Ukraine kỷ niệm 1000 ngày kể từ cuộc xâm lược của Nga

Ukraine kỷ niệm 1000 ngày kể từ cuộc xâm lược của Nga.jpg

Ukrainians mark 1,000 days since the start of Russia's full-scale invasion of Ukraine, Kyiv, Ukraine, 19 November 2024. AAP

Nga đã cáo buộc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp vào lãnh thổ của mình, đe dọa sẽ làm leo thang xung đột hơn nữa. Sự việc diễn ra vào ngày thứ 1000 kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, với các nhà lãnh đạo toàn cầu kêu gọi hòa bình chiếm ưu tiên trong khu vực.


Một loạt hỏa tiễn do Ukraine phóng về phía khu vực Bryansk của Nga, có thể dẫn đến leo thang hơn nữa, trong cuộc xung đột giữa hai quốc gia.

Phía Nga tuyên bố, Hệ thống Hỏa tiễn Chiến thuật Quân đội Tầm xa gọi tắt là ATACMS, sử dụng trong cuộc tấn công đã được Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine.

Hoa Kỳ sau đó đã xác nhận tuyên bố của Điện Kremlin, được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Biden bật đèn xanh cho Ukraine, sử dụng tên lửa tầm xa của mình.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, hành động của Hoa Kỳ có thể gây ra hậu quả thảm khốc.

"Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập đến điều này nhiều lần, nếu tên lửa tầm xa được phóng từ Ukraine vào lãnh thổ Nga, điều đó cũng có nghĩa là chúng được vận hành bởi các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ coi đây là giai đoạn mới về mặt chất lượng, của cuộc chiến tranh phương Tây chống lại Nga và sẽ phản ứng tương ứng”, Sergei Lavrov.
Điều này xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một học thuyết sửa đổi, để hạ thấp ngưỡng chiến tranh hạt nhân.

Tài liệu được gia hạn này, có ý nghĩa là một lời cảnh báo đối với Hoa Kỳ, vì nó chỉ ra tình huống nào mà Nga có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân.

Học thuyết nêu rõ rằng, một cuộc tấn công chung của một cường quốc phi hạt nhân, với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân, chống lại Liên bang Nga là đủ để thực hiện một cuộc phản công hạt nhân.

Ông Lavrov cho biết học thuyết đã được cập nhật, để bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân.

"Bản cập nhật học thuyết quân sự, không bổ sung thêm bất cứ điều gì mà phương Tây không biết và không bổ sung thêm bất cứ điều gì".

"Điều này sẽ khác để tôi nói theo cách này, so với các tài liệu học thuyết của Hoa Kỳ về việc phải làm gì với vũ khí hạt nhân".

"Chúng tôi tin rằng, vũ khí hạt nhân trước hết và quan trọng nhất là vũ khí để hạn chế bất kỳ, để ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào”, Sergei Lavrov.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đáp trả những lời buộc tội về phía Nga khi tuyên bố rằng, Nga đang sử dụng các chiến thuật đe dọa chống lại Ukraine và phần còn lại của thế giới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết, NATO không gây ra rủi ro cho an ninh của Nga.

"Thật không may, tôi không ngạc nhiên trước những bình luận mà Điện Kremlin đưa ra, chung quanh việc công bố học thuyết hạt nhân mới được sửa đổi này. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, họ đã tìm cách ép buộc và đe dọa cả Ukraine và các quốc gia khác trên thế giới, thông qua hành vi và lời lẽ hạt nhân vô trách nhiệm".

"Bất chấp những gì Nga nói, cả Hoa Kỳ và NATO đều không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Nga cả”, Matthew Miller .

Trong khi đó Quyền Thủ tướng Úc Richard Marles cho biết, chính Nga đã làm leo thang xung đột với Ukraine.

Phát biểu với ABC, ông Marles đã lên án sự tham gia của Triều Tiên vào cuộc xâm lược của Nga.

"Vâng, điều đó hoàn toàn đáng chê trách đối với Nga".

"Ý tôi là, chỉ có một quốc gia đang nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân và đó là Nga, điều đó hoàn toàn kinh khủng".

"Sự hợp tác của Nga với Triều Tiên, đến mức giờ đây chúng ta có quân đội Triều Tiên tập trung ở biên giới Ukraine, là một sự leo thang kinh hoàng trong một cuộc xung đột vốn đã kinh hoàng".

"Tất nhiên, cuộc xung đột này bắt đầu bằng cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraine, mà không hề cố gắng giải quyết bất kỳ bất đồng nào, bằng cách tham chiếu đến luật pháp quốc tế".

"Họ chỉ đơn giản là cố gắng áp đặt mình lên một nước láng giềng, bằng cách tham chiếu đến quyền lực và sức mạnh”, Richard Marles .

Ông Marles cũng bảo vệ việc Ukraine sử dụng vũ khí ATACMS do Hoa Kỳ sản xuất, đồng thời nói thêm rằng họ có sự ủng hộ hoàn toàn của Úc.

"Ở mọi thời điểm, Nga đều đang leo thang vấn đề này".

