Lũ lụt lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Lở đất ở Sierra Leone.
Các cơn cháy rừng thảm khốc từ Úc đến Hoa Kỳ. Động đất, bão, núi lửa phun trào và những cơn rét đột ngột.
Năm ngoái là năm đã xảy ra tất cả những thảm họa thiên nhiên vừa kể với 335 vụ ảnh hưởng đến hơn 95 triệu người và khiến gần 10.000 người chết.
Một bản phúc trình mới của Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế đã tìm thấy tác động của những vụ thiên tai đến các nền kinh tế toàn cầu trong năm 2017 là 472 tỷ đô la.
Phó chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế, Tiến sĩ Jemilah Mahmood nói, sự tàn phá là điều đau đớn tất yếu đối với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
"Ở những nơi đang phát triển, hoặc các khu vực kém phát triển trên thế giới, có những người thường xuyên ở quanh các khu vực xảy ra xung đột. Có những người không có thị lực. Đó cũng có thể là người không có danh tính hoặc sống ở những nơi trong tình trạng không có sẵn bản đồ."
Một bản phúc trình của Hội Chữ thập đỏ đã chỉ ra, thiên tai ảnh hưởng đến trung bình 200 triệu người một năm.
Và con số đó đang tăng dần lên, phần lớn là do đô thị hóa và sự biến đổi khí hậu.
Bản phúc trình cho biết nước Úc và Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực dễ bị thiên tai nhất trên thế giới.
Tiến sĩ Mahmood nói rằng điều này là bởi sự kết hợp của nhiều nguyên do
"Lũ lụt, lốc xoáy, giông bão... Những thứ này ngày càng dễ thấy hơn và xảy ra nhiều ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đó là do thực tế rằng đây là khu vực đang phát triển với số dân ngày càng tăng - càng có nhiều người cư ngụ và di chuyển đến các khu đô thị, là do sự thiếu đầu tư trong việc giảm rủi ro thiên tai ... "
Và trong khi cụ thể là ở châu Á, khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, với 70 phần trăm tổng số người bị ảnh hưởng trên toàn thế giới, thì cháy rừng ở Úc đang là một mối đe dọa lớn.
Rob Rogers thuộc Sở Cứu Hỏa Vùng Nông Thôn New South Wales nói rằng tác động của các vụ cháy rừng ngày càng mở rộng, nó diễn ra vào cả những thời điểm mà trước đây không hề có cháy.
" Mùa cháy này chắc chắn đã kéo dài hơn. Điều chúng tôi tìm thấy đó là chúng ta đang có nhiều đám cháy khó kiểm soát, bởi vì chúng xảy đến ngoài mùa cháy. Nó mang đến nhiều thử thách, và sẽ khiến chúng ta phỉ nghĩ lại rằng, làm cách nào để các cơ quan cứu hỏa đối phó với các đám cháy ở khắp nước Úc, và thật ra, là ở khu vực rông lớn hơn trên thế giới."
Bản phúc trình của Hội Chữ Thập Đỏ cũng nhấn mạnh nhu cầu xem xét lại cách mà các quốc gia chuẩn bị và ứng phó trước thiên tai.
Tiến sĩ Mahmood nói rằng điều này cần được quan tâm đặc biệt với vấn đề tài trợ.
Điều mà chúng ta đang kêu gọi là sự thừa nhận tầm quan trọng của các tổ chức địa phương. Ví dụ, lời yêu cầu nhân đạo từ Liên Hợp Quốc, trong đó chỉ có 2,9% nguồn tài trợ đã được trao cho các cơ quan địa phương. Và đó là một số lượng tồi tệ ít ỏi đối với những người thực sự ở vị trị tiền tuyến và là những người đầu tiên phải ứng phó."
Bản phúc trình cũng nói rằng cần dành một khoản đầu tư lớn hơn vào dữ liệu thông tin.