Gián điệp cho Úc lại bị Úc xử tội

IAndrew Wilkie in parliament

Andrew Wilkie in parliament Source: AAP

Một cựu nhân viên tình báo Úc từng tiết lộ vụ nghe lén văn phòng Bộ Trưởng của Đông Timor trong thời gian thương thuyết giữa hai nước hiện bị truy tố về tội hình sự cùng với luật sư của ông nầy.


Úc bắt đầu việc nghe lén hồi năm 2004 được biết nhằm giúp cho việc thương thuyết về biên giới lãnh hải liên quan đến các trữ lượng lớn lao về dầu khí.

Mãi đến năm nay ranh giới trên biển giữa hai nước mới được chính thức phân định.

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie dùng đặc quyền tại quốc hội để tiết lộ cựu gián điệp đó và luật sư Bernard Collaery hiện bị Công Tố Viện liên bang truy tố về tội hình sự.

Vào năm 2012, một cựu gián điệp được biết dưới bí danh là Nhân chứng K và luật sư của ông nầy là Bernard Collaery, tiết lộ rằng Cơ Quan Tình Báo Úc hay ASIS, đã có kế hoạch nghe lén trong phòng họp nội các của chính phủ Đông Timor hồi năm 2004, trong cuộc thương thuyết về các dự trữ lớn lao dầu khí trong biển Timor.

Sau những tiết lộ nói trên, Đông Timor quyết định kiện nước Úc ra trước toà án Trọng Tài tại The Hague.

Nay dân biểu độc lập Andrew Wilkie với quyền đặc miễn, đã cho quốc hội biết rằng cả hai người đang bị truy tố về hình sự.

"Hôm nay tôi có thể thông báo một diễn biến quan trọng, đó là Công Tố Viện liên bang đã truy tố về tội hình sự đối với luật sư Collaery và thân chủ của ông nầy".

"Đây rõ ràng là một diễn biến khác lạ khiến nhiều người cảm thấy lạ lùng, sau khi nước Úc đã ký kết một hiệp ước mới với Đông Timor".

"Chuyện nầy dường như Phó Chủ tịch quốc hội thì với tính cách ngoại giao, nay là lúc vụ nầy nên bị quên lãng", Andrew Wilkie.

Ông Andrew Wilkie cho quốc hội biết rằng, ông Bernard Collaery là một luật sư được ASIS chấp thuận, đã kết luận rằng vụ nghe lén vi phạm đạo luật về Dịch vụ Tình Báo và luật sư nầy phải chuẩn bị, để thân chủ của ông khai kín trước tòa tại The Hague.

Thế nhưng ông Wilkie nói răng, chuyện nầy không hề xảy ra bởi vì cơ quan tình báo ASIO đã lục soát nhà của Nhân Chứng K, vào ngày 3 tháng chạp năm 2013, tịch thu các tài liệu và dữ kiện, cũng như hủy bỏ sổ thông hành của ông nầy.

Ông Wilkie cho biết, văn phòng và nhà riêng của ông Bernard Collaery cũng bị lục soát, được biết luật sư nầy là cố vấn luật pháp lâu năm của ĐôngTimor.

Ông Collaery nói rằng ông bị truy tố về tội vi phạm điều 39 của đạo luật về Dịch Vụ Tình Báo năm 2001, vốn qui định là bất cứ ai làm việc cho cơ quan tình báo ASIS, là một nhân viên của cơ quan nầy và không được nêu lên công khai về bất cứ vấn đề gì liên quan đến ASIS.

"Đó là vụ tấn công vào chính tôi, khi hành động với tư cách luật sư trong giới hạn chuyên môn của mình và đó cũng là một khoảnh khắc đáng buồn trong lịch sử của một đất nước, mà tôi yêu mến và phục vụ".
"Đó quả là một công việc hết sức kinh khủng và nay hơn thế nữa, chúng ta tìm cách bỏ tù những người đã khai thác chuyện đó, tôi nghĩ đó là chuyện không thể nào tin được", Tom Clarke.
Ông Collaery cho biết ông sẽ ra trước tòa vào tháng 7 tới, trong một phiên tòa và nếu phạm tội, ông nầy có thể bị tù tối đa là 2 năm.

Ông Andrew Wilkie nói rằng, việc gián điệp tại Úc là một chuyện xấu rồi, thế nhưng những diễn tiến mới nhất, là một bằng chứng về những gì có thể xảy ra tạ một nơi, mà ông gọi là "quốc gia theo cảnh sát trị".

"Vấn đề rốt ráo là việc nghe lén tại Đông Timor thực sự lả bất hợp pháp và vô lương tâm và nay chính phủ nầy lại hướng đến một cựu sĩ quan của ASIS và luật sư của ông nầy, như là những tù nhân chính trị".

"Thế nhưng những gì xảy ra tại một quốc gia cảnh sát trị, nơi thay vì có một Ủy Ban Hoàng gia điều tra, thì họ nhốt những người xứng đáng được lãnh huy chương của nước Úc", Andrew Wilkie.

Trong khi đó, Chiến Dịch Công Bằng cho Đông Timor nói rằng nước Úc có tội, qua việc cướp đi hàng tỷ đô la của Đông Timor về tài nguyên dầu khí.

Phát ngôn nhân của Chiến Dịch là ông Tom Clarke nói, quả là không thể tin được khi những người dọ thám cho Úc, nay có thể bị tù tại đất nước nầy.

"Các chính phủ Úc kế tiếp nhau đã thực hiện một số công việc tệ hại tại đây, chúng ta nghe lén láng giềng thân hữu tại ĐôngTimor, hầu có thể làm lợi hàng tỷ đô la từ một quốc gia đang phát triển, về lợi tức về dầu khí".

"Đó quả là một công việc hết sức kinh khủng và nay hơn thế nữa, chúng ta tìm cách bỏ tù những người đã khai thác chuyện đó, tôi nghĩ đó là chuyện không thể nào tin được", Tom Clarke.
   
Được biết Công Tố Viện liên bang xác nhận đã ra lệnh truy tố, thế nhưng từ chối bình luận thêm vì nội vụ đang ra trước tòa.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share