Chẳng còn bao nhiêu thời gian dành cho hòa hội Trung đông

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon Source: AAP

Liên hiệp quốc cảnh cáo chẳng còn nhiều thời gian, để tái khởi động hòa đàm giữa Do thái và Palestine.


Các nhà ngoại giao hàng đầu của Liên hiệp quốc kêu gọi, tiến hành giải pháp 2 quốc gia và nói rằng, có nguy cơ bạo động sẽ diễn ra hàng thế hệ trừ khi các nhà lãnh đạo hành động, tuy nhiên cả hai phía tiếp tục đổ lỗi cho nhau về những vấn đề trong vùng.

Đã hai tuần lễ, kể từ khi một phúc trình chi tiết được công bố, nhắm vào việc tái khởi động tiến trình hòa bình Trung đông, giữa Do thái và Palestine.

Phúc trình do bộ Tứ Trung đông hay Middle East Quartet, đó là Liên Âu, Nga, Liên hiệp quốc và Hoa kỳ soạn thảo, kêu gọi Do thái ngưng việc phát triển các trung tâm định cư và Palestine chấm dứt việc xúi giục bạo động.

Bản phúc trình đề ra 10 đề nghị nhằm chấm dứt sự bế tắc, cũng như tái lập việc chuyển quyền tại vùng Tây ngạn sang chính quyền Palestine và mở ra việc thương thuyết, nhằm giải quyết mọi vấn đề đã được chung quyết.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hiện thảo luận về việc, liệu có ủng hộ các khám phá của bản phúc trình hay không.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban ki Moon thúc giục hội đồng hãy ủng hộ các khám phá của Bộ Tứ, mặc dù có nhiều cản trở từ phía Do thái và Palestine.

"Hồi cuối tháng rồi, tôi trở lại Do thái và Palestine lần thứ 11, với tư cách là Tổng Thư Ký Liên hiệp quốc".

"Khi tôi đến nơi, đúng vào dịp Do thái kỷ niệm 50 năm chiếm đóng".

"Tôi mang một thông điệp hết sức rõ ràng và kiên trì đến nhà lãnh đạo của hai phía, là thời gian không còn nữa".

"Trong lúc khuynh hướng tiêu cực ngày càng gia tăng thường xuyên hơn, viễn tượng về giải pháp hai quốc gia lại càng thấy xa vời".

"Các phe phái phải thực hiện các thỏa hiệp cần thiết cho hòa bình".

Ông Ban cho bết, giải pháp 2 quốc gia sẽ vượt qua những gì ông gọi là "sự tê liệt chính trị", thế nhưng chẳng có bên nào thỏa mãn với bản phúc trình của Bộ Tứ cả.

Các nhà ngoại giao Ả rập đồng ý trong một cuộc họp gần đây, nhằm ngăn cản bất cứ hành động nào của Hội đồng Bảo an, để chấp nhận bản phúc trình nói trên.

"Đây là thời điểm để cả cộng đồng quốc tế và lãnh đạo của hai phía hãy tỉnh thức, bằng không đìều tôi trông thấy chỉ là tình trạng bạo động vĩnh viễn". Điều hợp viên đặc biệt vùng Trung đông của Liên hiệp quốc, ông Nikolay Mladenov.


Quan sát viên thường trực của nhà nước Palestine tại Liên hiệp quốc, ông Riyadh Mansour nói rằng phúc trình không nói đến việc đối phó thích hợp, với nhiều vấn đề nhạy cảm.

"Việc nầy bao gồm những thất bại trong phúc trình, về việc đối phó thích hợp với các hành vi tội phạm đang diễn biến, các biện pháp bất hợp pháp và những sự gây hấn dai dẳng của Do thái với lực lượng chiếm đóng đối với dân tộc và đất nước chúng ta".

"Nó cũng bao gồm các âm mưu luôn được lập lại, là vẽ ra một sự quân bình: giữa thế lực chiếm đóng và dân chúng định cư để cân bằng những bạo động cá nhân, với chính sách chính thức cố tình của thế lực xâm chiếm, vốn là nguồn gốc của cuộc xung đột nầy".

Thế nhưng đại sứ Do thái là ông Danny Danon cho biết, chính phủ của ông tin rằng Chủ tịch Palestine, ông Mahmoud Abbas là người cuối cùng, chịu về các hành vi bạo động của cá nhân.

Ông cho rằng, duy trì các thương thuyết trực tiếp là đường lối duy nhất để đạt đến hòa bình.

"Đây là đường lối trực tiếp, giữa những xúi giục thù hận của nhà cầm quyền Palestine và những hành động bị lên án đối với những vụ khủng bố diễn ta tại Do thái".

"Cộng đồng quốc tế phải gởi một thông điệp rõ ràng đến nhà lãnh đạo Palestine là: hãy ngưng việc xúi giục, và bắt đầu thương thuyết".

"Do thái luôn mong muốn và cầu nguyện cho hòa bình, thế nhưng chúng tôi không thể đạt được tiến triển nào, trừ khi Palestine chấm dứt nạn khủng bố và gieo rắc thù hận và cuối cùng trực tiếp thương thuyết mặt đối mặt".

"Thế nhưng lần nầy đến lần khác, nhà lãnh đạo Palestine đã không làm trên cả hai phương diện nói trên".

Kể từ tháng 10, các vụ tấn công trên đường phố của người Palestine, đã giết chết 33 người Do thái và 2 du khách Mỹ.

Ngược lại, Do thái giết chết ít nhất 202 người Palestine, trong đó có 137 người bị cáo buộc là kẻ tấn công.

Điều hợp viên đặc biệt vùng Trung đông của Liên hiệp quốc, ông Nikolay Mladenov tin rằng, một giải pháp là một khả năng khó thực hiện hơn bao giờ hết.

"Một giải pháp có lẽ là chuyện xa xôi nhất chưa từng đạt được, thực vậy nó trôi dần khi chúng ta đang nói".

"Đây là thời điểm để cả cộng đồng quốc tế và lãnh đạo của hai phía hãy tỉnh thức, bằng không đìều tôi trông thấy chỉ là tình trạng bạo động vĩnh viễn".

Nước Pháp hiện dẫn đầu một nỗ lực mới, nhằm đặt các cuộc hòa đàm trở lại nghị trình và mang cả hai phía quay lại bàn thương thuyết vào cuối năm nay.




Share