Phụ nữ và chính trị con đường gập ghềnh

Four female politics students

Four female politics students at the University of Sydney talking about their career hopes Source: SBS

Có một sự tái nỗ lực trong việc tìm cách thúc đẩy gia tăng tỷ lệ nữ giới trong chính trường Úc trong bối cảnh có những lời phê bình chỉ trích về các cư xử với phụ nữ ở chính trường Canberra. Tính ra năm nay đánh dấu 75 năm nữ giới bước vào chính trường Liên bang Úc, tuy nhiên năm nhiều chưa hẳn là con đường đã bớt phần gập ghềnh cho nữ tại Commonwealth Parliament.


Tại Đại học Sydney, bốn nữ sinh viên chính trị đang nói về tương lai.

Họ có tham vọng và đam mê chính trị.

Nhưng tình hình hiện tại ở Canberra khiến họ đặt câu hỏi liệu đó có phải là nghề mà họ muốn theo đuổi hay không.

Sinh viên ngành Chính trị, Isabella Skelton, nói rằng cô ấy ngán ngẩm với các cáo buộc bắt nạt diễn ra trong Tòa nhà Quốc hội.

"Khi những chuyện như vậy xảy ra với những phụ nữ , nó thường bị bác bỏ theo kiểu đừng có lôi chuyện giới tính vào đây, rằng chính trị dựa trên nỗ lực. Và khi điều lặp đi lặp lại trở thành quen thuộc bình thường thì thật đáng sợ. Tôi không ngạc nhiên nếu một số lớn những người trẻ tuổi, đặc biệt là các phụ nữ trẻ thưa vắng trong lĩnh vực chính trị vì lý do đó. ”

Trong sự vỡ lỡ về sự đối đầu trong đảng dẫn đến thay ngựa giữa dòng, việc đối xử với phụ nữ trong chính trị đã được đưa trở lại tâm điểm của truyền thông giữa những cáo buộc về sự bắt nạt và đe dọa trong đảng Tự do.

Madeline Lucre  cũng là một sinh viên chính trị, cũng nói rằng hệ thống chính trị không hỗ trợ phụ nữ.

"Tôi thấy nó có rất nhiều vấn đề, quá nhiều chằng chéo bên trong các đảng chính trị lớn và điều đó thực sự gây bất lợi cho phụ nữ trẻ."

Phó Giáo sư Anika Gauja Đại học Sydney nghiên cứu về thành viên đảng chính trị và đại diện của phụ nữ.Cô đồng ý rằng phụ nữ thiệt thòi hơn nam trong chính trường.

"Cái ý kiên hay suy nghĩ cho rằng ai cũng có thể làm chính trị và vận động để trở thành một chính khách chính trị hoàn toàn là một sự ngộ nhận. Khi nói về cách một ai đó đàn ông lẫn đàn bà - được tuyển dụng để điều hành Quốc hội, thì nó là thông qua các mạng lưới chính trị giữa các cá nhân và những mạng này luôn có những người đàn ông đặc quyền. "

Tháng trước, Úc đã đạt được hai mốc quan trọng liên quan đến quốc hội và phụ nữ - đó là 75 năm phụ nữ có mặt trong Khối thịnh vượng chung và Thượng nghị sĩ nữ thứ 100 của Úc đã tuyên thệ nhậm chức.

Nhưng tại một thời điểm mà lý ra phụ nữ cảm thấy đầy hứng khởi để mạnh mẽ dấn thân vào con đường chính trị thì các sinh viên nữ trẻ đang theo học về ngành chính trị lại bị vỡ mộng.

Trong một bảng xếp hạng toàn cầu gồm 193 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ hiện diện ở hạ Viện - Úc đứng hàng thứ 50.

Thua xa nước láng giềng New Zealand đứng thứ 19.

Rwanda đứng ở vị trí số một, trong khi U-K xếp thứ 41 và Hoa Kỳ xuống 102.

Giáo sư Gauja cho biết các quốc gia xếp hạng cao nhất đều đặt ra hạn ngạch về giới tính.

"Nghiên cứu trên diện rộng cho thấy việc đặt ra hạn ngạch tỏ ra có tác dụng. Còn với Úc thì đơn giản là không có một hệ thống các luật định về vấn đề này ở cấp tiểu bang. Bên Lao động ví dụ như có một hạn ngạch giới tính, họ đặt ra một chỉ tiêu và điều đó giúp gia tăng đại diện nữ trong quốc hội trong vòng 10 năm qua. Thật không may, đảng Tự do và các đảng Quốc gia thì tụt lại phía sau. "

75% thành viên đảng tự do là nam giới và với một số người thì đó là không thể chấp nhận được.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share