WHO hy vọng Âu Châu trên đường thoát khỏi đại dịch COVID

Hans Kluge, Regional Director for Europe at the WHO

Hans Kluge, Regional Director for Europe at the WHO Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đưa ra một tia hy vọng về tình trạng COVID-19 tệ hại ở Âu Châu sẽ qua đi. Giám đốc vùng của WHO cho biết, tình hình đi vào giai đoạn được gọi là một ‘trò chơi kết thúc hợp lý’.


Có khoảng 12 triệu ca nhiễm COVID-19 mới đã được báo cáo ở châu Âu trong tuần qua và đó là con số cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Thế nhưng có một số dấu hiệu tích cực, giữa những con số đáng báo động đó.

Tỷ lệ mắc bệnh và tổng số trường hợp nhập viện chăm sóc đặc biệt, không tăng đáng kể và số ca tử vong đang bắt đầu ổn định.

Giám đốc khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Hans Kluge nhìn thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm.

“Một sự ​​kết thúc hợp lý cho đại dịch, không phải để nói rằng bây giờ nó đã kết thúc nhưng để làm nổi bật sự kiện rằng, ở châu Âu có một cơ hội duy nhất để kiểm soát việc lây truyền, vì sự kết hợp của 3 yếu tố".

'Thứ nhất, một nguồn lớn cung cấp vắc xin và khả năng miễn dịch tự nhiên của Omicron; thứ 2 là thời gian tạm dừng thuận lợi khi chúng ta kết thúc mùa đông, và thứ 3 là mức độ nghiêm trọng thấp hơn của biến thể Omicron”, Hans Kluge.

Tiến sĩ Kluge phủ nhận mọi mâu thuẫn giữa đánh giá của ông và của Tedros Ghebreyesus, người đứng đầu WHO mà tuần trước đã cảnh báo rằng, thật nguy hiểm nếu cho rằng Omicron sẽ là biến thể cuối cùng, hoặc đại dịch đang ở giai đoạn cuối.

“Đại dịch vẫn chưa kết thúc như Tiến sĩ Tedros đã nói đúng như vậy, nhưng quan điểm mà ông ta đang đưa ra và sự kiện chúng tôi ở khu vực châu Âu được hỗ trợ từ ngày đầu tiên, là sự cần thiết của sự đoàn kết toàn cầu và quốc tế".

'Nếu năm 2021 là năm sản xuất vắc xin, hãy để năm 2022 là năm công bằng về vắc xin”, Hans Kluge.

Vào ngày Thế giới Phòng Chống Ung thư, ông cung cấp thông tin cập nhật về hậu quả của COVID-19, trong việc chữa trị bệnh ung thư.

“Trong 3 tháng cuối cùng của năm 2021, có sự gián đoạn trong chăm sóc, tầm soát và điều trị ung thư từ 5 đến 50 phần trăm ở tất cả các quốc gia được báo cáo".

"Tình hình đã được cải thiện kể từ quý đầu tiên của năm rồi, khi các dịch vụ bị gián đoạn hơn 50 phần trăm ở 44 phần trăm các quốc gia và từ 5 đến 50 phần trăm ở các quốc gia còn lại".

'Thế nhưng tác động trực tiếp của sự gián đoạn này, sẽ được cảm nhận trong nhiều năm sau nữa”, Hans Kluge.

Ở những nơi khác trên thế giới, các quốc gia đang bắt đầu giảm bớt cách ly đại dịch COVID-19 một cách chậm chạp.

Hòn đảo nghỉ mát Bali của Indonesia, đã đón chuyến bay thẳng đầu tiên trong gần hai năm, mặc dù chỉ có một số ít người trên máy bay phải kiểm dịch nghiêm ngặt khi đến.

Phát ngôn nhân của phi trường Bali, Taufan Yudhistira cho biết các nhân viên đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến bay thẳng đầu tiên, xuất phát từ Nhật Bản.

“Chúng tôi đã chuẩn bị các tuyến đường nhập cảnh của hành khách cùng các phương tiện khác nhau, chẳng hạn như máy quét nhiệt và máy tính để đăng ký, cũng như các phương tiện kiểm tra PCR và khu vực cho họ chờ kết quả PCR”, Taufan Yudhistira.
'Người dân Phi Châu khi tôi nói chuyện với họ, không muốn những thứ được trao cho mà họ muốn có cơ hội để sản xuất mọi thứ mà thôi”, Charles Gore.
Indonesia cho biết việc khởi động lại các chuyến bay quốc tế là rất quan trọng, để thúc đẩy lãnh vực du lịch đang bị tơi tả của Bali, vốn thường chiếm hơn một nửa nền kinh tế của nước này.

Mặc dù hòn đảo chính thức mở cửa đón du khách từ Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản và một số quốc gia khác vào giữa tháng 10, thế nhưng kể từ đó đã không có chuyến bay thẳng chở khách.

Trong khi đó, một công ty công nghệ sinh học ở Nam Phi đã sử dụng trình tự công khai của vắc xin mRNA COVID-19 của Moderna, để tạo ra phiên bản vắc xin của riêng mình.

Người ta hy vọng vắc xin giống mRNA đầu tiên được thiết kế, phát triển và sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm ở lục địa châu Phi, có thể được thử nghiệm trên con người trước cuối năm nay.

Giám đốc Điều hành Tổ hợp Bằng sáng chế Thuốc, ông Charles Gore cho biết đây là một bước phát triển quan trọng đối với Châu Phi.

“Nếu kế hoạch này cho thấy Châu Phi có thể sử dụng công nghệ tiên tiến và sản xuất các sản phẩm tiên tiến với nó, thì điều đó sẽ loại bỏ ý tưởng 'Phi Châu không thể làm được’.

"Tôi hy vọng điều đó sẽ thực sự thay đổi suy nghĩ toàn cầu về Phi châu và hiểu rằng, đây là việc trao quyền cho châu Phi, đây không phải là về hoạt động từ thiện cho châu lục nầy".

'Người dân Phi Châu khi tôi nói chuyện với họ, không muốn những thứ được trao cho mà họ muốn có cơ hội để sản xuất mọi thứ mà thôi”, Charles Gore.

Công ty công nghệ sinh học đứng sau vắc xin Afrigen, là một phần của tập đoàn được WHO lựa chọn, cho một dự án thử nghiệm nhằm cung cấp cho các nước nghèo và thu nhập trung bình, với khả năng sản xuất vắc xin COVID-19.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share