"Rõ ràng Ukraine có quyền tự vệ và chúng tôi rất tôn trọng điều đó".

"Và hơn thế nữa, chúng tôi đang ủng hộ Ukraine và chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine như tôi đã nói, cho đến khi nào giải quyết được cuộc xung đột này theo các điều khoản của họ”, Richard Marles.
Việc nầy diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột, vì đã 1000 ngày trôi qua kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.

Phát biểu từ Kyiv, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã bình luận về ngày kỷ niệm ảm đạm này.

"1.000 ngày kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga, tôi nghĩ rằng đủ để hiểu rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin, không muốn bất kỳ hòa bình nào".

"Ngay cả vào ngày này, đây là sự thật chứ không chỉ là một vài lời nói, không phải lời hùng biện, ý tôi là ngay cả vào ngày này, họ đã giết hại thường dân của chúng ta".

"Thậm chí đặc biệt là vào ngày này, họ đã trình bày chiến lược vũ khí hạt nhân".

"Tại sao? Họ đã không trình bày chiến lược hòa bình. Bạn đã nghe chưa?. Bạn đã đọc về nó chưa? Không, tất nhiên rồi, tất nhiên là chiến lược vũ khí hạt nhân".

"Bởi vì ông ta chỉ muốn dựng trại trên thế giới, ông ta muốn phá hủy không chỉ Ukraine, mà còn một số quốc gia khác trong NATO, v.v.", Volodymyr Zelenskyy.

Được biết Tổng thống Ukraine đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu, phản ứng với mối đe dọa hạt nhân do Nga gây ra.

"Các quốc gia trong khối G20 hôm nay đang ngồi ở Brazil, họ có nói gì không?".

"Không có gì cả, không có gì mạnh mẽ và đây là câu trả lời".

"Vậy chiến lược của chúng ta có thể là gì, nếu ngay cả các nước G20 cũng không có chiến lược mạnh mẽ nào?, vậy chiến lược của chúng ta là phải mạnh mẽ và khi Putin bắt đầu nói về vũ khí hạt nhân, thế giới phải đưa ra một câu trả lời, một câu trả lời thực sự mạnh mẽ về những gì họ sẽ làm, nếu Putin sử dụng thứ gì đó như vũ khí hạt nhân này, hoặc những thứ khác”, Volodymyr Zelenskyy.

Thế nhưng châu Âu có vẻ hài lòng với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, coi tuyên bố hạt nhân của Nga chỉ là một lời nói suông.

Phát biểu từ Bỉ, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu là Josep Borrell cho biết, đây không phải là cuộc xung đột mà các quốc gia châu Âu trực tiếp tham gia.

Ông cho biết, điều quan trọng là phải xem sự thay đổi trong chính quyền Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào, đến sự ủng hộ liên tục đối với Ukraine.

"Chúng tôi không tham gia vào cuộc chiến này, chúng tôi chỉ hỗ trợ Ukraine bằng năng lực quân sự, nhưng không có quân đội châu Âu ở Ukraine và không thấy trước được việc Nga phải đối mặt với quân đội châu Âu trên chiến trường".

"Điều quan trọng là phải đánh giá được thiện chí của các quốc gia thành viên châu Âu trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine, và chắc chắn chúng ta đang ở trong một kịch bản khác với một Tổng thống khác tại Tòa Bạch Ốc, người dường như có ý tưởng về cách chấm dứt chiến tranh”, Josep Borrell.

Trong khi đó tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Rio De Janeiro, Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer đã lặp lại yêu cầu của mình là Nga chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

"Dưới sự lãnh đạo của tôi, Anh sẽ không bao giờ vắng mặt trên bàn đàm phán thế giới".

"Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác trên khắp G20, nhưng có một quốc gia đứng ngoài cuộc".

"Trong năm thứ ba liên tiếp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh này, ông ấy là tác giả của cuộc lưu vong của chính mình".

"Vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến tranh phi pháp của Nga ở Ukraine, tôi xin nhắc lại: hãy chấm dứt chiến tranh, hãy rời khỏi Ukraine”, Sir Keir Starmer .
Trong khi đó, chính phủ liên bang Úc đang cân nhắc việc mở lại tòa đại sứ của mình tại Kyiv, như một cách để gửi thông điệp đoàn kết đến người dân Ukraine.

Ông Marles cho biết, họ đang tiếp tục các cuộc tham vấn, với sự an toàn của các nhân viên là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

"Vâng, đó là điều chúng tôi muốn làm, chúng tôi đã muốn làm điều đó trong một thời gian".

"Chúng tôi có đại sứ của mình trong khu vực hoạt động bên ngoài Warsaw ở Ba Lan".

"Đây là vấn đề bảo đảm rõ ràng, trong bối cảnh của một vùng chiến sự rằng, chúng tôi có thể mở cửa theo cách an toàn cho tất cả những người sẽ ở trong sứ quán và vì vậy, đây vẫn là một công việc đang được tiến hành chung quanh cách thức thực hiện điều đó”, Richard Marles .

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share