Thời tiết mưa to gió lớn diễn ra trên khắp bờ biển miền đông nước Úc, thì các trận lũ lụt khiến lưu thông bế tắc và các xe tải chở vắc xin chống COVID-19 cũng bị trở ngại.
Việc gián đoạn giao hàng cho các bác sĩ gia đình tại New South Wales, có nghĩa là một số người có thể không nhận được việc chủng ngừa như dự tính.
Phó Trưởng Ban Y tế Úc Châu, ông Michael Kidd cho biết một số văn phòng bị đóng cửa do nạn lụt.
"Chúng ta đều biết có sự chậm trễ trong việc phân phối vắc xin, đặc biệt tại những khu vực bị nước lụt dâng ngập và thời tiết xấu, dọc theo bờ biển phía đông của nước Úc".
"Những nhà phân phối cố sức tối đa, để bảo đảm việc phân phối đúng hạn và chúng tôi rất cảm ơn họ cho công việc khó khăn nầy, thế nhưng sẽ không tránh khỏi một vài chậm trễ do thời tiết".
"Vấn đề an toàn phải đặt trên hết, đối với nhân viên y tế và bệnh nhân cũng như những người vận chuyển vắc xin”, Michael Kidd.
Được biết chiến dịch chủng ngừa thứ hai trên toàn quốc Úc được gọi là giai đoạn 1B, liên quan đến việc chủng ngừa cho những người trên 70 tuổi, người Thổ Dân và dân đảo Torres trên 55 tuổi, cũng như người lớn có các bệnh kinh niên trước đó.
Tổng Trưởng Chis Moy cho đài Sky News biết rằng, nhà cầm quyền hiện cùng nhau giải quyết các khó khăn.
“Rõ ràng có những gián đoạn bất ngờ đối với việc vận chuyển hàng hoá và tiếp liệu trên khắp tiểu bang New South Wales do nạn lụt đang hoành hành, cho nên vắc xin cũng không có ngoại lệ".
"Chúng tôi hiện cộng tác với các công ty vận chuyển, khi họ nhận vắc xin từ điểm A đến điểm B để hiểu được những trở ngại như thế nào”, Chis Moy.
Còn bác sĩ Chis Moy là Phó chủ tịch hiệp hội Y khoa Úc Châu AMA, cho biết có 900 trong số 1 ngàn bác sĩ gia đình trên khắp nước Úc đã nhận được vắc xin, thế nhưng một số tại New South Wales vẫn đang chờ đợi.
“Tôi hiểu biết rằng, có khoảng từ 150 đến 170 lệnh đặt hàng đã bị đình hoãn và một số đã xảy ra, cũng như có thể có thêm một ít nữa".
"Thế nhưng một lần nữa, họ tìm cách giải quyết cho đến thứ hai và đa số các vụ chậm trễ, không may là do nạn lụt gây ra”, Chis Moy.
"Thế nhưng thái độ cần có lúc nầy là hãy bình tĩnh, chúng ta có thể làm việc nầy vì tại Úc không có nhiều trường hợp nhiễm COVID-19”, Chis Moy.
Trong khi đó, việc giới hạn vắc xin AstraZeneca xuất cảng sang các nước ngoài Âu Châu, cũng làm chậm đi mức độ chủng ngừa.
Một số bác sĩ gia đình chỉ nhận được 50 liều mỗi tuần và được khuyến cáo nên dành ưu tiên cho các bậc cao niên, hay các bệnh nhân không khoẻ.
Thế nhưng giáo sư Michael Kidd cho biết, lô hàng đầu tiên của vắc xin AstraZeneca được sản xuất trong nước, sẽ sẵn sàng trong những ngày tới.
Điều nầy theo sau việc chấp nhận của Cơ quan Điều hành Dược phẩm Úc Châu, tức TGA, trong việc sản xuất vắc xin nầy trong nước.
“Xin quí vị đừng hoảng hốt và hãy giữ bình tĩnh cũng như lịch sự, khi ghi danh để được chủng ngừa".
"Các trung tâm chủng ngừa có nhiều kinh nghiệm trong việc đảm trách một khối lượng các cuộc gọi đến vào lúc nầy, vì vậy xin vui lòng đăng ký trên mạng nếu có thể được".
"Nếu quí vị không thể đặt được cuộc hẹn vào lúc nầy, xin dời hẹn sang tuần sau hay theo lời khuyên của trung tâm, khi các cuộc hẹn thêm nữa có thể sẵn sàng”, Michael Kidd.
Còn bác sĩ Moy nhắc nhở công chúng, sẽ đến phiên nhận được mũi chủng ngừa vắc xin.
“Những gì chúng tôi yêu cầu là mọi người xin hãy kiên nhẫn".
"Xin lịch sự một chút với các nhân viên tiếp tân, khi điện thoại đến để đăng ký cuộc hẹn, cũng như hiểu biết rằng trước sau quí vị sẽ được chủng ngừa".
"Thế nhưng thái độ cần có lúc nầy là hãy bình tĩnh, chúng ta có thể làm việc nầy vì tại Úc không có nhiều trường hợp nhiễm COVID-19”, Chis Moy.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại