Các nhà nghiên cứu tiên đoán rằng những cái chết trong mùa hè riêng tại Úc cũng có thể gia tăng gấp 5 lần trừ khi có các biện pháp thêm nữa được áp dụng để chống lại sự thay đổi khí hậu.
Tại Đức, các sông hồ nóng bức khiến cho những loại cá chết và cũng khiến cho dịch vụ chuyên chở cũng ngưng trệ.
Trong khi Thụy sĩ phải dùng trực thăng để chở nước đến cho những con bò khát nước tại các đập nước khô cạn vốn cung cấp nước cho đồng cỏ thuộc vùng núi Alps, thì một phúc trình toàn cầu mới theo dõi tình hình tại 22 quốc gia, đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm về nhiệt độ gia tăng trong những năm sắp tới.
Người đứng đầu bản phúc trình là Giáo sư Yuming Guo thuộc đại học Monash ở Victoria cho biết, tình trạng nóng bức nầy có những hậu quả thương tâm cho hàng chục ngàn người nữa.
“Tầng suất, mức độ nóng bức và thời lượng của các đợt nắng nóng sẽ gia tăng trong tương lai”.
Nước Úc của chúng ta cũng không có ngoại lệ, phúc trình cảnh cáo rằng nếu mức độ của các đợt nắng nóng không được giảm đi trong 50 năm tới, thì số tử vong sẽ gia tăng đến 471 phần trăm tại Sydney, Melbourne và Brisbane, so với các con số người chết vì nắng nóng trong 5 thập niên qua.
Giáo sư nầy nói rằng, tại một số quốc gia gần xích đạo, số người chết vì nắng nóng sẽ gia tăng đến 8 lần, chưa kể đến con số các chứng bệnh có liên quan đến tình trạng nhiệt độ gia tăng.
“Trong cuộc nghiên cứu nầy, chúng tôi chỉ tường thuật về những các chết do khí nóng, thế nhưng cũng còn các trường hợp nhập viện do đợt nắng nóng tạo nên và những vụ cứu cấp khẩn cấp tại bệnh viện nữa”.
Tất cả chuyện nầy diễn ra khi nước Úc trải qua những ngày trong tháng 7 nóng kỹ lục đứng hàng thứ hai và là ngày khô hạn nhất tháng 7 trong suốt 16 năm qua.
Tiến sĩ Karl Braganza thuộc Văn phòng khí tượng cảnh cáo rằng, có ít cơ may nắng hạn gặp mưa rào, cho những vùng bị hạn hán tàn phá trên nước Úc và các lính cứu hỏa hiện đối diện với một mùa cháy rừng sớm hơn những năm trước.
“Những tình trạng như vậy đã tồn tại cho đến nay hơn 12 tháng rồi, vì vậy chúng tôi xem xét những gì xảy ra từ đầu năm nay, vào những ngày mà nhiệt độ đạt đến mức nóng kỷ lục từ tháng giêng cho đến tháng 7”.
Trong khi đó, Phúc trình của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Hoa kỳ NASA cho biết, tháng 6 là tháng nóng đứng hàng thứ ba trong 138 năm qua.
Nhiệt độ lên đến 35 độ bách phân, trên độ trung bình của vùng Bắc cực.
Tại Algeria thuộc vùng sa mạc Sahara, nhiệt độ còn lên đến 51 độ C.
Một khoa học gia cao cấp chuyên về khí hậu làm việc với Liên đoàn các Khoa Học Gia Quan tâm đến Vấn đề Khí hậu, bà Brenda Ekwurzel cho đài Al Jazeera biết rằng, chính hoạt động của con người đã khiến cho nhiệt độ gia tăng.
“Không may, những gì chúng ta chứng kiến hôm nay là những vụ như đợt khí nóng khủng khiếp vốn ít xảy ra trong quá khứ nhưng nay lại diễn ra thường xuyên hơn là do việc đốt than đá, dầu hỏa và cháy rừng".
"Các khoa học gia có thể điều tra sự thay đổi nầy khi xử dụng các hồ sơ đo đạt hết sức phức tạp và những tính toán chi li, cùng những kiểu mẫu có thể xem xét trường hợp thế giới không đốt than đá, dầu hỏa hay khí đốt, vốn là một lịch sử của việc đốt than đá, dầu hỏa và khí đốt hết sức mãnh liệt”, Brenda Ekwurzel.
Những cơn nóng bất thường đã thổi qua những vùng gần Bắc cực, như bán đảo Scandinavie và Greenland.
Một băng sơn cao đến 100 mét hiện trôi dạt ngoài khơi Greenland, gây nên những lo sợ về tình trạng lụt lội lớn lao nếu băng sơn nầy tan rả ra, khiến nhà cầm quyền địa phương phải ra lệnh di tản dân chúng ở những vùng bị nguy hiểm nhất.
