Vì sao nạn nhân bạo hành trong gia đình gặp khó khăn trong việc nhờ luật pháp giúp đỡ?

Australian flag, golden scale and judge's gavel.

Australian flag and golden scale with a judge's gavel. Source: Getty

Hàng ngàn người sống sót sau những vụ bạo hành trong gia đình tại Úc, không thể trả nổi thù lao cho luật sư. Trong hầu hết các trường hợp, phái nam là kẻ gây ra bạo hành còn phụ nữ và trẻ em là nạn nhân. Người phụ nữ từ bỏ mối quan hệ bạo hành thường đối diện với những rào cản lớn lao, để tiếp cận các thủ tục pháp lý.


Trong lúc vẫn chưa hoàn hồn về những vụ bạo hành trong gia đình, những nạn nhân phải đương đầu với dịch vụ trợ giúp pháp lý phức tạp và thiếu việc tài trợ đầy đủ của chính phủ.

Nhiều người không hiểu biết về hệ thống pháp lý, các thủ tục và những từ ngữ chuyên về luật pháp.

Trong nhiều trường hợp, các đơn xin trợ giúp luật pháp bị từ chối, trong khi những kẻ ra tay bạo hành lại được cùng dịch vụ nầy đại diện cho họ.

Sự kiện càng thêm phức tạp cho những ai không sinh ra tại Úc và không thông thạo tiếng Anh.

Maria là một di dân đến từ Á Căn Đình, sống chung với người bạn tình trong suốt 12 năm, trước khi những chuyện bạo hành bắt đầu xảy ra.

Phải mất nhiều năm, bà mới nhận ra là chính mình là một nạn nhân bạo hành trong gia đình.

Người sống chung chẳng hề đánh đập, thế nhưng bà luôn sống trong sợ hãi.

Bà cũng lo lắng về khả năng gây tổn hại về mặt tâm lý cho con cái.

Bà trốn chạy khỏi quan hệ bạo hành và việc nầy khiến bà mất hàng ngàn đô la về chuyện pháp lý và món nợ ngày càng gia tăng.

Được biết có nhiều nạn nhân bạo hành trong gia đình ra trước tòa án ở Úc mà không có luật sư đại diện, thế nhưng bà đã xin trợ giúp pháp lý.

Tiếng nói của bà được thay đổi, theo yêu cầu để được nói chuyện với tư cách ẩn danh.

“Tôi cố gắng để hiểu, tại thời điểm đó quí vị đang rất choáng ngợp về mặt cảm xúc, không thể lấy nhiều thông tin và cảm thấy rất sợ hãi".

"Quí vị nói sẽ giải quyết việc này như thế nào, khi không hiểu các điều khoản pháp lý?.

"Các luật sư nói ngôn ngữ chuyên môn của họ, do biết luật và mọi thứ khác".

"Tôi không đặt câu hỏi về kiến ​​thức của họ, thế nhưng điều họ thiếu là cách giao tiếp với một người bình thường".

"Họ nói bằng ngôn ngữ kỹ thuật và có quá nhiều nhầm lẫn".

"Tôi đã đến các trung tâm pháp lý khác nhau, rồi phải thực hiện các cuộc hẹn".

"Các trung tâm này có trợ giúp pháp lý miễn phí trong một giờ và tôi không có cảm nhận tốt khi tiếp cận các dịch vụ này”, Maria.

Bà đã gọi điện thoại vào số 1800-RESPECT.

Qua những cuộc đàm thoại, bà mới nhận biết về sự hăm doạ và sỉ nhục, vốn là chuyện xảy ra hàng ngày với bà trước đây.

Bà cũng biết được ý nghĩa của những từ ngữ như, kiểm soát cưỡng bách và đánh hơi hoặc theo dõi.

“Kiểm soát cưỡng chế là một hành động, hoặc một kiểu tấn công, đe dọa, sỉ nhục và đe dọa được sử dụng để làm tổn hại, trừng phạt hoặc khiến một người sợ hãi".

"Đánh hơi là một hình thức lạm dụng tâm lý, trong đó một người khiến ai đó đặt câu hỏi về sự tỉnh táo, nhận thức về thực tế hoặc ký ức của họ”, Maria.

Trong khi đó, bà Michal Morris là giám đốc của Trung tâm Đa văn hóa Chống lại Bạo hành trong Gia đình cho biết, 60 phần trăm phụ nữ đến trung tâm đều không biết về chuyện kiểm soát cưỡng bách và đánh hơi hoặc theo dõi, trong khi có khoảng 70 phần trăm không chắc chắn lắm, về các quyền hạn về mặt pháp lý của mình.

