Tổng Thống Putin cảnh báo quân đội Âu Châu tham chiến tại Ukraine sẽ leo thang chiến tranh

Independent candidate for the 2017 French Presidential Elections Emmanuel Macron speaks during his political campaign rally at the Palais des Sport in Lyon

President Emmanuel Macron speaks during his political campaign rally at the Palais des Sport in Lyon Source: EPA

Lãnh đạo các nước thuộc Ủy ban Châu Âu tuyên bố họ sẽ không gửi quân tới Ukraine, sau khi Tổng thống Pháp hồi đầu tuần cho biết, đó là một điều có thể xảy ra. Còn Tổng thống Nga cảnh báo rằng, xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga sẽ không thể tránh khỏi, nếu liên minh này gửi quân tham chiến.


Phát ngôn nhân của Ủy ban Âu châu là ông Peter Stano, tái khẳng định sự ủng hộ của khối đối với Ukraine nhưng cho biết, họ sẽ không đưa quân vào nước này.

"Không có quyết định nào ở bất cứ cấp độ EU, về bất kỳ hình thức gửi quân hoặc lực lượng trên bộ nào, đến Ukraine để chiến đấu".

"Ở giai đoạn này, sự đồng thuận ở Liên minh châu Âu và cấp độ EU, là cung cấp cho Ukraine bất cứ điều gì cần thiết, trong thời gian bao lâu để Ukraine có thể giành chiến thắng, trong cuộc chiến phòng thủ chính đáng của mình”, Peter Stano.

Tuy nhiên ông Stano nói rằng, các quốc gia thành viên có thể tự mình đưa ra bất kỳ quyết định nào để giúp đỡ Ukraine.

"Phần lớn đóng góp song phương cho Ukraine, nằm trong tay các quốc gia thành viên".

"Họ quyết định cách tốt nhất mà họ có thể hỗ trợ Ukraine dựa trên nhu cầu của nước này, vì vậy đó là quyết định của các quốc gia thành viên”, Peter Stano.

Trong khi đó các cường quốc quân sự châu Âu là Đức và Ba Lan cũng khẳng định rằng họ sẽ không gửi quân tới Ukraine, sau khi có thông tin cho rằng một số nước phương Tây có thể đang cân nhắc việc làm như vậy khi cuộc chiến với Nga bước sang năm thứ ba.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng khẳng định, liên minh quân sự không có kế hoạch đưa quân chiến đấu vào Ukraine.

"Không có kế hoạch khai triển lực lượng chiến đấu của NATO trên bộ ở Ukraine".

"Chúng ta phải nhớ đây là cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga và vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn".

"Theo luật pháp quốc tế, Ukraine tất nhiên có quyền tự vệ và chúng ta có quyền hỗ trợ họ duy trì quyền chính đáng như vậy".

"Đó chính xác là những gì các đồng minh NATO, đang và sẽ tiếp tục làm”, Jens Stoltenberg.
Và tôi đã nói với ông ấy điều đó một lần nữa vào ngày hôm nay, như tôi đã nói với ông ta nhiều lần một cách công khai và riêng tư trong vài tuần qua, là đã đến lúc phải hành động, đó là một thảm họa và nó phải dừng lại, Mike Johnson.
Trong khi đó Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga sẽ không thể tránh khỏi nếu liên minh này gửi quân tham chiến.

Dmitry Peskov là người phát ngôn của Tổng thống Putin.

"Tất nhiên việc thảo luận về khả năng gửi một số lực lượng dự phòng từ các nước NATO đến Ukraine, là một yếu tố mới và rất quan trọng".

"Số lượng các quốc gia tham gia sự kiện diễn ra ở Paris này, vẫn đánh giá tỉnh táo về những nguy cơ tiềm ẩn của những hành động như vậy, khi tham gia trực tiếp vào xung đột nóng bỏng trên chiến trường, đó không phải là lợi ích của các quốc gia này và họ nên lưu tâm".

"Trong trường hợp về việc gửi quân, chúng ta không cần phải nói về khả năng xảy ra, mà về việc không thể tránh khỏi với một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga”, Dmitry Peskov.

Được biết cảnh báo của Moscow được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng việc gửi bộ binh của phương Tây tới sẽ không bị “loại trừ” trong tương lai, sau khi tổ chức một hội nghị gồm các viên chức hàng đầu từ hơn 20 nước phương Tây ủng hộ Ukraine.

"Mọi thứ đã được thảo luận tối nay một cách rất cởi mở và trực tiếp".

"Ngày nay không có sự đồng thuận nào về việc gửi quân trên bộ một cách chính thức, công khai và có sự chứng thực".

"Nhưng xét về mặt động lực thì không có gì phải loại trừ".

"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo rằng Nga không thể thắng cuộc chiến này", Emmanuel Macron.

Trong khi đó Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng nhân hội nghị này, để cam kết hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Ông cho biết, Hà Lan sẽ đóng góp hơn 100 triệu Euro, cho sáng kiến của Cộng Hoà Séc mua đạn dược cho Ukraine, từ các nước trên thế giới.

"Tôi nghĩ rằng có một tình cảnh rất cấp bách, đặc biệt là trong thời gian ngắn về đạn dược và phòng không, đặc biệt là về đạn dược với sáng kiến tuyệt vời này của Cộng hòa Séc, đó là mua đạn dược và đạn pháo binh trên toàn thế giới cho Ukraine".

"Rồi tối nay, Hà Lan đã quyết định tuyên bố đóng góp hơn 100 triệu euro cho sáng kiến đó và hy vọng các nước khác sẽ làm theo”, Mark Rutte.

Trong khi đó các nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội Mỹ, đã gặp Tổng thống Joe Biden về một số vấn đề, trong đó có cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Biden kêu gọi 4 nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội hành động nhanh chóng, để thông qua viện trợ khẩn cấp cho Ukraine.

Trong số đó có Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer, người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động nhanh chóng, để hỗ trợ thêm cho Ukraine.

"Điều này rất quan trọng và chúng ta không thể đợi 1, 2 hoặc 3 tháng, vì rất có thể chúng ta sẽ thua trong chiến tranh, cùng lắm là NATO sẽ tan rã, các đồng minh sẽ quay lưng lại với Hoa Kỳ và chỉ còn những nhà lãnh đạo táo bạo nhất, những nhà độc tài táo bạo nhất thế giới".

"Các Tổng thống của Bắc Hàn và Iran sẽ bạo dạn hơn khi nghĩ rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia mềm yếu, mập mạp, lạc lối và sẽ bị lợi dụng".

"Vì vậy chúng tôi đã nói với diễn giả rằng, hãy hoàn thành nó”, Chuck Schumer.

Còn Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson muốn thấy số tiền được phân bổ để bảo vệ biên giới của Mỹ, hơn là viện trợ nước ngoài.

"Tôi cũng chắc chắn quí vị đã nghe nói rằng, đã có cuộc thảo luận về gói chi tiêu bổ sung".

"Tôi đã nói rất rõ ràng với ông Chủ tịch và tất cả những người có mặt trong phòng rằng, Hạ viện đang tích cực theo đuổi và điều tra tất cả các lựa chọn khác nhau về vấn đề đó và chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề một cách kịp thời".

"Thế nhưng một lần nữa, ưu tiên hàng đầu của đất nước là biên giới của chúng ta và đảm bảo nó an toàn".

"Tôi tin rằng ngay hôm nay, Tổng Thống có thể nắm quyền hành pháp để thay đổi điều đó".

"Và tôi đã nói với ông ấy điều đó một lần nữa vào ngày hôm nay, như tôi đã nói với ông ta nhiều lần một cách công khai và riêng tư trong vài tuần qua, là đã đến lúc phải hành động".

"Đó là một thảm họa và nó phải dừng lại”, Mike Johnson.

Share