Trong khi đó, các lính cứu hỏa trên khắp Âu châu vội vã chạy đến Thụy điển và họ phải cắm trại tại đó, để giúp ngăn chận các trận cháy rừng.
Người đứng đầu Cơ quan Khẩn cấp Dân sự là ông Dan Eliasson thừa nhận, Thụy điển không quen với các trận hỏa hoạn với cường độ quá mức như vậy.
“Thử thách lớn nhất mà chúng ta hiện đương đầu là dịch vụ cứu cấp Thụy điển không đủ sức để đương đầu với những đám cháy lớn lao và phức tạp hiện nay".
"Dịch vụ cứu cấp không bị mệt mỏi thế nhưng sau vài tuần lễ, họ đã kiệt sức và các trang bị như vòi rồng, máy bơm và các xe có thể hoạt động trên các địa hình khác nhau, cũng bị quá tải".
"Tình trạng khó khăn nầy cũng đòi hỏi một cấu trúc trong sự quản trị, mà các dịch vụ khẩn cấp chưa hề gặp phải trước đây”, Dan Eliasson.
“Không may việc nầy lại là một điều bình thường mới, khi các thủ tục về y tế công cộng và hạ tầng của con người chưa thích ứng với số lượng thay đổi nầy, mà chúng ta đã mang lại cho toàn cầu”, Brenda Ekwurzel.
Tại mọi nơi khác trên khắp Âu châu, các trận hỏa hoạn đã tàn phá nhiều nơi ở Hy Lạp và Latvia, với mức tử vong lên cao tại Hy Lạp chiếm các tin tức hàng đầu.
Tây ban Nha cũng bị các trận hỏa hoạn và Pháp bị đặt vào tình trạng báo động, khi nhiệt độ tiếp tục gia tăng.
Tại Anh quốc, sức nóng hiện gây thiệt hại cho nông dân với mùa màng, thức ăn cho gia súc và dự trữ nước xuống thấp, trong khi giá cả mọi thứ đều lên cao.
Các nông gia nầy cho đài truyền hình số 4 của Anh quốc biết, những lần nóng bức như vậy tạo ra qúa nhiều khó khăn.
“Chúng tôi cần một tuần lễ mưa nặng hạt để có thể làm mọi chuyện tốt đẹp hơn, mọi thứ thực sự không thể nào tệ hại hơn nữa. Chúng tôi đã trải qua một mùa xuân khủng khiếp và nay mọi thứ đều bốc cháy mà chúng tôi chẳng có thể làm được gì cả”.
“Chúng tôi không hề bị tình trạng khô hạn như thế nầy, mà chỉ mới xảy ra mà thôi và chúng tôi chẳng làm được gì cả. Nếu chúng tôi trồng trọt các vụ mùa thích hợp nhất cho khí hậu khô hạn nầy, thì năm tới trời sẽ mưa tầm tã và chúng tôi sẽ bị bất lợi. Chúng tôi chỉ biết tìm cách thích hợp với chuyện nầy và chờ sang năm sau. Cũng như các nông dân khác, quí vị phải chờ đợi cho đến năm tới và hy vọng mọi chuyện sẽ khá hơn”
Nguy cơ cháy rừng trên khắp Âu châu vẫn được duy trì ở mức độ cao, trong những tuần lễ sắp tới.
Trong khi đó, tại Á châu có hơn 80 người tại Nhật báo chết vì các triệu chứng có liên quan đến thời tiết.
Đợt nắng nóng tại đây được nhà cầm quyền tuyên bố là một thiên tai.
Việc nầy khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự khôn ngoan khi tổ chức Thế vận Hội Tokyo vào năm 2020 vào tháng 7 và tháng 8.
Thế nhưng tại Nam hàn cũng không mát mẻ hơn, khi sinh viên nầy cho biết.
“Tôi bật máy điều hòa không khí mỗi ngày khi đi ngủ. Do chuyện nầy, mọi người trong gia đình tôi đều bị cảm lạnh, quả khó khăn cho việc hít thở và đi lại trong thời tiết nầy”.
Trong khi đó, bà Brenda Ekwurzel cho biết mọi người có lẽ cần phải làm quen với thời tiết nóng bức.
“Không may việc nầy lại là một điều bình thường mới, khi các thủ tục về y tế công cộng và hạ tầng của con người chưa thích ứng với số lượng thay đổi nầy, mà chúng ta đã mang lại cho toàn cầu”, Brenda Ekwurzel.
Trở về nước Úc, nhiệt độ gần đây cũng đạt đến mức cao kỷ lục.
Hồi đầu năm nay, người dân nước Úc đổ mồ hôi trong suốt tháng 4 nóng nhất, kể từ khi các hồ sơ về thời tiết được thiết lập.
Các nhà khoa học về khí hậu cho biết, có hai phần ba rặng san hô Great Barrier Reef hiện bị hư hại do tình trạng bạch hóa mà nguyên nhân là do nhiệt độ nóng ấm.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại