lời tuyên bố của chủ tịch Quốc hội Đức, ông Nobert Lammert liên quan đến trách nhiệm lịch sử của Đức, về vụ hành quyết qui mô những người Do thái trong vụ thảm sát người Do thái tức Holocaust.

Thế nhưng họ cũng nhìn về phản ứng của Thổ nhỉ Kỳ, liên quan đến một nghị quyết tượng trưng.

Hậu quả ngay sau đó, Thổ nhỉ Kỳ đã triệu hồi vị đại sứ từ Đức về nước và mởi vị xử lý thường vụ Tòa Đại sứ Đức, đến bộ Ngoại giao tại thủ đô Ankara.

Thổ cũng mô tả, việc nhìn nhận của Quốc hội Đức về những cáo buộc đã bị bóp méo và vô căn cứ, được xem là một lỗi lầm trong lịch sử.

Tổng thống Thổ nhỉ Kỳ là ông Recep Tayyip Erdogan phản ứng với nghị quyết nói trên, trong lúc ông viếng thăm Kenya.

"Tôi với thảo luận với Thủ tướng và chúng tôi đồng ý về sự kiện là chúng ta hiện triệu hồi đại sứ về nước để tham khảo thêm".

"Khi ông ta về nước, chúng ta sẽ ngồi xuống và thảo luận về vấn đề nầy, vốn có khả năng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Đức và Thổ".

Nghị quyết nói trên diễn ra vào một thời điểm, khi các nền kinh tế lớn nhất Âu châu, cần đến Thổ qua một hiệp ước, để giảm bớt số người tỵ nạn và di dân từ Trung đông vào Âu châu.

"Chúng ta thấy được, những hình ảnh của các phụ nữ và trẻ em Armenia bị xô đuổi vào sa mạc và buộc phải đi bộ hàng trăm dặm, mà không có thuốc men cũng chẳng có lương thực, hầu chết đã chết trong cuộc hành trình đến tử thần một cách khủng khiếp". Luật sư Geoffrey Robertson, đại diện cho chính phủ Armenia.


Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, vốn vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu nói rằng, ưu tiên của bà là tăng cường quan hệ giữa hai nước.

"Có nhiều vấn đề liên kết giữa Thổ nhỉ Kỳ và Đức và ngay cả nếu quí vị có quan điểm trái ngược liên quan đến một vấn đề đặc biệt nào, tình hữu nghị giữa hai nước và sự cộng tác chiến thuật, từ việc hợp tác để bảo vệ cho 3 triệu người Thổ sống ở Đức, là những chuyện rất lớn".

"Đó là lý do tôi và toàn thể chính phủ Đức, muốn đóng góp vào việc gia tăng đối thoại giữa Thổ và Armenia, liên quan đến sự kiện diễn ra 101 năm trước".

Trong khi đó, một dân biểu của Armenia là ông Samvel Farmanyan,  hoan nghênh kết quả của vụ bỏ phiếu tại Quốc hội Đức.

"Armenia hoan nghênh việc nhìn nhận của Quốc hội Đức, về vụ diệt chủng đối với người Armenia, mà Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô cho là vụ diệt chủng đầu tiên trong lịch sử nhân loại".

"Việc nhìn nhận vấn đề diệt chủng người Armenia của Quốc hội Đức, là một khúc quanh trong tiến trình nhìn nhận quốc tế, về tội ác đầu tiên chống nhân loại".

Được biết Đức cùng với khoảng 20 quốc gia khác, chính thức nhìn nhận "vụ diệt chủng người Armenia".

Armenia nêu lên con số những người bị Thổ giết chết, từ năm 1915 cho đến 1922, là khoảng một triệu rưỡi người.

Nước nầy còn cho biết, còn có nhiều người khác bị trục xuất cưỡng bách, ra khỏi các lãnh thổ do đế quốc Ottoman chiếm giữ.

Các sử gia ghi nhận, những sắc tộc thiểu số khác như người Assyrian, Chaldeans, Syriacs và Hy Lạp, cũng bị nhắm đến.

Thổ nhỉ Kỳ không tranh luận về con số quá nhiều người chết, mà cho rằng đó là việc "di chuyển" đã xảy ra, thế nhưng Thổ không đồng ý với con số mà Armenia nêu ra, cũng như bãi bỏ thẳng thừng việc xử dụng từ ngữ "diệt chủng".

Luật sư Geoffrey Robertson đại diện cho chính phủ Armenia, trong một vụ tranh luận công khai trước tòa án Nhân quyền Âu châu.

Trước đó ông cho đài SBS biết rằng, trong khi việc nầy diễn ra với người Armenia, Thổ nhỉ Kỳ tìm cách không hiểu biết đến chuyện xảy ra trong quá khứ.

"Có một tinh thần quốc gia tại Thổ nhỉ Kỳ, vốn không muốn hiểu biết về một tội ác mà cả thế giới đều biết".

"Chúng ta thấy được, những hình ảnh của các phụ nữ và trẻ em Armenia bị xô đuổi vào sa mạc và buộc phải đi bộ hàng trăm dặm, mà không có thuốc men cũng chẳng có lương thực, hầu chết đã chết trong cuộc hành trình đến tử thần một cách khủng khiếp".

"Bằng chứng thì rất nhiều, từ Anh quốc, Pháp và Nga tuyên bố vào năm 1915, đó là một tội ác chống lại nhân loại".

"Thế nhưng đây lại là những gì mà chính phủ Thổ, không muốn hiểu biết về tội ác trong quá khứ".




Share