Ông Antonio Guterres nói rằng vụ thảm sát mới đây tại Christchurch, Sri Lanka, California và Burkina Faso khiến cho cả thế giới hết sức quan ngại.
Phát ngôn nhân cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc là ông Stéphane Dujarric cho biết, những nơi thờ phượng thay vì là những chốn an toàn, thì nay đã trở thành mục tiêu của bọn khủng bố.
“Trên khắp thế giới, chúng ta chứng kiến những cảnh tượng đau lòng về sự bất khoan nhượng và thù hận, cùng với những vụ bạo động nhắm vào các tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau,” ông Dujarric nói.
“Trong những ngày qua, tại một thánh đường Do thái tại Mỹ và một nhà thờ tại Burkina Faso ở Phi châu, đều bị tấn công và những vụ như vậy trở nên ngày càng quá quen thuộc.
“Người Hồi giáo bị bắn hạ tại thánh đường của họ, các địa điểm hành lễ của họ bị phá hoại, tín đồ Do thái bị hạ sát ngay tại thánh đường Do thái giáo của họ, với các mộ bia bị phá hoại với hình chữ Vạn của Đức Quốc Xã, con chiên Thiên chúa giáo bị giết khi cầu nguyện và nhà thờ của họ bị phóng hỏa.”
Ông cũng nói thêm rằng, mạng internet trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những lời lẽ hận thù.
“Ngoài những tên sát nhân, còn có những lời lẽ thù hận, bài ngoại, không chỉ nhắm vào các nhóm tôn giáo mà còn hướng về di dân, những người thiểu số và tỵ nạn, cũng như khẳng định quyền thượng đẳng của người da trắng, một sự phục sinh của chủ nghĩa tân Quốc Xã, cùng với những nọc độc nhắm vào bất cứ ai được xem là ‘kẻ thù nghịch'.”
Trong khi đó tại Nữu Ước, một giáo sĩ Do thái giáo sống sót sau vụ tàn sát người Do thái Holocaust và một nhà lãnh đạo hàng đầu của Hồi giáo, cùng nhau kêu gọi Tổng thống Donald Trump cùng Quốc hội Hoa kỳ, hãy tạo ra một quỹ đặc biệt được dùng để thuê mướn các nhân viên an ninh, bảo vệ các nơi cầu nguyện.
Giáo sĩ Do thái giáo Arthur Schneier, Chủ tịch của Hiệp hội Kêu Gọi Lương Tâm nói rằng, các nhóm tôn giáo không có đủ ngân quỹ đầy đủ để tự bảo vệ.
“Nay đã có một số điều khoản của Bộ Nội An Mỹ liên quan đến việc di chuyển một số ngân khoản, thế nhưng những gì xảy ra như nạn dịch tràn lan mới đây tại Sri Lanka, Tân Tây Lan, Pittsburgh rồi Norway,” ông Schneier nói.
“Không may đây không phải là những hành động cuối cùng và vì vậy chúng ta cần có thêm các biện pháp an ninh được tăng cường tại mỗi nơi thờ phượng. Và theo cách thức không chỉ tại Mỹ, chúng ta đề cập đến Âu châu, rồi Á châu và mọi nơi khác nữa.”
"Liên hiệp quốc nhắm vào sự giúp đỡ mạnh mẽ của các chính phủ, các xã hội dân sự và các tổ chức khác trong việc cùng nhau cộng tác, để giữ vững các giá trị vốn đã kết hợp chúng ta thành một gia đình nhân loại duy nhất”, Stéphane Dujarric.
Được biết giáo sĩ Do thái giáo Schneier cùng Trưởng giáo Hồi giáo là ông Mohamed Abdulkarim El-Issa thuộc Liên đoàn Hồi giáo Thế giới, đều đồng ý rằng việc bảo vệ các địa điểm thờ phượng là rất quan trọng.
“Mọi người có quyền sống trong hoà bình và được hưởng tự do, thế nhưng bọn quá khích và khủng bố cũng như những kẻ xấu không thích những điều đó xảy ra,” ông El-Issa nói.
“Tuy nhiên tôi tin rằng, với sự hợp tác của những người dân yêu chuộng hoà bình trên khắp thế giới,thì không có chỗ cho những kẻ xấu, hay tạo cơ hội cho chúng để chống lại nhân loại.”
Còn phát ngôn nhân của Liên hiệp quốc là ông Stéphane Dujarric cho biết, thời điểm cũng là vấn đề chính yếu.
“Tội ác đẻ ra thêm tội ác, cũng như những quan điểm ác độc, biến đổi từ vị trí khiêm tốn trở thành nguồn dư luận chính mạch".
"Liên hiệp quốc rất quan ngại rằng, chúng ta hiện tiến gần đến một thời điểm, trong việc phải chống lại các tư tưởng thù hận và những chủ thuyết cực đoan”, Stéphane Dujarric.
Ông cũng chia nghị quyết thành hai sáng kiến khẩn cấp, một là đề ra kế hoạch hành động để động viên hoàn toàn hệ thống đáp trả của Liên hiệp quốc hầu đối phó với những lời lẽ hận thù, cũng như xem xét Liên hiệp quốc có thể đóng góp như thế nào, trong việc bảo đảm an toàn cho các nơi thờ phượng của những tôn giáo.
“Thế giới phải dấn bước trong việc dẹp tan chủ nghĩa bài Do thái, chống Hồi giáo, đàn áp Thiên chúa giáo và mọi hình thức khác của phân biệt chủng tộc, bài ngoại và gieo rắc thù hận. Sự oán ghét đe dọa mọi người và việc chống lại nó, là bổn phận của mọi người,” ông Dujarric nói.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo chính trị có trách nhiệm đặc biệt, khi cổ xúy cho việc sống chung hoà bình.
“Liên hiệp quốc nhắm vào sự giúp đỡ mạnh mẽ của các chính phủ, các xã hội dân sự và các tổ chức khác trong việc cùng nhau cộng tác, để giữ vững các giá trị vốn đã kết hợp chúng ta thành một gia đình nhân loại duy nhất.”
Trước đó các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng dành ra một phút im lặng, để tưởng niệm những nạn nhân trong vụ xả súng vào một nhà thờ Do thái giáo tại Mỹ và tại một nhà thờ ở Burkina Faso tại Phi châu.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại