Báo cáo mới cho thấy người trẻ Úc ngày càng chịu nhiều áp lực tâm lý

Annastasya Watts Youth Mental Health Advocate

Annastasya Watts Youth Mental Health Advocate Source: SBS News

Một nghiên cứu với quy mô lớn trong cư dân Úc lứa tuổi từ 15 đến 19 cho thấy nhóm cư dân trong lứa tuổi này đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề căng thẳng tâm lý nhiều hơn so với 7 năm trước đây. Báo cáo cũng cho thấy những người nữ trẻ có tỷ lệ cao gấp hai lần so với nam giới trong việc vật lộn với vấn đề sức khỏe tâm thần.


Annastasysa Watts có một cuộc sống bận rộn.

Cùng với việc học tâm lý học tại trường đại học, cô gái 19 tuổi này còn là quản lý tại một cửa hàng thức ăn nhanh và là tình nguyện viên với một số tổ chức cộng đồng.

Cô Watts cũng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu tổng quát khi mới 15 tuổi.

Các triệu chứng của cô đã trầm trọng hơn ở tuổi 16 sau khi cô bị tấn công tình dục, dẫn đến rối loạn trầm cảm sau chấn động.

"Thậm chí chỉ nói về nó với bạn bè của tôi thôi cũng đã thấy rằng thật không tưởng tượng nổi là bây giờ có rât nhiều người đang trải qua điều này. Đừng che giấu nó và cũng đừng giữ kín nó chỉ với riêng bạn biết mà hãy nói về nó với một người có chuyên môn. Và cho dù đó là người duy nhất bạn chia sẽ về vấn đề của mình thì điều đó vẫn tốt hơn là chịu đựng một mình. Tôi đã tìm cách phủ nhận mình có vấn đề và trốn tránh nó trong một thời gian dài. Phải mất một thời gian dài tôi mới hiểu được, rằng điều này đã xảy ra, rằng đây là trạng thái tinh thần của tôi, cách tôi nghĩ về bản thân mình và về cuộc sống có gì đó không ổn. Đối với những người đang trải qua vấn đề này như tôi thì lời khuyên của tôi là họ hay tìm cách chia sẻ nó. Nếu bạn không thể nói chuyện với bạn bè và gia đình về điều đó thì hãy nói chuyện với một chuyên gia."

Cô Watts quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình với hy vọng sẽ giúp một ai đó cũng đang ở trong hoàn cảnh như cô để họ có thêm sức mạnh tự cứu lấy mình.

Cô nói rằng việc trị liệu đã giúp cô nhìn về bản thân mình tốt hơn là lúc cô bị chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực ảm đạm.

"Nếu tôi bắt đầu cảm thấy như là mọi thứ tôi làm chỉ là một công việc vặt vãnh và tôi không thành công trong bất cứ điều gì và cuộc sống đó có phần hơi vô vọng, thì đó là lúc tôi biết rằng tôi cần định tâm lại và chặn đứng những ý nghĩ tiêu cực này bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ."

Một báo cáo mới của Mission Australia và Viện Black Dog công bố cho thấy những phụ nữ trẻ mà cô Watt là một trường hợp, có tỷ lệ cao hơn về những vấn đề tâm lý.

Báo cáo này là một bản tóm tắt các báo cáo từ các năm trước đó xem xét mức độ đau khổ về tinh thần của những người trong độ tuổi từ 15-19.

Đã có hơn 28.000 người trẻ tham gia vào cuộc khào sát có tên là Can We Talk trong 7 năm về sức khỏe tâm thần ở thanh niên từ năm 2012-2018.

Những phát hiện chính bao gồm sự gia tăng từ 18,7 phần trăm trong năm 2012 lên 24,2 phần trăm bảy năm sau (năm 2018) về số người gặp phải vấn đề tâm lý cảm thấy trầm uất buồn bã đau khổ trong cuộc sống, trong đó người trẻ bản địa theo như báo cáo thì chiếm tỷ lệ cao nhất 31,9 phần trăm.

James Toomey là CEO của Mission Australia tin rằng có thể có một số lý do đằng sau sự gia tăng này.

"Chúng tôi có thể tự tin mà nói rằng đã có một sự hiểu biết tốt hơn về những thứ đã khiến gây ra tâm lý bât ổn ở những người trẻ tuổi, cũng như đã có những hiểu biết tố hơn trong số người trẻ, bạn bè họ, gia đình và đồng nghiệp của họ về những cái gọi là bất ổn tâm lý và cách nó diển biến như thế nào. Cùng với việc này thì những yếu tố gây căng thẳng cho những người trẻ tuổi, những kỳ vọng về họ, và những khía cạnh khác của sự căng thẳng cũng đang có sự gia tăng."

