Các phân tích gia tại đại học Monash hiện xem xét liệu khoa học và kỹ thuật có thể giúp chuyển đổi vấn đề thực phẩm dư thừa vốn là một vấn nạn ngày càng gia tăng hay không.
Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Chống Việc Bỏ Phí Thực phẩm của Đại học Monash cho biết, chỉ riêng tại tiểu bang Victoria, thực phẩm vất đi mỗi năm lên đến hơn 4 tỷ rưỡi đô la.
Chính phủ Úc ước lượng số thực phẩm bỏ đi trên toàn nước Úc hàng năm khoảng 20 tỷ đô la, với khoảng 4 triệu tấn thực phẩm cuối cùng trở thành đất để lấp nơi trũng.
Giám đốc của Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Chống lại Thực phẩm Bỏ Đi là tiến sĩ Steve Lapidge cho biết, đây là một vấn nạn quan trọng trên toàn cầu.
“Hiện thời thì một tỷ người ở thế giới văn minh đã bỏ phí 56 phần trăm thực phẩm dư thừa, họ đã bỏ phí mất 44 phần trăm việc hoang phí trong dây chuyền cung cấp thực phẩm, tổng cộng vấn nạn nầy lên đến 1 ngàn tỷ đô la".
"Để cho quí vị có một con số thống kê, thì 1/3 thực phẩm dư thừa của thế giới có thể đủ nuôi sống gấp 10 lần cả dân số Mỹ mỗi năm".
"Đó là một con số đáng báo động và là những việc mà chúng ta thực sự có thể đối phó”, Steve Lapidge.
Trung tâm nghiên cứu hiện xử dụng một phương pháp được biết là sự bốc hơi sinh học, để trích xuất ra những chất như dầu và chất đạm, từ các thực phẩm bỏ đi như bã cà phê và vỏ của trái thơm.
Những chất liệu nầy được dùng để chế tạo các sản phẩm như chất bồ trong y học, các loại dầu và mỹ phẩm nữa.
Các loại rác tươi bị bỏ đi do không đáp ứng các tiêu chuẩn xanh tốt tại các siêu thị cũng có thể được tái xử dụng.
Phụ tá giáo sư là bà Victoria Haritos là một kỷ sư hóa học làm việc cho ngành Chế tạo tại đại học Monash, hiện quan tâm đến việc bốc hơi sinh học.
Tiến sĩ Haritos nói rằng trong khi có các con số chi tiết về các loại rác trong nhà cuối cùng được dùng để lấp những chỗ trũng, thì tình trạng liên quan đến chất thải nông nghiệp vẫn chưa được rõ.
“Có rất nhiều thuận lợi trong việc cộng tác với các trường đại học, bởi vì nó nhận được sự nhạy bén về mặt thương mại của giới doanh thương và cũng từ các hiểu biết từ đại học, sẽ mang lại một lộ trình hai chiều và sẽ dẫn đến một kết quả tốt đẹp”, Graeme Pearson.
Bà tin rằng đó là một nguồn quan trọng về chất thải, vốn có thể tái chế biến.
“Đó có thể là chuyện hoang phí cà chua, khi rất nhiều cà chua bị bỏ phí hàng năm, vì vậy nếu chúng ta xét đến loại thực phẩm nầy, chúng ta sẽ tự hỏi ‘Chúng sản sinh từ đâu?’.
"Có rất nhiều nước ở đây, thế nhưng đó không phải chỉ là nước mà còn có chất carbohydrat".
"Nếu chúng ta phân tích carbohydtrat, chúng ta sẽ lấy được chất glucose và đó là đường".
"Đường thường được dùng rộng rãi trong các kỹ nghệ thực phẩm, thế nhưng chúng cũng có thể được dùng để nuôi dưỡng các sinh vật để làm một vài sản phẩm như chất lipid".
"Nếu chúng ta trở lại với cà chua, nó cũng có một số lượng không nhỏ các thành tố khá nhiều như chất antioxidant, phẩm màu và hương vị nữa”, Victoria Haritos.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Monash hiện cộng tác với các đồng nghiệp tại Ấn độ cũng như các đối tác trong các ngành kỹ nghệ ở Úc để phát triển kỹ thuật nói trên.
Ỏng Graeme Pearson là giám đốc kỹ thuật của Axieo, một công ty hợp tác với Monash.
Ông cho biết các siêu thị lớn hiện loại bỏ các sản phẩm chế tạo với dầu cọ và tìm các sản phẩm với các thành tố bền vững.
Công ty hiện thu hoạch sáp trích xuất từ vỏ trấu và biến thành các chất dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, như các loại kem giúp cho da được ẩm ướt.
Ông Pearson nói rằng công ty đã có các kinh nghiệm tốt đẹp, khi cộng tác với các đại học.
“Có rất nhiều thuận lợi trong việc cộng tác với các trường đại học, bởi vì nó nhận được sự nhạy bén về mặt thương mại của giới doanh thương và cũng từ các hiểu biết từ đại học, sẽ mang lại một lộ trình hai chiều và sẽ dẫn đến một kết quả tốt đẹp”, Graeme Pearson.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại