Hội đồng Nhân quyền LHQ bắt đầu các cuộc thảo luận về tình trạng vi phạm nhân quyền

Foreign Affairs Minister Marise Payne delivers a statement at the 40th session of the Human Rights Council, Geneva

Foreign Affairs Minister Marise Payne delivers a statement at the 40th session of the Human Rights Council, Geneva Source: AAP

Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bắt đầu khóa họp kéo dài 4 tuần lễ tại Thụy sĩ.


Trong số các nhà ngoại giao cao cấp và chính trị gia được mời đọc diễn văn trong ngày khai mạc là Ngoại trưởng Úc Marise Payne.

Khóa họp thứ 40 của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, hiện diễn ra tại Geneva ở Thụy sĩ.

Hội đồng sẽ xem xét hơn 120 phúc trình về một loạt các vấn đề do hơn 25 chuyên gia, các nhóm và những tổ chức về nhân quyền đệ trình, để thảo luận trong 4 tuần lễ sắp tới.

Sau đó hội đồng sẽ quyết định về các nghị quyết không có tính cách cưỡng hành, trước khi bế mạc vào ngày 22 tháng 3.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres khai mạc khoá họp với lời cảnh cáo, chống lại các bài diễn văn gây thù hận trên khắp thế giới, ông tỏ ra cẩn thận và không nêu đích danh quốc gia hay một người nào cả.

“Một vài chính đảng quan trọng và các nhà lãnh đạo hiện lấy các ý kiến từ những chiến dịch tuyên truyền, cũng như các cuộc vận động tranh cử của chính họ".

"Các đảng phái có lần bị xem là gia trưởng, trong việc tìm cách ảnh hưởng lên các chính phủ, và với các tiêu chuẩn thông thường bị phá vỡ, thì những trụ cột của nhân quyền trở nên suy yếu đi”, Antonio Guiterres.

Ông cũng lên tiếng về các quan ngại, trước sự gia tăng giám sát của nhà nước và can thiệp với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền và các ký giả.

Bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc dùng bài diễn văn khai mạc, để nêu bật những nguy hiểm trong việc làm ngơ về hiện tượng thay đổi khí hậu.

“Làm thế nào quyền lợi của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện qua các chính sách, lại làm tổn hại đến sự thịnh vượng của mọi người?

"Trong những tuần lễ vừa qua, tôi đã chứng kiến trẻ em biểu tình đòi hỏi các chính sách về khí hậu và những biện pháp khác được tốt đẹp hơn".

"Là một bậc cha mẹ, một ông bà hay chỉ là một con người, chúng tạo cảm hứng nơi tôi với quyết tâm cháy bỏng, trong việc tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền”, Michelle Bachelet.

Trong số các đại diện quốc tế đọc diễn văn trước Hội đồng Nhân quyền trong ngày khai mạc, là Ngoại trưởng Úc Marise Payne.

Thượng nghị sĩ Payne nói rằng, quyền tự do tư tưởng khiến cho các xã hội trở nên sâu sắc hơn và có lòng từ hơn.

Bà đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo và sự khoan dung và bà cho rằng, đó là nền tảng để mở cửa các cộng đồng đa văn hóa.

“Tuy nhiên đáng buồn thay vào năm 2019, chẳng có địa phương nào trên thế giới cũng như không có một truyền thống tôn giáo nào, lại không trải qua một số mức độ không khoan nhượng về tôn giáo trong việc lạm dụng".

"Chúng tôi quan tâm sâu xa, qua việc không dung thứ nầy”, Marise Payne.

Lời bình luận được đưa ra khi cuộc thảo luận về tôn giáo tiếp tục tại Úc, đặc biệt về việc liệu các trường đạo có nên gạt bỏ các giáo chức hay học sinh, trên căn bản giới tính hay không.

Thượng nghị sĩ Payne cũng liệt kê một loạt các vấn đề khác mà bà cho biết, đang được quan tâm tại Úc.

“Chúng tôi ghi nhận các thách thức đối với nền dân chủ tại Venezuela, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng nghiêm trọng của người Rohingya tại Myanmar và Bangladesh".

"Chúng tôi quan tâm đến quyền của giới phụ nữ tại Á rập Saudi và vụ ám sát ký giả Jamal Khadhoggi, chúng tôi cũng ghi nhận sự đối xử với người Duy Ngô Nhĩ tại Trung quốc và những tổn thất nhân mạng lớn lao trong các cuộc xung đột ở Yemen và Syria”, Marise Payne.
"Thế nhưng đó chỉ là mới bắt đầu, việc hoàn toàn giải giới nguyên tử đòi hỏi phải có nhiều bước cụ thể hơn nữa”, Kang Kyung Wha.
Thượng nghị sĩ Payne không phải là nhà ngoại giao duy nhất, nêu vấn đề người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo tại Trung quốc.

Năm rồi, một Ủy ban của Liên hiệp quốc biết được có đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác, có thể bị giam giữ tại Trung quốc, nơi họ được biết đang trải qua chương trình ‘cải tạo’ tại đó.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Melvut Cavusoglu nói rằng, trong khi nước ông ủng hộ chính phủ Trung quốc thì ông lại quan ngại về số phận của những người Duy Ngô Nhĩ.

“Chúng tôi ủng hộ chính sách một nước Trung quốc, vì vậy chúng tôi khuyến khích Trung quốc và nhà cầm quyền nước nầy thực hành nhân quyền tổng quát, trong đó có tự do tôn giáo phải được tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ cũng như những tín đổ Hồi giáo khác”.

Trung quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ đang đối xử tệ hại với người Duy Ngô Nhĩ, thế nhưng nói rằng các tội phạm tiểu hình được gởi đến những nơi mà họ gọi là ‘Trung tâm dạy nghề’.

Khóa họp của Liên hiệp quốc khai mạc, chỉ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp gỡ Chủ tịch Triều Tiên Kim Yong Un lần thứ hai trong 12 tháng.

Làm thế nào để giải giới nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên với hy vọng đó là điểm chính của hai người sẽ bàn trong cuộc họp thượng đỉnh tại Việt Nam, cũng được Ngoại trưởng Nam hàn Kang Kyung Wha nêu lên tại Thụy sĩ.

Bà Kang tuyên bố bên ngoài phòng họp, sau khi đọc xong bài diễn văn.

“Chúng tôi hy vọng một kết quả thực tiễn, cả về mặt giải giới nguyên tử cũng như về các biện pháp liên hệ từ phía Hoa kỳ".

"Chấm dứt các cuộc thử nghiệm là tốt và tôi nghĩ điều nầy cũng tốt, khi các cuộc thử nghiệm không xảy ra kể từ tháng 11 năm 2017".

"Thế nhưng đó chỉ là mới bắt đầu, việc hoàn toàn giải giới nguyên tử đòi hỏi phải có nhiều bước cụ thể hơn nữa”, Kang Kyung Wha.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc cũng tổ chức 3 khoá họp mỗi năm vào tháng 3, tháng 6 và tháng 9.

Nếu một phần 3 các quốc gia hội viên yêu cầu, Hội đồng có thể quyết định bất cứ lúc nào về một khoá họp đặc biệt để đáp ứng các tình trạng khẩn cấp.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share