Sức khỏe là Vàng (146) Việt kiều lưu ý ngộ độc thực phẩm trong mùa Tết Nguyên Đán

The science of food safety

The Food Safety Information Council have provided five key instructions for to help protect all Australians against food poisoning. Source: Moodboard/ AAPONE

Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình liệt kê những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa Tết, đặc biệt là các Việt kiều hồi hương trong dịp tết Nguyên đán đang gần kề.


Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Điểm danh một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc trong dịp Tết

Các loại rau xanh

Một số loại rau xanh như rau diếp, xà lách, cải bắp, cải bó xôi... dễ bị nhiễm bùn, nước bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch chúng đúng cách.

Trứng

Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn salmonella từ vỏ trứng.

Thịt

Thịt đỏ dễ bị nhiễm khuẩn salmonella và staph, nó sẽ gây bệnh nếu không được tiêu thụ đúng cách. Không bao giờ tiêu thụ thịt chưa nấu chín, nhất là thịt gà.

Khoai tây

Khoai tây tươi được nấu chín đúng cách sẽ không gây ra bệnh tật. Khoai tây được trồng dưới đất và cần được sơ chế sạch trước khi chế biến. Không ăn salad khoai tây vì chúng có thể gây nhiễm trùng chéo.

Pho mát

Pho mát nếu không bảo quản đúng cách có thể gây ngộ độc. Pho mát có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như salmonella hoặc listeria, có thể gây sẩy thai.

Cà chua

Cà chua nếu bảo quản trong một thời gian dài bên ngoài có thể bị hư hỏng và không thể pha

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua với nước sạch. Nấu chín kỹ trước khi ăn thay vì ăn sống.

Giá đỗ, rau mầm

Giá đỗ và các loại rau mầm là một trong số món ăn được những người yêu thích. Hạt mầm được coi là thức ăn lành mạnh, tuy nhiên do phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa yếu không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Măng

Măng là một món ăn hết sức quen thuộc với người dân nước ta, đặc biệt trong dịp tết. Tuy nhiên, trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều (khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng).

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share