Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi hỏi Do Thái chấm dứt xây cất các khu định cư

HDBA bỏ phiếu đòi hỏi Do Thái chấm dứt việc xây cất các khu định cư

HDBA bỏ phiếu đòi hỏi Do Thái chấm dứt việc xây cất các khu định cư Source: AAP

Do thái đã phản ứng giận dữ, sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết, kêu gọi nước nầy phải ngưng ngay việc xây cất các trung tâm định cư, trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.


Việc nầy xảy ra, do Hoa kỳ đã thay đổi chính sách thường khi xử dụng quyền phủ quyết và thay vào đó bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết cho rằng, việc xây dựng các trung tâm định cư không có hiệu lực pháp lý và rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế.

Âm thanh tán thưởng diễn ra, khi 14 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ thăm chấp thuận nghị quyết, đòi hỏi chấm dứt việc xây dựng các khu định cư của Do thái, trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.

Nghị quyết cho biết, việc xây dựng nầy là một đe dọa cho chính sách được gọi là giải pháp 2 quốc gia, theo đó Do thái và Palestine cùng sống chung hoà bình, với biên giới được quốc tế công nhận.

Được biết, hiện có khoảng 430 ngàn người định cư Do thái đang sống ở vùng Tây ngạn và khoảng 200 ngàn người Do thái khác sống tại đông bộ Jerusalem, mà Palestine xem là thủ đô tương lai của họ.

Cùng bảo trợ nghị quyết nói trên, đại sứ Venezuela tại Liên hiệp quốc Rafael Carreno nói rằng, nghị quyết gởi đi một thông điệp mạnh mẽ.

"Đây là cơ hội độc đáo để đẩy mạnh tiến trình hoà bình và tái lập niềm tin giữa các phe phái; cùng lúc nghị quyết cũng cho phép Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gác lại thái độ thụ động và bắt đầu có thái độ tích cực, để dấn thân vào việc xây dựng một môi trường, theo đó tạo thuận lợi cho các cuộc thương thuyết giữa các bên, cũng như xem xét đến khát vọng và quan ngại của cả hai dân tộc".

Quốc gia duy nhất tại Hội đồng Bảo an không bỏ phiếu chống là Hoa kỳ và đây là việc thay đổi trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Có khoảng 30 nghị quyết của Liên hiệp quốc về vấn đề Do thái và Palestine trước đây, thì Hoa kỳ đã dùng quyền phủ quyết của quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong mọi trường hợp, chỉ trừ lần nầy.

Đại sứ Hoa kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power nói rằng hành động nầy giữ vững thái độ của Mỹ, vốn chống đối việc xây dựng các trung tâm định cư của người Do thái.

Bà cho biết, quyết định của Mỹ được thúc đẩy thêm, qua việc gia tăng các hoạt động xây dựng kể từ năm 2011.

"Các tình huống đã thay đổi đáng kể, từ năm 2011 mức độ phát triển định cư chỉ tăng thêm mà thôi và kể từ năm đó, nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình đã thất bại và cũng từ năm 2011, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đã nhiều lần cảnh cáo một cách công khai hay riêng tư, là đã thiếu sót tiến trình hướng đến hòa bình và việc định cư tiếp tục bành trướng, cũng như khiến cho giải pháp 2 quốc gia gặp nhiều khó khăn".

"Việc nầy cũng đe dọa mục tiêu nói trên của Do thái, để vẫn giữ là một quốc gia Do thái với nền dân chủ đáng ca ngợi", bà Samantha Power đại sứ Hoa kỳ tại Liên hiệp quốc cho biết.

"Nghị quyết tái xác nhận lập trường của Hội đồng trong hàng thập niên qua, là việc xây dựng các khu định cư của người Do thái trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, bao gồm khu đông bộ Jerusalem vốn là thủ đô vĩnh viễn của Palestine, thứ nhất đó là hành động không có hiệu lực về mặt pháp lý, thứ hai vi phạm rõ ràng theo luật pháp quốc tế đó là Hội nghị Geneva lần thứ tư và thứ ba là tạo nên trở ngại lớn lao cho nền hòa bình thế giới", ông Riyad Mansour đại sứ Palestine tại Liên hiệp quốc nói.


