WHO: Phản ứng trước COVID-19 nay còn đe dọa nhiều hơn chính virus

Newly dug graves at the Sao Luiz cemetery in Sao Paulo, Brazil

Newly dug graves at the Sao Luiz cemetery in Sao Paulo, Brazil Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo về việc đối phó với đại dịch coronavirus, hiện trở thành mối hiểm họa lớn hơn cả chính con virus nầy. Việc nầy diễn ra khi con số các ca nhiễm virus trên toàn cầu đã vượt quá 9 triệu trường hợp.


Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, các con số lớn lao cho thấy virus vẫn tiếp tục lây nhiễm với mức độ gia tăng.

“Phải mất hơn 3 tháng để báo cáo trường hợp thứ một triệu đầu tiên, thế nhưng con số một triệu trường hợp nhiễm bệnh mới đây chỉ trong 8 ngày".

"Chúng ta biết đại dịch còn hơn là một cơn khủng hoảng y tế, nó còn là khủng hoảng về kinh tế, xã hội và nhiều quốc gia xem đó là một cuộc khủng hoảng chính trị”, Tedros Ghebreyesus.

Ông thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới hãy đoàn kết để đánh bại COVID-19.

“Mối hiểm họa lớn nhất mà chúng ta phải đối diện hiện nay không phải là chính con virus, mà đó là thiếu sự đoàn kết và lãnh đạo toàn cầu".

"Chúng ta không đánh bại được trận đại dịch này trong một thế giới chia rẽ".

"Chuyện chính trị hoá đại dịch đã vượt quá hiểm họa của virus".

"Cuối cùng trận đại dịch cho thấy chúng ta là một con người duy nhất, không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”, Tedros Ghebreyesus.

Lời cảnh cáo diễn ra khi thành phố Nữu Ước đi vào giai đoạn 2 khi mở cửa lại.

Nữu Ước có lần là tâm dịch của dịch bệnh, cư dân tại đây nay có thể đi mua sắm tại các cửa hàng, cắt tóc và thưởng thức tại các nhà hành hay quán cà phê ngoài trời.

Thế nhưng các viên chức y tế hiện cảnh báo về các trường hợp gia tăng tại miền Nam và phần phía tây của nước Mỹ.

Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh, ông Tom Frieden cho biết ông đặc biệt quan ngại về các tiểu bang Arizona, Alabama, Florida, Nam Carolina và Texas.

“Trong số 5 tiểu bang này, chúng ta thấy có 3 nơi thực sự có chiều hướng tệ hại, đó là mức gia tăng lớn lao về các trường hợp lây nhiễm, cùng mức xét nghiệm dương tính cũng tăng trong các cuộc thử nghiệm".

"Vì vậy chuyện này đang hướng đến những vụ bùng phát lớn lao, có thể tiếp tục trong vài tuần lễ nữa cho đến khi họ đối phó một cách khác biệt”, Tom Frieden.

Ngoài nước Mỹ, Brazil ghi nhận có hơn 21 ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới và có thêm 654 người chết.

Tại Chí Lợi, các chuyên gia cảnh cáo rằng tình hình trở nên nghiêm trọng khi các con số nhiễm bệnh vượt quá mức độ tại Tây Ban Nha và nước Ý.

Ông Christian Garcia là một chuyên gia y tế công cộng tại đại học Santiago.

Ông cho biết có hơn 7 ngàn người tại Chí Lợi chết vì dịch bệnh.

“Một vài tiên đoán cho rằng nếu Chí Lợi tiếp tục theo con đường này, nếu không thay đổi chiến thuật để cắt giảm việc lây nhiễm trong cộng đồng, thì chúng ta có thể tiến đến việc có hơn 70 ngàn người chết".

"Điều đó quả là một thảm kịch và lớn hơn những gì chúng ta trải qua hôm nay”, Christian Garcia.
“Tại khu vực đô thị như Seoul, chúng tôi tin rằng đợt lây nhiễm đầu tiên từ tháng 2 sang tháng 3, rồi từ tháng 3 sang tháng 4, sau đó nó giảm bớt trong một thời gian. Rồi chúng ta thấy một đợt thứ hai do những ngày lễ trong tháng 5 đã xảy ra”, Jeong Eun Kyeong.
Trong khi chiều hướng tiếp tục giảm xuống tại nhiều nơi ở Âu Châu, chính phủ Anh quốc loan báo kế hoạch giảm thêm các hạn chế tại xứ Anh.

Các quán rượu, nhà hàng, rạp chiếu phim, viện bảo tàng và tiệm uốn tóc được phép mở cửa lại từ ngày 4 tháng 7.

Sau đó từ ngày 1 tháng 8, những người không thể làm việc từ nhà có thể trở lại làm việc, với điều kiện COVID-19 được an toàn.

Tại Nam Hàn, nhà cầm quyền xác nhận quốc gia này hiện ở giữa đợt bùng phát thứ hai của coronavirus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Dịch bệnh của Nam Hàn tiên đoán các ca nhiễm sẽ giảm bớt vào mùa hè, trước khi một đợt bùng phát thứ hai có thể xảy ra vào mùa thu hay mùa đông.

Thế nhưng giám đốc của Trung tâm là bà Jeong Eun Kyeong nói rằng, ngày càng cho thấy việc tiên đoán là sai trái.

“Tại khu vực đô thị như Seoul, chúng tôi tin rằng đợt lây nhiễm đầu tiên từ tháng 2 sang tháng 3, rồi từ tháng 3 sang tháng 4, sau đó nó giảm bớt trong một thời gian".

"Rồi chúng ta thấy một đợt thứ hai do những ngày lễ trong tháng 5 đã xảy ra”, Jeong Eun Kyeong.

Trong khi đó, các chuyến bay quốc tế sẽ bị ngăn cấm để tham dự cuộc hành hương về các thánh địa Hồi Giáo năm nay.

Còn Ả Rập Sê Út cho biết, chỉ có những người trong nước này mới được phép tiến hành cuộc hành hương hàng năm tại Mecca, với biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share