Vụ thảm sát ở Port Arthur
Vào năm 1990, có khoảng 3,5 triệu khẩu súng tại Úc, hay nói cách khác, cứ mỗi bốn người Úc thì lại có một cây súng, theo Ủy ban Quốc gia về Bạo lực.
Tại một số khu vực vào thời điểm đó, trẻ vị thành niên thậm chí có thể lấy được giấy phép sử dụng súng; người dân không cần phải đăng ký một số loại súng; và các loại súng tự động và bán tự động có thể được sở hữu hợp pháp.
Thế nhưng luật sở hữu súng đã được cải tổ triệt để sau vụ thảm sát ở Port Arthur năm 1996, khi thủ phạm Martin Bryant giết chết 35 người và làm bị thương 23 người khác bằng hai khẩu súng trường quân sự.
Thủ tướng Úc lúc đó ông John Howard đã thúc đẩy một khung pháp lý quốc gia mới được gọi là Đạo luật Súng đạn Quốc gia (National Firearms Agreement).
Đạo luật này được thông qua bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của một số tiểu bang và chủ sở hữu súng.
Xuất hiện trước đám đông biểu tình tại Sale, ông Howard đã trở thành vị thủ tướng Úc đầu tiên mặc áo chống đạn trên chính lãnh thổ Úc.

John Howard wears a bulletproof vest in 1996. Source: Twitter
Đạo luật Súng đạn Quốc gia Úc
Đạo luật Súng đạn Quốc gia hiện quy định quyền sở hữu súng tại Úc.
Đạo luật này hạn chế quyền sở hữu tư nhân đối với các loại súng tự động và bán tự động, súng shotgun tự nạp và nạp đạn kiểu bơm, và một số loại súng ngắn nhất định.
Người xin giấy phép sở hữu súng cần phải có lý do chính đáng, chẳng hạn như là thành viên câu lạc bộ súng, săn bắn, sưu tầm, nông nghiệp hoặc liên quan tới một số nghề nghiệp khác.
Chủ sở hữu súng chỉ có thể có số lượng súng được chỉ định trong giấy phép của họ, và có giới hạn về đạn dược mà họ có thể mua trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời người xin giấy phép sở hữu súng tại Úc phải vượt qua vòng kiểm tra lý lịch, bao gồm lý lịch tư pháp, sức khỏe tâm thần, thể chất, nghiện ngập, bạo hành gia đình, cư trú và các hồ sơ khác.
Chủ sở hữu súng phải đăng ký và kiểm tra lại sau mỗi năm năm tùy thuộc vào loại giấy phép.
Những luật này ban đầu đi kèm với một chương trình mua lại súng quy mô lớn.
Kết quả là hiện nay cứ mỗi tám người Úc thì có một cây súng, và đã giảm hơn 50% số nạn nhân bị bắn kể từ năm 1996.
So sánh với New Zealand

A live stream of the attack showed a gunman entering the mosque and opening fire. Source: AAP
Trang mạng phân tích vũ khí , do chuyên gia Philip Alpers của Đại học Sydney điều hành, cho biết sự khác biệt giữa Úc và New Zealand là không thể rõ ràng hơn.
Trang này viết: “Nước Úc có chính sách kiểm soát súng chặt chẽ nhất Thái Bình Dương và một số quy định toàn diện nhất thế giới.
“New Zealand nằm ở phía ngược lại, với một số chính sách súng đạn thoáng nhất khu vực Thái Bình Dương. Trong số các quốc gia phát triển, nước này và Hoa Kỳ là hai quốc gia duy nhất không có đăng ký súng phổ thông.”
Cựu phó thủ tướng và lãnh đạo đảng Quốc gia Úc Tim Fischer nói: “Nếu quý vị tính 10 nạn nhân trở lên là một vụ thảm sát bằng súng, thì chúng ta có rất nhiều vụ trước năm 1996, và không có vụ nào khác kể từ đó. Nước Mỹ cứ mỗi tháng lại có vài vụ, từ năm này sang năm nọ ở thế kỷ 21.”
Đây là một vấn đề mà Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phải đối mặt sau vụ thảm sát ở thành phố Christchurch.