Giám đốc của Viện Black Dog, Helen Christensen, đồng ý rằng rất khó để xác định lý do chính xác đằng sau sự gia tăng này.

"Những gì chúng tôi có thể nói là những đứa trẻ không thực sự thay đổi theo kịp với những chuyển biến của tâm sinh lý. Chúng tôi cũng tìm hiểu về những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng lên họ. Những sụ thay đổi trogn xã hội, những mối lo ngại về sự bất an tài chính, và vấn đề đáng lo ngại hơn là sự bắt nạt. Ngày nay người trẻ phải tiếp nhận với nhiều các loại thay đổi chính trị như đã thấy ở nước ta hơn trước kia. Chúng tôi thực sự không thể nói tất cả những cái này là gì, nhưng chúng tôi có thể nói rằng nó đang tăng lên một cách ổn định."

Những thách thức về sức khỏe tâm thần ở những người nữ trẻ tăng từ 22,5% vào năm 2012 lên 30% vào năm 2018.

Tỷ lệ này ở nam thanh niên trẻ đã tăng từ 12,7% lên 15,6% trong cùng thời gian.

Ông Toomey nói rằng một trong những lý do có thể là sự hiểu biết lớn hơn về những gì có thể tạo nên sự đau khổ về tâm lý ở phụ nữ trẻ, cùng với những lo ngại rõ ràng hơn về hình ảnh cơ thể.

Cô Watts nói theo như hiểu biết và kinh nghiệm của cô, những người nam trẻ chịu nhiều áp lực hơn trong việc đòi họ phải che giấu cảm xúc thay vì dễ dàng bộc lộ như ở nữ giới.

"Đó là toàn bộ sự kỳ thị đối với đàn ông trong việc đòi hỏi họ phải mạnh mẽ, phải cứng cỏi, phải tỏ ra là đàn ông, trong khi đối với con gái, chúng ta dễ chia sẻ cảm xúc và cởi mở hơn."

Báo cáo tìm thấy với hầu hết (75%) các vấn đề sức khỏe tâm thần thường nổi trội lên ở những người trẻ dưới 25 tuổi, tuổi thiếu niên là thời điểm quan trọng để can thiệp ngăn chặn những bất ổn tâm lý này trở thành một chứng bệnh có thể gây ra hậu quả lâu dài.

Đối với việc tìm sự giúp đỡ, thì những người tham gia vào cuộc khảo sát cho biết bạn bè, cha mẹ và internet là ba nguồn trợ giúp hàng đầu của họ.

Nhưng trong các cộng đồng bản địa xa xôi nơi truy cập internet có thể bị khó khăn thì thông tin trên các trang mạng không phải lúc nào cũng có sẵn.

Cũng có những lo ngại từ những người khác làm việc trong lĩnh vực này rằng trẻ em của người di dân và người tị nạn cũng thuộc nhóm ít có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ.

Swathi Shanmukhasundaram là một cố vấn thanh niên và một diễn giả tại diễn đàn Shout Out Nói nó ra tại Trung tâm thanh thiếu niên đa văn hóa cho biết.

"Có một gánh nặng lớn về tâm lý nhưlà bạn phải giữ thể diện gia đình hay bảo vệ danh tiếng gia đình do vậy mà việc nhận ra hay nói về việc bạn bị bệnh tâm thần hay bạn đang đối phó với vấn đề đó trong gia đình hay vấn đề đó đang làm bạn lo lắng thì cũng là một chuyện có thể làm hoen ố hình ảnh của gia đình bạn trước người quen và cộng đồng."

Cô Watts, người sinh ra ở Indonesia có mẹ là người Indonesia và cha là người Úc, cho biết gia đình Indonesia của cô ủng hộ cách tiếp cận tâm linh đối với sức khỏe tâm thần.

"Đó là một lo lắng thực sự lớn đối với tôi khi bắt đầu, bởi vì tôi được nuôi dưỡng trong một xã hội phương Tây, nhưng nền tảng của tôi không hoàn toàn là phương Tây. Indonesia là một quốc gia rất tôn giáo nên rất khác biệt."

Các khuyến nghị về chính sách được nêu ra trong báo cáo bao gồm yêu việc cần có thêm nhiều nguồn tài trợ hơn để tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ chiếm một tỷ lệ cao trong vấn đề bất ổn tâm lý, cải thiện kiến thức truyền thông xã hội, và đầu tư nhiều hơn nữa trong thiết kế dịch vụ nhắm vào đối tượng là những người trẻ tuổi.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này qua trang Lifeline 24 giờ một ngày hoặc gọi số 13 11 14.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share