Một người Papua đấu tranh dân chủ bị chết sau khi ngồi tù của chính quyền Indonesia

Victor Yeimo of the West Papua National Committee

Victor Yeimo of the West Papua National Committee Source: Supplied

Một người Papua ủng hộ dân chủ , từng bị tra tấn bằng một con rắn trong khi bị giam giữ đã chết. Việc này xảy ra khi các viên chức Úc có thể phối hợp với chính quyền Indonesia để dẫn độ luật sư của người Papua này về nước- một động thái gây phẫn nộ cho những người ủng hộ nhân quyền. Hành động này đã bị Liên Hợp Quốc chỉ trích.


Một người ủng hộ độc lập, Sam Lokon đã trở thành một thành viên tiêu biểu của Ủy ban Quốc gia Tây Papua.

Luật sư của anh, Veronica Koman, cho biết anh đã bị bắt vào tháng 1 với các tội danh bịa đặt, trước khi bị đánh đập và đưa vào phòng giam với một con rắn.

Một tháng sau, một đoạn phim về một người đàn ông Papuan khác bị chính quyền Indonesia thẩm vấn đã lan truyền trên mạng.

Sức khỏe của anh Lokon đã trở nên xấu đi sau khi bị giam giữ và ngày16 tháng 9, anh đã qua đời tại nhà.

Victor Yeimo từ Ủy ban Quốc gia Tây Papua cho biết việc sử dụng rắn làm phương pháp tra tấn không phải là hiếm trong các nhà tù ở Indonesia.

"Chúng tôi cảm thấy rất buồn sau cái chết của Sam. Không chỉ Sam, mà quá nhiều bạn bè của chúng tôi đã chết khi bị sự đối xử bất công và chịu đựng tra tấn. Ngay cả bản thân tôi, tôi đã ở trong tù ba lần và đã bị tra tấn."

Những người dân đòi độc lập ở West Papua từ lâu đã tuyên bố họ đã phải chịu đựng cái gọi là "một cuộc diệt chủng từ từ". Trong khi đó chính phủ Indonesia  bác bỏ các lời buộc tội là "không có căn cứ".

Veronica Koman, người đã phơi bày những gì đang xảy ra ở West Papua, hiện đang bị chính quyền Indonesia truy đuổi.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các biện pháp ngay lập tức để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và giải quyết các hành vi quấy rối và đe dọa với những người West Papua.

Luật sư nhân quyền Jen Robinson nói rằng việc truy tố bà Koman là  chống lại  quyền tự do ngôn luận.

"Bà ấy là một luật sư nhân quyền, người đã bảo vệ những người bất đồng chính kiến ở West Papua, người đã cùng tôi viết thư và khiếu nại với Liên Hợp Quốc về những gì đang xảy ra ở West Papua. Vì ghi chép lại tình trạng lạm dụng nhân quyền ở West Papua, bà ấy hiện đang bị truy tố ở Indonesia. Chính phủ Úc không nên phối hợp với Indonesia trong việc này. "

Cảnh sát Liên bang Úc đã chuyển tất cả các bình luận tới Indonesia, nơi trước đây cho biết họ sẽ đưa ra thông báo đỏ (Red Interpol) về yêu cầu dẫn độ, nếu bà Koman không tự quay đầu về nước.

Bà Robinson nói rằng  Úc sẽ sai lầm nếu hành động theo thông báo đỏ này.

"Điều mà Indonesia chưa tính đến là Indonesia đã lạm dụng hệ thống dẫn độ Interpol trước đây. Do đó hiện có một hệ thống bảo vệ mới cho phép chúng tôi thách thức các thông báo đỏ Interpol từ các chế độ áp bức như Indonesia, một chính phủ đang tìm cách bức hại những người bảo vệ nhân quyền và các luật sư như bà Veronica Koman- người đang chạy trốn ở nước ngoài. "

Sự gia tăng quân sự vẫn còn ở Tây Papua và chính phủ Indonesia đã nhiều lần từ chối một cuộc trưng cầu dân ý độc lập cho tỉnh này, nơi có mỏ vàng lớn nhất thế giới.

Tiến sĩ Siobahn McDonnell là giảng viên luật tại Đại học Quốc gia Úc.

Bà nói rằng việc khai thác vàng làm cho West Papua có giá trị vô cùng đối với Indonesia.

"Chính phủ Indonesia muốn lấy lợi nhuận phần lớn từ mỏ vàng  Freeport /Grasberg, nơi được ước tính có khối tài sản trị giá 190 tỷ đô la. Do đó, đây là nguồn thu nhập chính duy nhất cho nhà nước Indonesia."

Nhà lãnh đạo West Papua bị lưu đày, ông Benny Wenda đang kêu gọi các hoạt động khai thác trong khu vực phải bị dừng lại, trong một quan điểm chống lại các vi phạm nhân quyền.

"Các công ty đa quốc gia hoạt động ở Tây Papua như BP và Rio Tinto cần phải nhận ra tình hình nhân quyền và hiểu rằng họ đang khai thác vàng tại quốc gia đang diễn ra một cuộc diệt chủng." 


Share