Bà nói rằng, khác biệt ngôn ngữ và các rào cản khác gây trở ngại trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý, đặc biệt khi Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của họ.

“Dịch vụ pháp lý và các vấn đề pháp luật vô cùng phức tạp và đa dạng".

"Một người phụ nữ xứng đáng được hiểu những gì đang xảy ra, vì vậy cách duy nhất để làm điều đó nếu khả năng ngôn ngữ của họ không vững, là sử dụng một thông dịch viên".

"Một trong những rào cản lớn nhất đối với những phụ nữ này, là thông dịch viên không được sử dụng đầy đủ trong hệ thống pháp luật và chất lượng phiên dịch đôi khi không được chắc chắn như mong muốn".

"Vì vậy, một trong những rào cản lớn nhất là phụ nữ hiểu theo nghĩa đen về những gì đang xảy ra với họ, để trao quyền quyết định cho họ và điều đó hết sức quan trọng trong hệ thống”, Michal Morris .

Đặc biệt văn phòng Tổng Trưởng Tư Pháp chịu trách nhiệm về việc phối hợp chính sách và các dự án của chính phủ nhằm cải thiện việc tiếp cận về mặt luật pháp.

Các dữ kiện mới cho thấy, phái nam nhận được gấp đôi việc trợ giúp pháp lý so với phái nữ, trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2020 cho đến tháng 5 năm 2021.

Giáo sư Luật tại đại học Sydney là ông Simon Rice, phân tích các thống kê về Dịch vụ Trợ giúp Pháp lý Toàn quốc Úc.

Ông tiết lộ rằng, có 65 phần trăm các trợ giúp là cho phái nam, trong khi chỉ có 33 phần trăm là cho phụ nữ và 2 phần trăm không nói rõ giới tính.

“Các chính phủ liên bang kế tiếp nhau, đặc biệt là vị Tổng Trưởng Tư Pháp đơn giản là không quan tâm nhiều đến trợ giúp pháp lý, tiếp cận công lý những người dễ bị tổn thương".

"Ý kiến ​​riêng của tôi về điều đó là bởi vì về mặt chính trị, nó không hữu ích cho họ".

"Những người dễ bị tổn thương và những người cần trợ giúp pháp lý, không phải là thành phần chính trị phù hợp cho một chính phủ".

"Mọi người không bỏ phiếu trên cơ sở đó và chúng ta đang nói về những người chẳng có quyền lực chi cả".

"Điều quan trọng là chính phủ không có lý do gì đặc biệt, để quan tâm đến những người chẳng có quyền lực”, Simon Rice.

Được biết phụ nữ Úc bị thiệt thòi về mặt hệ thống, vì nguồn tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ pháp lý cho việc đại diện, rất thiên vị về mặt luật hình sự.

Trong lãnh vực luật này, nam giới chiếm đa số trong các bị cáo.

Ở Úc, luật được phân thành ba loại: hình sự, dân sự và luật gia đình.

Hồ sơ Thống kê Trợ giúp Pháp lý Quốc gia của Úc cho thấy, trong giai đoạn 2020 đến 2021, có 129.605 khoản trợ giúp pháp lý; nam giới nhận được 83.503 khoản trợ giúp và phụ nữ 43.160.

Những người không áp dụng tiêu chí về giới tính, đã nhận được 2.942 khoản trợ cấp.

Quyền Giám đốc Điều hành của Hội Phụ nữ Victoria, bà Helen Matthews nói rằng họ không thể tiếp nhận mọi trường hợp.

“Đối với chúng tôi, chúng tôi rất kén chọn, rất khắt khe, đối với người mà chúng tôi đảm nhận".

"Chúng tôi phải hỗ trợ những người mà chúng tôi nghĩ là, ít có khả năng tự mình hành động trong hệ thống đó".

"Các vấn đề về luật gia đình vẫn tiếp diễn trong một thời gian khá dài và chúng tôi nhìn vào những phụ nữ không đủ điều kiện để được trợ giúp pháp lý".