Bà cũng cho rằng, Hoa kỳ luôn luôn đặt ưu tiên cao đối với nền an ninh của Do thái, trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

"Lá phiếu của chúng tôi hôm nay dù trong bất cứ cách thức nào, không làm giảm đi các cam kết kiên định và không dời đổi của Hoa kỳ đối với Do thái, đó là chỉ có một nền dân chủ tại Trung đông".

"Chúng tôi sẽ không để cho nghị quyết nầy thông qua, nếu nó không đề cập để phản ứng không xây dựng của phía Palestine, chúng tôi phải nhìn nhận rằng Do thái đối phó với các đe dọa rất nghiêm trọng, với một lân bang hết sức khó khăn".

"Do thái có quyền quan ngại trong việc bảo đảm rằng, không có một nơi chốn an toàn mới cho khủng bố ở ngay cửa ngỏ", bà Samantha Power nói.

Thế nhưng đại sứ Do thái tại Liên hiệp quốc, ông Danny Danon lên án nghị quyết nói trên và cho rằng, việc nầy chỉ làm ngăn trở cho các nỗ lực hòa bình mà thôi.

"Nghị quyết hôm nay sẽ thêm vào một danh sách dài và nhục nhã chống Do thái của Liên hiệp quốc, thay vì đề ra một lộ trình tiến tới, quí vị gởi một thông điệp cho Palestine là họ nên tiếp tục trên con đường khủng bố và khích động".

Đối với các quốc gia đẩy mạnh cho cuộc bỏ thăm nói trên, như Venezuela, Tân tây Lan, Senegal và Mã Lai, phản ứng của Do thái rắt nhanh chóng.

Trong một lời tuyên bố, Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu cho biết, Do thái sẽ không bị ràng buộc bởi nghị quyết nói trên.

Phát ngôn nhân cuả ông Netanyahu là ông David Keys nói rằng, đại sứ Do thái tại các nước như Tân tây Lan và Senegal đã được triệu hồi để tham vấn.

Ông cho biết các chương trình viện trợ cho Senegal sẽ bị hủy bỏ cũng như chuyến viếng thăm Do thái sắp tới của Ngoại trưởng Senegal, cũng bị từ chối.

Tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump cũng phản ứng với vụ bỏ thăm nói trên và thề quyết rằng, ông sẽ thay đổi các chính sách ngoại giao của Mỹ tại Liên hiệp quốc, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng giêng sắp tới.

Ông Trump đã chọn một nhân vật ủng hộ chương trình định cư là ông David Friedman, sẽ là đại sứ sắp tới của Mỹ tại Do thái.

Trong khi đó, các đại diện của Palestine tại Liên hiệp quốc đã ăn mừng vụ bỏ thăm nói trên và nói rằng, việc nầy cho thấy đó là một chiến thắng của luật pháp quốc tế.

Đại sứ Palestine tại Liên hiệp quốc, ông Riyad Mansour cho biết.

"Đây là hành động của Liên hiệp quốc đã được chờ đợi từ lâu, nay diễn ra đúng lúc, cần thiết và rất quan trọng".

"Nghị quyết tái xác nhận lập trường của Hội đồng trong hàng thập niên qua, là việc xây dựng các khu định cư của người Do thái trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, bao gồm khu đông bộ Jerusalem vốn là thủ đô vĩnh viễn của Palestine, thứ nhất đó là hành động không có hiệu lực về mặt pháp lý, thứ hai vi phạm rõ ràng theo luật pháp quốc tế đó là Hội nghị Geneva lần thứ tư và thứ ba là tạo nên trở ngại lớn lao cho nền hòa bình thế giới", ông Riyad Mansour đại sứ Palestine tại Liên hiệp quốc nói.




Share