"Không phải vì họ có thu nhập quá cao, mà vì có thể có vấn đề với vấn đề của họ”, Helen Matthews.
"Tôi nghĩ kết quả là, quí vị sẽ tìm được một vài người thích hợp trong chuyện nầy”, Helen Matthews.
Tại Úc, hệ thống pháp luật liên quan đến các dịch vụ công và tư nhân làm việc cùng nhau để hỗ trợ, thông qua các khoản hoa hồng Hỗ trợ pháp lý, thông qua các cơ quan luật định của tiểu bang và lãnh thổ.

Kết quả của việc nầy có thể để lại hậu quả lâu dài, bao gồm mất gia đình, nhà cửa, mất thu nhập, tài sản và của cải.

Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tình cảm và tinh thần của phụ nữ và trẻ em có liên quan trong vụ.

Nếu các dịch vụ trợ giúp pháp lý đại diện cho một bị đơn, bị cáo buộc trong các vấn đề khác của luật hình sự mà điều này thường xảy ra, thì họ không được phép đại diện cho nạn nhân theo luật gia đình, để bảo đảm không có xung đột lợi ích.

Với chi phí ước tính trung bình mỗi giờ là 500 đô la, thì chi phí luật sư không phải là khả năng chi trả của hầu hết mọi người.

Nếu một người không thể trả chi phí luật sư, họ có thể được yêu cầu đại diện cho mình trước tòa, thông qua một phương thức được gọi là tự đại diện.

Những người sống sót sau bạo lực gia đình buộc phải sống lại vết thương lòng, giải thích về trường hợp của họ và đưa ra bằng chứng, mà không có sự hỗ trợ của luật sư.

Trong một tuyên bố về các rào cản khác nhau, mà những người sống sót sau bạo lực gia đình phải đối mặt, Hội đồng Luật pháp Úc Châu cho biết.

“Khó khăn chính yếu mà lãnh vực trợ giúp pháp lý phải đối mặt, là tài trợ từ các chính phủ đã không theo kịp tốc độ tăng dân số và lạm phát".

"Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí là sự chậm trễ, trong việc đạt được phiên xử cuối cùng".

"Có những thời gian chờ đợi lên đến hai năm và trong một số trường hợp, thậm chí ba năm".

'Luật sư đoàn ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng các dịch vụ giải quyết tranh chấp gia đình, thông qua các biện pháp can thiệp không dựa trên tòa án".

"Tuy nhiên, các tòa án gia đình cung cấp một nguồn lực quan trọng, cho những người không thể giải quyết các vấn đề, bằng cách sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý này”, Hội đồng Luật pháp Úc Châu.

Kể từ năm 2019, nước Úc đã hoàn thành một số các dự án trợ giúp luật pháp trên bình diện liên bang lẫn tiểu bang.

Thế nhưng không có sáng kiến nào bảo đảm tiếp cận trong việc đại diện pháp lý và tất cả đòi hỏi một tiêu chuẩn phải hội đủ.

Quyền Giám đốc Dịch vụ Luật pháp cho Phụ nữ Victoria, bà Helen Matthews cho biết một số đáng kể các phụ nữ bị bất lợi cần được hỗ trợ, vẫn chưa đủ điều kiện để được hỗ trợ pháp lý.

“Khi có xung đột quyền lợi mà bản thân trợ giúp pháp lý không thể hỗ trợ, điều đó không ngăn cản một người có đủ điều kiện, sẽ được một luật sư riêng do dịch vụ trợ giúp pháp lý tài trợ, để hỗ trợ cho họ".

"Có một vấn đề là nguồn cung cấp các luật sư tư nhân, những người được chuẩn bị để thực hiện công việc trợ giúp pháp lý, với những ưu đãi về thù lao cho họ".

"Vấn đề sẽ là họ sẽ tìm một luật sư có vị trí tốt, để hỗ trợ họ hay không?".

"Tôi nghĩ kết quả là, quí vị sẽ tìm được một vài người thích hợp trong chuyện nầy”, Helen Matthews.

Để biết thêm thông tin về việc trợ giúp pháp lý tại Úc, cũng như loạt điều tra của SBS, xin vào trang mạng sbs.com.au.

Nếu quí vị hay ai đó mà quí vị biết bị bạo hành trong gia đình, xin gọi số 1800RESPECT hay 1800 737 732, hay Lifeline ở số 13 11 14, trường hợp khẩn cấp hãy gọi 000.

Để được cố vấn, xin gọi số 1300 364 277 để nối máy với văn phòng địa phương của Relationships Australia.

Để được cố vấn về luật pháp, xin liên lạc Dịch vụ Legal Aid địa phương.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share